Ý kiến PGS. TS. Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam – Nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm góp ý về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Thứ Năm 16:23 07-04-2011

I. PHẦN I: GÓP Ý CHUNG:

1. Nghị định cần cụ thế hóa các nội dung của Luật ATTP, cần tránh:

- Thêm, bớt nội dung không có trong Luật (Ví dụ Điều 3 của dự thảo Nghị định).

- Đưa ra các nội dung đối kháng với các Luật khác, đặc biệt Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. (Ví dụ từ điều 5 đến điều 9/mục 2 của dự thảo Nghị định). Vấn đề này nên bám vào Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (Luật số 68/2006/QH11), Nghị định số 127/2007/NĐ-CP, Thông tư 21/2007/TT-BKHCN, Thông tư 23/2007/TT-BKHCN, Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN, tránh viết ngược lại hoặc rườm rà thêm, phức tạp thêm.

- Nên bám vào Pháp lệnh VSATTP (Pháp lệnh số 12/2003/PL-UBTVQH11 và Nghị định 163/2004/NĐ-CP để kế thừa những tinh hoa của các văn bản trước và phải đảm bảo có luật ATTP sẽ rõ ràng, cụ thể, phù hợp hơn. Còn nếu ra luật lại kém hơn thì không nên ra!

2. Các hướng dẫn trong nghị định cần phù hợp với các quy định Quốc tế, đặc biệt các Hiệp định SPS, TBT và các quy định chung cua FAO, WHO, CAC, tránh viết theo “ ý mình, ‎ý tôi”, khác với các quy định chung (Ví dụ: điều 9, điều 10, điều 16, điều 17, điều 19 ... của dự thảo Nghị định).

 

Ghi chú: Trong Luật ATTP viết đã không chuẩn mà trong NĐ lại không chuẩn thì quả là nguy cơ cao ! Ví dụ trong Luật đưa 28 định nghĩa, thì có 22 định nghĩa chưa phù hợp kiến thức chung về ATTP, có rất nhiều điều ngược hẳn, ví dụ điều 49, điều 50, điều 52, điều 53, điều 61, điều 62 ... )

 

PHẦN II: GÓP Ý PHÂN CÔNG QUẢN LÝ ATTP

I. Nguyên tắc chung của quốc tế:

1. Thực phẩm là gì?

Đồ ăn, thức uống.

2. Trong chuỗi cung cấp thực phẩm, từ giai đoạn nào được gọi là thực phẩm?

    Theo chiến lược toàn cầu của WHO về ATTP (2000) chia chuỗi thực phẩm thành 6 giai đoạn sau:

 

(1) Đầu vào của Nông nghiệp:

- Phân bón

- Chăn nuôi

- Thức ăn gia súc

- Thuốc thú y

- Giống

(2) Sản xuất ban đầu (nuôi - trồng):

- Trồng trọt

- Chăn nuôi

- Nuôi trồng thủy sản

- Đánh bắt

(3) Chế biến ban đầu (sơ chế):

- Thu hoạch

- Vắt sữa

- Lò mổ

- Nhà máy xay xát

(4) Chế biến tiếp theo (chế biến):

- Đóng hộp, đóng gói

- Đông lạnh

- Phơi sấy khô

- Sản xuất rượu

- Chế biến thành sản phẩm thực phẩm

(5) Phân phối:

- Bán buôn

- Bán lẻ

- Xuất khẩu

- Nhập khẩu

(6) Tiêu dùng:

- Ăn + uống

- Bếp ăn gia đình

- Ăn uống công cộng

- Bếp ăn tập thể

* Như vậy: có thể chia chuỗi cung cấp thực phẩm ra 3 giai đoạn:

- Giai đoạn sản xuất: (1) + (2) + (3)

- Giai đoạn chế biến: (4)

- Giai đoạn tiêu dùng: (5) + (6)

* Chính xác hơn, chia ra 2 giai đoạn chính:

- Giai đoạn: (1) + (2) + (3) gọi là giai đoạn chưa thành thực phẩm.

- Giai đoạn tiếp theo: gọi là giai đoạn thành thực phẩm. Chỉ ở giai đoạn này con người mới ăn, uống được các sản phẩm thực phẩm.

* Theo nguyên tắc phân công quản lý: phải đảm bảo 2 nguyên tắc cơ bản:

- Chưa thành thực phẩm: Bộ sản xuất quản l‎ý

- Thành thực phẩm: Bộ quản lý an toàn thực phẩm quản lý

3. Bộ (cơ quan) quản lý an toàn thực phẩm: phải đáp ứng được các nguyên tắc chung sau đây: (có 7 nhiệm vụ cơ bản sau):

1) Quản lý (kiểm soát) được tất cả các loại thực phẩm (đồ ăn, thức uống) cho nhân dân.

2) Đánh giá được:

Của sản phẩm thực phẩm

- Tính chất lượng

- Tính an toàn

- Tính hiệu quả

Cụ thể là:

* Tính chất lượng:

+ Thành phần nguyên liệu

+ Hàm lượng

+ Độ tinh khiết

+ Tính ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng.

* Tính an toàn:

+ Độc cấp tính

+ Độc mãn tính

+ Nguy cơ hình thành khối u

+ Nguy cơ đột biến gen

+ Nguy cơ quái thai

+ Nguy cơ dị ứng

* Tính hiệu quả:

+ Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng theo khẩu phần

+ Tác động vào cấu trúc, chức năng của tế bào

+ Tác động ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ gây bệnh

+ Tác động chức năng sinh lý cơ thể.

3) Đánh giá được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm:

- Đường

- Đạm

- Mỡ

- Vitamin

- Nguyên tố vi lượng

- Nước.

4) Đánh giá được nguy cơ cấp tính (trước mắt) và độc mãn tính (lâu dài)

- Ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính

- Các bệnh nhiễm trùng thực phẩm

- Các bệnh truyền qua thực phẩm (khoảng 400 bệnh).

5) Đánh giá tác động của thực phẩm tới chu kỳ cuộc đời:

- Thực phẩm với thai nhi

- Thực phẩm với trẻ em

- Thực phẩm với thanh niên

- Thực phẩm với trung niên

- Thực phẩm với người già

- Thực phẩm với phụ nữ có thai.

6) Đánh giá tác động của thực phẩm tới phát triển giống nòi (thể lực, trí tuệ)

Thực tế:

- Theo quy luật chung: cứ sau 10 năm, con người cao thêm 1cm và nặng thêm 1kg

62 năm

37 năm

- Ở nước ta:     + Năm 1938: 160,0 cm

                         + Năm 1975: 160,0 cm

                        + Năm 2000: 162,3 cm

7) Đánh giá tác động sinh học của thực phẩm tới sức khỏe:

- Thực phẩm và quá trình lão hóa

- Thực phẩm và sức khỏe sung mãn

- Thực phẩm và sức đề kháng cơ thể

- Thực phẩm và sắc đẹp con người

- Thực phẩm và nguy cơ bệnh tật

 

Ví dụ: Đánh giá nguy cơ gây ung thư của các thực phẩm:

·        Rau quả ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật

·        Thịt, cá nhiễm thuốc thú y, kim loại nặng

·        Thực phẩm chiên, nướng

·        Thực phẩm ướp muối

·        Thịt đỏ

·        Độc tố nấm mốc

Hoặc tác động tới sức khỏe của:

·        Các gốc tự do

·        Sữa bò

·        Dầu thực vật và mỡ động vật

·        Các vi chất dinh dưỡng

Thực hiện được 7 nội dung ở mục 3 này, đó chính là nhiệm vụ của cơ quan (Bộ) quản lý sức khỏe ở mỗi quốc gia.

 

II. Phân công quản lý theo Luật an toàn thực phẩm:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: (Điều 63 Luật ATTP): quản lý toàn bộ

(1) Ngũ cốc

(2) Thịt và sản phẩm thịt

(3) Thủy sản và sản phẩm thủy sản

(4) Rau, củ, quả và sản phẩm rau củ quả

(5) Trứng và sản phẩm từ trứng

(6) Sữa tươi nguyên liệu

(7) Mật ong và các sản phẩm từ mật ong

(8) Thực phẩm biến đổi gen

(9) Muối

Các thực phẩm này, Bộ NN&PTNT chỉ quản lý: quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh.

2. Bộ Công Thương (Điều 64-Luật ATTP)

Quản lý ATTP trong suốt quá trình: sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với:

          1) Các loại rượu, bia

          2) Nước giải khát

          3) Sữa chế biến

          4) Dầu thực vật

          5) Sản phẩm chế biến bột và tinh bột

Như vậy: Hai bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương không quản lý quá trình tiêu dùng thực phẩm. (vì không phải là Bộ thực hiện quản lý sức khỏe).

3. Bộ Y tế (Điều 61 và Điều 62 Luật ATTP)

1) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ATTP.

Điều này có nghĩa là:

          - Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý tất cả các thực phẩm (đồ ăn, thức uống) - tức là các sản phẩm khi được tiêu dùng (được ăn, uống vào cơ thể) đều phải được Bộ Y tế chứng nhận ATTP (tức là xác nhận công bố hợp quy).

          Điều này phù hợp với:

(1)      Điều 28, điều 29 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (luật số 05/2007/QH11).

(2)      Điều 27, điều 28, điều 41, điều 47, điều 48 của Luật Tiêu chuẩn và Quy cách kỹ thuật (Luật số 68/2006/QH11).

(3)      Kế thừa được điều 43 của Pháp lệnh VSATTP (Pháp lệnh số 12/2003/PL-UBTVQH11).

(4)      Phù hợp với NĐ số 79/2008/NĐ-CP.

(5)      Đáp ứng được 7 nhiệm vụ của cơ quan quản l‎ý ATTP như đã nêu ở mục 3/mục I/ phần II đã nêu ở trên.

          Từ yêu cầu trên của Luật, Nghị định hướng dẫn cần làm rõ:

          - Hồ sơ

          - Thủ tục

          - Cơ quan xác nhận công bố hợp quy: Theo tôi, để kế thừa Pháp lệnh VSATTP và phù hợp với hội nhập quốc tế: chia 2 cấp:

          + Cục ATVSTP: chứng nhận (xác nhận hợp quy)

·        Thực phẩm nhập khẩu, (xuất khẩu).

·        Thực phẩm biến đổi gen.

·        Thực phẩm chiếu xạ.

·        Thực phẩm chức năng.

·        Nước uống đóng chai, nước khoáng.

·        Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến.

·        Thực phẩm cho trẻ em, người già, bệnh tật.

          + Các Chi cục ATVSTP: chứng nhận (xác nhận hợp quy) thực phẩm thông thường ở địa phương.

2) Các trách nhiệm khác của Bộ Y tế được nêu trong Luật ATTP là:

          - Xây dựng, trình ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia về ATTP. Điều này bao gồm cả việc điều hành chương trình Mục tiêu Quốc gia về ATTP.

          - Ban hành quy chuẩn quốc gia về ATTP.

(Ghi chú: Quy chuẩn kỹ thuật là mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý - chứ không chỉ như trong Luật ghi chỉ có chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn).

          - Quy định về điều kiện chung về ATTP

          - Chủ trì công tác giáo dục, truyền thông (IEC) về ATTP

          - Kiểm tra, thanh tra đột xuất thuộc các Bộ khác quản lý (Điều này cần xem xét lại).

          - Thực hiện tổng hợp báo cáo, thống kê ATTP.

          - Quản lý toàn bộ:

                    (1) Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến

                    (2) Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên

                    (3) Thực phẩm chức năng.

4. UBND các cấp : quản lý ATTP trên địa bàn có nghĩa là:

          + Chứng nhận thực phẩm thông thường (Chi cục ATVSTP)

          + Thực hiện tất cả các nhiệm vụ các Bộ ở địa phương

          + Quản lý: - ATTP thức ăn đường phố.

                             - Chợ

                             - ATTP trong lễ hội

                             - ATTP khu du lịch.

 

III - Ý kiến khác:

Cần thể hiện trong Nghị định nhiệm vụ của Bộ Y tế về:

1. Kiểm soát NĐTP và FBDs.

2. Chủ trì chương trình phân tích nguy cơ ATTP (cần viết theo hướng dẫn của FAO/WHO - tránh viết không chính xác như trong Luật ATTP (Điều 49, Điều 50). Trong đó có đánh giá tác động của thực phẩm tới sức khỏe, phát triển nòi giống.

3. Quản lý toàn bộ công tác kiểm nghiệm ATTP (xây dựng tiêu chuẩn GLP, nhiệm vụ trọng tài, đánh giá năng lực đủ điều kiện kiểm nghiệm ATTP).

4. Việc chứng nhận đủ điều kiện VSATTP (điều kiện VSATTP là các yêu cầu cần phải có về cơ sở - trang thiết bị - con người để sản xuất ra sản phẩm thực phẩm an toàn) chỉ là điều kiện để sản xuất ra thực phẩm an toàn chứ chưa đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng - an toàn. Nên tuân theo quy định chung là:

          - Cơ sở sản xuất, kinh doanh: phải chứng nhận đủ điều kiện VSATTP
          - Sản phẩm: chứng nhận hợp quy .

          Bởi vậy mục 2 Điều 3 trong dự thảo Nghị định là không đảm bảo an toàn  của sản phẩm, cần xem xét, chỉnh lý lại.

5. Việc đăng ký sản phẩm là đã quá lỗi thời đối với cơ chế quản lý ATTP hiện nay. Nội dung Điều 3 mục 3 trong dự thảo Nghị định là trái với Luật Quy chuẩn, tiêu chuẩn và Luật ATTP và các quy định chung của quốc tế.

Nên:

          + Đối với thực phẩm SX trong nước, điều kiện để thực phẩm được lưu hành là:

(1) Cơ sở SX, KD: chứng nhận đủ điều kiện VSATTP.

          (2) Tất cả sản phẩm thực phẩm đều phải thực hiện công bố hợp quy.

                    + Thực phẩm nhập khẩu: chỉ cần công bố hợp quy.

          Ban biên soạn cần nghiên cứu, viết lại các điều cho đúng văn phong pháp luật và phù hợp với quốc tế, các luật khác và thực tế nước nhà.

Các văn bản liên quan