Trích ý kiên của ĐBQH Hoàng Văn Nghiên – Thành phố Hà Nội

Thứ Tư 22:54 24-05-2006

Thứ nhất , v ề Điều 4 tôi thấy trong giải thích từ ngữ ở Khoản 8 "công nghiệp công nghệ thông tin" thì ở đây có nêu 3 ngành công nghiệp: 1. Công nghiệp phần cứng ; 2. Công nghiệp phần mềm ; 3. Công nghiệp nội dung. Công nghiệp phần cứng và phần mềm thì có được định nghĩa ở đây, nhưng còn công nghiệp nội dung thì không định nghĩa ở đây. Tuy rằng, đến Điều 46 chúng ta lại có phần nhắc lại, nhưng nhắc lại đó nó không trùng hợp với những định nghĩa ban đầu, chúng tôi đề nghị Ban Soạn thảo nên nghiên cứu lại cho thống nhất. Từ chỗ thống nhất ban đầu này nó mới chi phối đến tất cả các nội dung phía sau. Đó là điều thứ nhất chúng ta đưa ra, cũng như ba đứa con nhưng chúng ta chỉ đặt cho 2 đứa thôi, một đứa để trống thì không được.

 

Thứ hai, Khoản 9 và Khoản 10 tôi thấy nó trùng nhau, bởi vì phần cứng và thiết bị ở Khoản 10 thì thực ra nó nằm ở Khoản 9 và trên thực tế Điều 46 các đồng chí đã chuyển nó vào như phần cứng, thành ra 2 điều mâu thuẫn nhau. Như vậy thì rất không nên, tôi thấy phần cứng nếu đặt nó như ở Điều 46 thì được nhưng phần định nghĩa chúng ta lại không định nghĩa.

 

Vấn đề thứ hai, tôi muốn nêu lên để trong luật này, công nghiệp công nghệ thông tin như trên đã nói có 3 phần rất quan trọng, phần cứng, phần mềm và phần nội dung. Hầu hết chúng ta chỉ bàn đến phần mềm và một phần của phần nội dung và ứng dụng, còn lại phần cứng chúng tôi cho là nếu không có phần cứng thì không có phần mềm. Việc đầu tư công nghệ phần cứng rất đắt, rất tốn kém mà thu hồi rất chậm, nếu không có phần cứng cũng không có tiền đề làm phần mềm, nếu các phần linh kiện không đưa ra được thế hệ hai, thế hệ hai rưỡi, thế hệ ba thì chúng ta cũng không thể tạo ra được những lớp thông tin tương ứng, thành ra hai cái phần cứng và phần mềm nó cũng có sự phát triển tương hỗ nhau, chúng ta lại rất chú ý.

 

Có thể nhận thấy đầu tư cho phần cứng thì kể cả phòng thí nghiệm và phần nghiên cứu rất lâu mới ra được sản phẩm. Còn phầm mềm rất rộng rãi và rất là quý, bây giờ có thể nói nó đã đi đến phổ cập và như chúng ta nói ở Điều 47. Thực ra mục tiêu ở Điều 47 rất rõ, tức là để ngành công nghiệp công nghệ thông tin trở thành một ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu ấy rất là lớn, nếu chúng ta không đả động gì đến phần cứng thì làm thế nào để có điều kiện phát triển phần mềm, mặc dù chúng ta có máy tính trên tay. Như anh Đào ngồi trước tôi đây cũng có thể ngồi và tạo ra được sản phẩm, đấy là phần trí tuệ rất đáng trân trọng, rất khuyến khích, và điều khuyến khích đấy là đúng và cần thiết. Nhưng không đả động gì đến phần cứng thì đấy là điều theo tôi thấy là thiếu sót và khiếm khuyết, nhất định không thể đạt được mục tiêu là ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế quốc dân được. Ngược lại phải thấy rằng chúng ta không làm điều đấy, nhưng khi đặt ưu đãi ở Điều 48 thì ưu đãi phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung. Có 3 phần mà loại hẳn phần cứng ra, chỉ ưu tiên phần mềm và công nghiệp nội dung. Vậy phần cứng thà rằng không có ưu tiên nữa thì thôi, cả 3 phần nói hay là ưu đãi chung cũng còn được, nhưng ở đây lại loại hẳn phần cứng ra, thế thì ai làm, ai lo, ai đầu tư? Chẳng nhẽ chúng ta cứ cầm bút viết song đi mua máy bên ngoài về, hoặc đi nhập linh kiện về chúng ta lắp ráp ra, chắc không phải như thế.

 

Chúng tôi đề nghị rằng phần nó liên quan, chúng tôi nói như thế để nói đến Điều 48 là ưu đãi phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đáng ra phải rất đặc biệt quan tâm đến phần cứng các phòng thí nghiệm cũng phục vụ cho nó, vì đầu tư rất lâu mới ra được và khi nó đã ra được nó tạo điều kiện cho các phần ứng dụng nó phát triển rất nhanh. Bản thân những người làm phần cứng nhiều khi cũng không hiểu hết trong những nội dung đó nó sẽ phát triển đến như thế nào, mà chỉ có thể thông qua ở phần mềm thì mới hiểu được. Nên chúng tôi muốn đề nghị trong phần ưu đãi ở Điều 48 phải đặt cái phần nội dung ưu đãi đấy, thì mới lôi kéo, khuyến khích, thu hút được các nhà đầu tư. Nếu đưa Luật này ra, người ta hỏi chúng tôi đầu tư cái này và các ông định ưu đãi cho chúng tôi chỗ nào? và luật chúng ta lại cắt nó đi, thì rõ ràng là nó khập khiễng. Cho nên chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo nhất thiết phải có phần ưu đãi về cái phần đấy.

 

Ý kiến thứ ba, chúng tôi muốn nói là trong rất nhiều phần đều nói đến chính sách ưu tiên và Chính phủ sẽ có ban hành. Nói như thế rất là chung và chúng ta cũng không biết đến bao giờ, cho nên nếu những phần nào làm được ở trong luật, đưa vào luật sớm thì chúng tôi nghĩ đấy là những phần rất khuyến khích cho những người làm, cho cộng đồng xã hội sử dụng, và chúng ta với có điều kiện để phát triển. Trong này có rất nhiều điều ở cuối đều có gài một câu là sẽ được ưu tiên và Chính phủ sẽ quy định. Chúng tôi được biết quy định đấy hay những người làm đấy người ta chờ đợi cái gì ở phần ưu tiên

Các văn bản liên quan