Trích ý kiến của ĐBQH Mai Anh – Tỉnh Khánh Hoà

Thứ Tư 22:47 24-05-2006

 

... Ý kiến thứ nhất, liên quan đến vấn đề thiết lập trang thông tin điện tử quy định ở Điều 23, chúng ta đã biết rằng cho đến ngày hôm nay thì mỗi tổ chức, cá nhân sau khi đăng ký tên miền tức là địa chỉ INTERNET thì phải xin phép Bộ Văn hoá để thiết lập trang tin điện tử hay WEBSIDE.

 

Trong quá trình xây dựng luật, luật của chúng ta đã thể hiện sự thông thoáng là không phải xin phép nữa mà ở bản cuối cùng chỉ phải đăng ký thôi. Nhưng đến bản Tháng 2 năm 2006 khi trình ra Hội nghị Chuyên trách thì cũng đã bỏ vấn đề đăng ký. Khi đã bỏ vấn đề đăng ký thì lại thể hiện trong Khoản 2 của Điều 23 là tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam có đuôi vn khi thiết lập trang thông tin điện tử không cần thông báo với bộ Bưu chính viễn thông. Nếu chúng ta thể hiện như thế này thì từ trước đến giờ các tổ chức, cá nhân khi thiết lập trang WEB cũng không bao giờ phải thông báo với Bộ Bưu chính viễn thông cả và nếu chúng ta thể hiện thế thì có thể hiểu rằng không thông báo với Bộ Bưu chính viễn thông nhưng có thể lại vẫn phải xin phép, đăng ký hoặc thông báo với Bộ khác như Bộ Văn hoá chẳng hạn.

 

Chúng tôi đề nghị rằng nếu chúng ta đã khẳng định không cần phải đăng ký thì Khoản 1 và Khoản 2 nên gộp lại và thiết kế lại với tinh thần như sau: tức là "các tổ chức, cá nhân đã đăng ký tên miền quốc gia có đuôi vn theo quy định tại Điều 68 của luật này có quyền thiết lập trang thông tin điện tử và chịu trách nhiệm về nội dung hoạt động của trang thông tin điện tử của mình" thế là đủ. Bởi vì mỗi một tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về nội dung là chính, chúng ta quản lý nội dung là cái quan trọng.

 

Tương tự với ý tưởng như thế, Khoản 3 và Khoản 4 thì tôi nghĩ là chúng ta nên cân nhắc xem có khả thi hay không, vì đối với tổ chức cá nhân mà lại không đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam tức là sử dụng tên miền ở trên thế giới là tất cả các nước ở trên thế giới, rồi người nước ngoài tại Việt Nam, rồi kể cả một số người Việt Nam đang dùng tên miền, tức là địa chỉ Internet trên thế giới. Nếu chúng ta lại yêu cầu họ phải thông báo, mà lại thông báo cho Bộ Bưu chính viên thông về một số thông tin như ngày cấp chứng minh thư, địa chỉ thì tôi sợ rằng không khả thi và cũng không giải quyết gì về vấn đề quản lý cả. Tôi nghĩ rằng nên chăng Khoản 3 và Khoản 4 ở trong này thì nên bỏ vì không thể khả thi được. Vì chúng ta tập trung quản lý nội dung thông tin và tổ chức, cá nhân khi có trang Web, thiết lập trang Web phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin là chính, chứ không phải thông báo cho chúng ta một số thông tin về cái địa chỉ ấy thì cũng không giải quyết cái gì trong vấn đề quản lý.

 

Ý kiến thứ hai của chúng tôi liên quan đến Điều 25 là điều kiện để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. Chúng ta đã biết rằng, trong quá trình phát triển công nghệ thông tin thì tuỳ theo nhu cầu của từng cơ quan mà mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của mỗi một cơ quan Nhà nước khác nhau. Có cơ quan thì mua một số máy để phục vụ công tác văn phòng, đấy cũng là một loại ứng dụng công nghệ thông tin, có những cơ quan có nhu cầu chia sẻ thông tin thì lại thiết lập mạng, có những cơ quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì có những dự án cực kỳ lớn. Thành ra việc ứng dụng công nghệ thông tin rất lệ thuộc vào nhu cầu cụ thể của mỗi một cơ quan. Nếu chúng ta quy định cứng điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin ở Điều 25, ví dụ như Khoản 1 là phải có cơ sở hạ tầng thông tin, mà cơ sở hạ tầng thông tin thì được quy định trong Điều 4 về giải thích từ ngữ gồm có mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu. Hoặc Điểm c là phải có kinh phí chẳng hạn, nếu chúng ta quy định cứng một số điều kiện thì tự nhiên hoá ra là chúng ta lại hạn chế gây ách tắc cái ứng dụng công nghệ thông tin. Tại vì luật đã quy định rồi, anh không đủ những quy định tại Khoản 1, Điều 25 mà anh vẫn ứng dụng thì anh lại sai Luật. Thành ra tôi kiến nghị về cái mặt điều kiện đặt ra thì vẫn phải có, nhưng mà điêù kiện đặt ra nên theo cái hướng như thế này. Xin báo cáo với Quốc hội là nên đặt ra theo cái hướng, tức là cơ quan Nhà nước nếu muốn ứng dụng công nghệ thông tin, điều kiện đầu tiên là phải có nhu cầu. Hiện nay, hiện nay là cơ quan bộ ngành và địa phương là ứng dụng công nghệ thông tin đây đó là theo phong trào. Có một cái dự án quốc gia, nơi nào có cũng có kinh phí cả thì theo phong trào, không có nhu cầu cũng thiết lập mạng, thiết lập mạng xong không có nhu cầu chia sẻ thông tin cũng thiết lập mạng, cho nên là không có thông tin chạy trên mạng, không có thông tin nhưng mà vì có kinh phí cũng theo phong trào cũng lập cơ sở dữ liệu, thậm chí trung tâm tích hợp dữ liệu nữa thì đã gây ra lãng phí. Tôi nghĩ điều kiện đầu tiên là phải có nhu cầu, còn làm sao có nhu cầu thì cảm thấy quá trình nâng cao nhận thức.

 

Thứ hai, về cải cách hành chính phải đi trước một bước, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước thì công nghệ thông tin chỉ là phương tiện kỹ thuật, nó chưa là gì cả, quan trọng nhất là quy trình, quy chế công tác. Chúng ta hay nói cải cách hành chính phải đi trước một bước, không có cải cách hành chính tôi không tin bất cứ một nơi nào, nói ứng dụng công nghệ thông tin tốt mà nhìn vào cải cách hành chính lại không hề có cải cách hành chính, thì tôi nghĩ điều kiện thứ hai nên thiết kế theo hướng phải có cải cách hành chính. Thực ra trong luật này của chúng ta ở Điều 24, Khoản 2 hay Điều 25, Khoản 2 cũng nói lên vấn đề đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, thì tôi đề nghị nên thiết kế theo h ướng đấy .

 

Ý kiến thứ ba, liên quan đến Điều 26 và Điều 27 là nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của c ơ quan Nhà nước .

Điều 27 là hoạt động của cơ quan Nhà n ước trên môi trường mạng. Hai điều này nêu ra cũng được, nhưng nếu chúng ta đọc nó trùng lẫn với nhau, có những vấn đề nêu ra thì đúng , có những vẫn đề nêu ra lại không cần thiết. Ví dụ Khoản 3, Đ iều 26 nêu ra "xây dựng các biểu mẫu phục vụ việc trao đổ i cung cấp thông tin và lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân" cũng có ý kiến của đại biểu đóng góp rồi nhỡ không có thế thì sao. Hay trong Đ iều 27, Khoản 1, Đ iểm d lại "thanh toán các khoản phí, tiền phí". Vậy nếu chúng ta thiết kế theo hướng này đô i khi lại thiếu, đô i khi lại thừa và đô i khi lại không hợp lý. Vậy chúng tôi kiến nghị theo mảng chức n ăng lớn, nó có 3 mảng chức n ă ng trên thế giới có hay nói đến trong hoạt đ ộng của c ơ quan Nhà nước là chức nă ng đầu tiên cung cấp thông tin, cung cấp thông tin về chức n ă ng nhiệm vụ của tổ chức mình, về văn bản quy phạm pháp luật của mình, về quy trình công tác liên quan đến dân. Thứ hai là cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thứ ba là chia sẻ thông tin trong nội bộ và giữa các c ơ quan Nhà n ước. Ba mảng đó chúng ta đ i theo 3 h ướng đấy nó sẽ rõ ràng hơn.

 

Tương tự như vậy nó cũng liên quan đến Điều 28 thông tin về trang thông tin điện tử cơ quan Nhà nước , Khoản 2 quy định về "nội dung trang thông tin c ơ quan Nhà n ước phải bao gồm tối thiểu sau đây" với "bao gồm tối thiểu sau đây" tức là chúng ta lại thiết kế, bao gồm thiết kế theo h ướng nội dung, này thì lại có vấn đề không khả thi. Ví dụ như Đ iểm a là "tổ chức phải công báo những thông tin về tổ chức, chức n ă ng, nhiệm vụ của cơ quan đó và từng đơ n vị trực thuộc" thì tôi tin rằng có nhiều cơ quan Nhà nước chúng ta sẽ không công bố cái này được. Hay là ở trong Điểm d phải công bố danh mục địa chỉ thư điện tử, chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán bộ công chức có thẩm quyền thì tôi nghĩ số Telphone của nhiều cán bộ lãnh đạo trong các Vụ của một số Bộ cũng là bí mật, không thể làm thế này được.

Tôi kiến nghị nội dung của trang thông tin của cơ quan Nhà nước cũng nên thiết kế theo 3 chức năng như tôi vừa nói là cung cấp thông tin, chia xẻ thông tin và dịch vụ công.

Ý kiến thứ năm liên quan đến vai trò quản lý Nhà nước của Bộ Bưu chính viễn thông, có một ý kiến các vị đại biểu nói rồi, tôi xin tập trung vào hai vấn đề:

Vấn đề thứ nhất liên quan đến Điều 42 chứng chỉ đào tạo nhân lực công nghệ thông tin. Tại Khoản 1 nói rằng: "Bộ Bưu chính viễn thông chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục đào tạo tổ chức đánh giá và công nhận chứng chỉ đào tạo công nghệ thông tin của tổ chức nước ngoài cho hệ thống đào tạo của Việt Nam" Tôi sợ cái này không hợp lý, vì chúng ta ở cấp đào tạo hàn lâm tức là từ cao đẳng, đại học trở lên dứt khoát là Bộ Giáo dục đào tạo là cơ quan chủ trì, còn họ cấp chứng chỉ, quyết định các chứng chỉ của các tổ chức nước ngoài có phù hợp với họ hay không. Đến dạy nghề, hiện nay các tổ chức nước ngoài đang tổ chức dạy nghề tại Việt Nam, chúng ta không thể quyết được vấn đề như Microsoft tổ chức dạy nghề và cấp chứng chỉ của họ thì chúng ta cũng không quy định về vấn đề thi sát hạch của họ được. Tôi nghĩ trong Điều 42 này cũng nên có thiết kế lại.

 

Nội dung thứ hai, rất nhiều cử tri và cán bộ làm công nghệ thông tin ở nhiều Bộ có gửi gắm tôi là Điều 63 về đầu tư cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin có Khoản 2: hàng năm Bộ Bưu chính viễn thông chịu trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí cho sự nghiệp ứng dụng phát triển công nghệ thông tin quy định tại Khoản 1 để trình Quốc hội. Ý tứ này chúng tôi đã có ý kiến nhiều lần và rất nhiều các cử tri có ý kiến là hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin ở các Bộ ngành nhiều mức độ khác nhau, như tôi nói chỉ mua một vài máy tính thôi, nhưng có những Bộ ngành có những dự án lớn. Tất cả các việc từ mua một vài cái máy tính, mua một phần mềm đơn giản đều phải tổng hợp kinh phí qua Bộ Bưu chính viễn thông. Như vậy sau này rất có thể dẫn đến việc văn bản dưới luật không chỉ có tổng hợp nữa mà có thể lại là cân đối điều chỉnh thì cũng lại gây ách tắc trong ứng dụng công nghệ thông tin.

 

Tôi đề nghị Bộ Bưu chính viễn thông chỉ đưa ra các chỉ tiêu hướng dẫn cho các dự án công nghệ thông tin ở cấp quốc gia còn các Bộ ngành thì chúng ta nên đưa vào có một mục chi nữa trong chi thường xuyên ngoài sự nghiệp hành chính, thì có chi về công nghệ thông tin và các Bộ ngành tùy theo nhu cầu của mình quyết định trình kinh phí của Bộ ngành địa phương thông qua Bộ Tài chính để trình trước Quốc hội phân bổ tài chính chứ không nên qua một Bộ khác nữa.

Các văn bản liên quan