Trích ý kiến của ĐBQH Nguyễn Đình Lộc – Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ Năm 21:46 25-05-2006

... Vấn đề trợ giúp pháp lý ở đâ y chính là nghĩa vụ, trách nhiệm rất cao cả của Nhà n ước đố i với ng ười dân. Trước đâ y trong xã hội cũ, quan hệ giữa Nhà nước và người dân là người cai trị và người bị cai trị. Từ đó ra đời một ph ươ ng châm là ng ười dân sống trong một xã hội không được lấy lý do là không hiểu pháp luật, vi phạm pháp luật, làm trái pháp luật. Người dân lúc bấy giờ chỉ biết phục tùng và Nhà nước ban hành dẫu nhiều bao nhiêu đó là nhiệm vụ của anh phải hiểu biết cho được .
 
Ở Thế kỷ XVII, Thế kỳ XVIII, XIX, quan niệm về Nhà nước và dân là hơi khác, quyền lực của Nhà nước bắt nguồn từ dân, bộ máy Nhà nước là để phục vụ xã hội, quản lý xã hội. Vì vậy, trách nhiệm của Nhà nước không chỉ đòi hỏi ở công dân phải hiểu biết pháp luật, mà cũng phải có nghĩa vụ phải làm cho ng ười dân hiểu pháp luật để thi hành pháp luật. Từ đó, ra đời một khẩu hiệu tạo cơ sở pháp lý cho người dân được hưởng một sự trợ giúp pháp lý khi cần thiết.
Vì vậy trong tinh thần của luật này, chúng tôi rất đồng tình với chính sách trợ giúp pháp lý của chúng ta. Chúng ta xác đ ịnh đâ y là nhiệm vụ của Nhà n ước và Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện này. Phải xem rằng việc Nhà nước làm như thế này không phải là ban ơn, tuy là chúng ta dùng chữ "trợ giúp" nhưng đây chính là một trách nhiệm, một nghĩa vụ cao cả của Nhà nước đối với người dân.
 
Tôi xin đề nghị có lẽ chúng ta nên thay từ "trợ giúp pháp lý là nhiệm vụ của nhà nước" mà nên cho là trách nhiệm của Nhà nước, không nên nói là nhiệm vụ, nhiệm vụ nó cụ thể quá. Không chỉ là trách nhiệm, đồng thời còn là vai trò nòng cốt trong việc này. Đương nhiên Nhà nước không thể làm một mình, Nhà nước phải huy động sức mạnh của xã hội. Chúng tôi đồng ý với ý kiến vừa rồi có nhận xét là cũng không nên đánh đồng giữa Nhà nước và xã hội trong trường hợp này. Nhà nước là phải có ý thức tranh thủ sự tham gia của xã hội, nhưng không vì sự tham gia đó mà mình lẩn tránh trách nhiệm của mình đối với người dân. Đó là ý đầu tiên chúng tôi xin phát biểu.
 
Ý thứ hai, liên quan đến Điều 10. Điều 10 có hai phương án, chúng tôi đồng ý với phương án thứ hai. Trong điều kiện của xã hội Việt Nam chúng ta, chúng ta phải mở rộng diện những người được trợ giúp pháp lý. Ở các nước thuần túy chỉ là người nghèo, ở ta có thêm một số đối tượng. Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng trợ giúp pháp lý này không phải là bất kỳ một nhu cầu nào của người nghèo đến mà chúng ta cũng phục vụ, Điều 5 của Dự thảo luật đã hạn chế rất rõ, rằng vụ việc được trợ giúp pháp lý phải liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, trừ vụ việc thuộc lĩnh vực pháp luật về kinh doanh thương mại. Những việc làm ăn, kinh doanh là việc phải nhờ Luật sư. Nhưng người nghèo, người thuộc đối tượng chính sách thì được giúp đỡ những việc liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Xét về mặt này mà nói, cả những người thuộc chính sách, mặc dầu họ rất giàu hoặc giàu hơn nữa, thì trong cuộc sống vẫn có thể phát sinh những vấn đề liên quan trực tiếp đến những quyền lợi cá nhân của họ. Nhà nước đã dành sự ưu tiên của mình đối với những người đó trên nhiều phương diện, tại sao chúng ta lại hẹp hòi mà không dành sự ưu tiên trong cả lĩnh vực này. Cho nên, chúng tôi nghĩ rằng không phải vì họ giàu mà chúng ta không giúp đỡ, nhưng giúp đỡ có phạm vi. Chuyện làm ăn, kinh doanh đó là việc của các ông, nhưng việc liên quan trực tiếp, chẳng hạn người ta làm mất một Huân chương hoặc có đơn bị tố cáo rằng đó là Huân chương giả thì làm thế nào để làm sáng tỏ được, lúc bấy giờ bản thân người ta phải đi chứng minh. Trong trường hợp đó, người ta đến nhờ trung tâm trợ giúp này giúp cho người ta hiểu biết pháp luật, để vạch rõ tình hình này. Tôi nghĩ việc đó là chính đáng. Tại sao chúng ta lại hạn chế?
 
Thứ ba, chúng tôi nói luôn đến người trợ giúp pháp lý. Ở Điều 11, chúng ta đã quy định quyền và nhiệm vụ của người được trợ giúp pháp lý thì chúng tôi thấy rằng để bảo đảm sự bình đẳng trong việc hưởng trợ giúp pháp lý này đối với người dân bình thường mà không được trợ giúp pháp lý, trong trường hợp người ta nhờ luật sư, đó là gì, đó là quyền lựa chọn người trợ giúp pháp lý cho mình. Chúng ta thấy là trong quan hệ, trong hiểu biết, vấn đề không phải người trợ giúp pháp lý nào cũng giống nhau, cũng có những quan hệ như nhau đối với người được trợ giúp và vì vậy thường thường người ta chọn những người thích hợp, đương nhiên phải là những người trong trung tâm đó, chứ không phải bất kỳ người nào ở ngoài khác. Vì vậy, chúng tôi xin đề nghị phải chăng nhân dân nói chung khi mà cần đến sự tư vấn pháp luật của luật sư thì có quyền lựa chọn. Đó chính là một trong những quyền rất lớn của người dân. Đối với những người được trợ giúp pháp lý này phải chăng cũng dành cho họ quyền lựa chọn đó. Đó là một ý nữa mà chúng tôi chưa thấy ai phát biểu.

Tiếp đến là cấp tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý này. Điều 20 chúng tôi xin trở lại một số vấn đề để nói rõ ý kiến của mình. Vì việc này là việc của Nhà nước, cho nên tổ chức của Nhà nước phải cáng đáng việc này là chính, vì vậy chúng ta mới có Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước. Điều đó nó có tính chất nhất quán của trách nhiệm nói chung với công việc cụ thể này. Cho nên tôi nghĩ rằng, ở đây phải nhấn mạnh được lý do vì sao trợ giúp pháp lý tồn tại là một sự cần thiết.

Tuy nhiên, Nhà nước cũng phải huy động được sự tham gia của xã hội nữa, trong đó chúng tôi đồng ý với cái sửa mới của dự thảo Luật là ngoài Trung tâm trợ giúp pháp lý ra, thì còn huy động người tham gia thực hiện tổ chức pháp lý, đó là luật sư hành nghề theo quy định của pháp luật về luật sư, tư vấn viên làm việc trong các tổ chức pháp luật, cộng tác viên.v.v..Nhân đây chúng tôi cũng xin báo cáo luôn cái mà gọi là luật sư công mà vừa rồi có đồng chí đã phát biểu, thì chúng tôi xin nói lại một ý thôi chứ không đi vào toàn bộ vấn đề.
 
Chúng ta thường lấy lý do là luật sư là một nghề tự do, tự do hành nghề cho nên không được làm viên chức Nhà nước. Vô hình chung chúng ta nói như vậy tức là đã cấm họ rồi, hạn chế quyền tự do của họ rồi, gọi là tự do hành nghề cơ mà, tự do hành nghề thì hành nghề trong khuôn khổ của Nhà nước thì tại sao lại bị cấm. Hơn nữa, chúng ta không nên máy móc, hiểu là công chức Nhà nước tất cả đều là một loại, tuỳ vào nghề nghiệp đó, chuyên môn của ngành đó và yêu cầu của nghề đó nữa thì quy chế về công chức cũng có những vận dụng khác nhau, chứ không nhất loạt như nhau.

Chính đấy là cơ chế rất mới đối với chúng ta, vì vậy chúng ta phải tìm ra đặc thù của nó để chúng ta vận dụng nó, nhưng không phải một cách máy móc giống như những người khác. Tôi xin lặp lại ý rằng nói luật sư công là nhân dịp chúng ta ban hành luật này, nhưng luật sư công không phải để trợ giúp pháp lý, luật sư công để phục vụ nhu cầu pháp lý của Nhà nước và của các cơ sở kinh doanh của Nhà nước. Việc này rất chính đáng.

Các văn bản liên quan