Ý kiến góp ý của Ông Quốc Minh về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật an toàn thực phẩm

Thứ Sáu 00:32 15-04-2011

Đứng trên góc độ là một công dân, theo ý kiến của tôi, tôi thấy Nhà nước không nên cho phép nhập khẩu hay cho phép sản xuất trong nước các thực phẩm có thành phần từ sinh vật biến đổi gen mặc dù trên thực tế trong Nghị định có quy định rõ về việc “Ghi nhãn đối với hàng hóa chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm” tại Điều 11. Trên thực tế, tôi thấy đa số nhận thức của người dân còn chưa cao, tôi thấy có nhiều người họ cũng không lường hết tác hại của những gì họ đang làm và những người khác thì họ vẫn không sợ, họ vẫn cứ ăn. Tôi xin lấy một ví dụ: Có một thời kỳ, báo cũng có đăng tin về tác hại của chất fóc-môn có trong sợi phở nhưng tôi thấy có nhiều người vẫn cứ ăn phở bình thường, họ không biết sợ! Số lao động trí óc còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dân số, không phải ai cũng có trình độ đại học trở lên và ngay cả những người có trình độ đôi khi họ cũng khó có thể kiểm sóat được chính mình khi sử dụng các hàng hóa này với lượng bao nhiêu thì cơ thể sẽ không còn cho phép. Hơn nữa, quan sát từ thực tiển nước ta hiện nay, đa số người dân lao động bình thường thường không xem thành phần của sản phẩm trên bao bì và chỉ nhìn thoáng qua bao bì, thường chỉ có những người trí thức thì hay đọc, xem trên bao bì. Như vậy, việc cho phép tiêu thụ sản phẩm này trên thị trường (mặc dù đã có quy định về nhãn mác) thì sẽ rất nguy hiểm cho biết bao nhiêu người dân khác thậm chí kể cả những người tri thức (bởi vì thực tế một điều là :có hại cho người khác thì chắc sẽ có hại cho mình). Theo quan điểm của riêng tôi, thực phẩm có chức thành phần từ sinh vật biến đổi gen không nhiều thì ít đều có ảnh hưởng nguy hại đến sửc khỏe của người dân, của đồng bào. Tôi cũng xin được dẫn chứng một ví dụ khác: nước Mỹ, Nhật và EU cùng các nước tư bản phương Tây khác, họ là những nước đi đầu trong lĩnh vực này và họ cũng đã thấy được tác hại của những lọai thực phẩm này và cũng chính họ đã tìm cách khắc phục những tác hại từ thực phẩm có thành phần từ sinh vật biến đổi gen, nhưng thực tiễn đã cho thấy họ đã không thành công. Những tác hại từ sản phẩm có thành phần từ sinh vật biến đổi gen là nhiều vô kể, họ không thể khắc phục được hết, nước Mỹ, nước Nhật, EU cùng các nước Tư bản phương Tây là những nước có số người bị bệnh ung thư, tiểu đường, sinh ra dị tật quái thai cao hơn cả. Thật đau đớn biết bao, đáng thương biết bao cho những người sinh ra phải chịu cảnh như thế! Các nước này họ chưa nhận thức được đó là do hậu quả của những gì họ phát minh ra. Tôi xin lấy thêm một ví dụ khác: Nhật Bản có thể nói là một dân tộc kỹ nhất, tính tóan chính xác, đi đầu về điện tử và công nghệ, những sản phẩm được sản xuất ra tại chính nước Nhật trước thời kỳ Hội nhập quốc tế đều là những sản phẩm chất lượng cao, bền thuộc lọai nhất nhì thế giới thế mà Nhật Bản cũng để bị rò rỉ lò phản ứng hạt nhân bởi phàm là con người thì khó tránh khỏi sơ sót. Khi tôi đọc đến chương III của dự thảo Nghị định này, tôi cũng hết sức bất ngờ và lo sợ khi Nhà nước lại cho nhập khẩu và sản xuất các sản phẩm này. Do đó, tôi kính xin Quốc hội, Chính phủ cùng các Bộ ngành có chức năng xem xét lại vấn đề này, bởi trên thực tế còn có rất nhiều ngành nghề hợp pháp và có ý nghĩa hơn mà ta có thể đầu tư, không nhất thiết phải đầu tư vào ngành này mới có thể phát triển kinh tế. Nếu khi các thực phẩm có thành phần từ sinh vật biến đổi gen được nhập khẩu và sản xuất tràn lan thì nếu muốn khắc phục cũng khó mà có thể khắc phục nổi, khi đó đã làm hại đến sức khỏe của đại đa số người dân. Một quốc gia muốn trở thành cường quốc chỉ khi có được những công dân khỏe mạnh. Tôi một lần nữa khẩn thiết xin Quốc hội, Chính phủ cùng các Bộ ngành có liên quan xem xét, điều chỉnh lại khi còn có thể để bảo vệ sức khỏe của người dân.

Vấn đề thứ hai tôi muốn trình bày là vấn đề về việc quản lý của Nhà nước đối với vấn đề vệ sinh an tòan thực phẩm. Theo ý kiến của riêng tôi: Việc quản lý về vấn đề vệ sinh an tòan thực phẩm nên giao cho Bộ Y tế trực tiếp quản lý, bởi đây là vấn đề về “An tòan vệ sinh thực phẩm” thì Cơ quan quản lý Nhà nước nhất thiết phải là Bộ Y tế, nếu Bộ Y tế không đủ sức quản lý thì có thể tăng thêm nhân sự cho Bộ Y tế, phân cấp quản lý từ cấp Trung ương đến cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến cấp Phường, xã. Tôi nghĩ rằng Bộ Y tế hòan tòan có đủ sức để quản lý về vấn đề vệ sinh an tòan thực phẩm vì Bộ là cơ quan trực thuộc Trung ương và là Cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất thuộc Chính phủ. Các Bộ khác nếu có liên quan thì có chức năng tham vấn cho Bộ Y tế.

Một số kiến nghị khác:

+ Nghiêm cấm việc sản xuất, vận chuyển, tồn trữ, sử dụng nguyên liệu, phụ gia trong thực phẩm nguy hại đến sức khỏe cộng đồng như: fóc-môn, hàn the,... bảo đảm nguồn thực phẩm thật sự trong sạch trong nước.

+ Bộ Y tế vừa có chức năng kiểm tra tính an tòan vệ sinh thực phẩm của sản phẩm đầu ra đồng thời cũng có thẩm quyền kiểm tra tính an tòan vệ sinh thực phẩm ở từng công đọan sản xuất nếu cần thiết (không nên chỉ quy định đơn thuần là chỉ được quyền kiểm tra ở khâu công đọan sản xuất)

+ Không nên để cho Doanh nghiệp tự đánh giá, mặc dù doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận ISO, HACCP. Các giấy chứng nhận này do các Tổ chức quốc tế cấp còn về phía Bộ Y tế, Bộ Y tế vẫn phải kiểm tra vì sức khỏe của người dân người Việt Nam, vì quyền lợi của dân tộc Việt Nam.

+ Không cần phải khảo sát các quán hàng rong bởi họ là những người mua lại nguyên liệu từ người cung cấp để về chế biến, nấu thành món ăn. Nhà nước chỉ cần kiểm sóat chặt chẽ các nguyên phụ liệu đang lưu hành mà cụ thể bắt đầu bằng việc không nhập khẩu, cấm sản xuất các nguyên phụ liệu, phụ gia được biết là nguy hại cho sức khỏe con người. Nếu quản lý bằng cách chặn như vậy thì thực phẩm trong nước không cần quản lý cũng tự nhiên sạch.

+ Có một vấn đề tôi muốn trình bày có liên quan đến vấn đề vệ sinh an tòan thực phẩm nhưng không thuộc Dự thảo Nghị định này là về vấn đề thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Tôi thấy hiện nay, trái cây sử dụng thuốc trừ sâu quá nhiều, có những lọai trái cây bên ngòai nhìn bên ngòai không thấy gì nhưng khi chẻ ra thì bên trong đã thối rồi, chúng thối từ bên trong ra, ví dụ như: trái bôm, cà chua, quả sơ-ri mới mua về có 1,2 ngày mở ra thì ở dưới đáy quả đã sinh sâu trắng trong khi đối với sơ-ri trồng mà không xịt thuốc thì có thể để lâu hơn nhưng mở ra thì vẫn bình thường, không bị sâu trắng ở dưới đáy. Dựa trên vấn đề này, tôi xin có một số kiến nghị như sau:

·   Không sử dụng thuốc trừ sâu, nếu chịu khó chăm sóc kỹ lưỡng thì cây sẽ ít có sâu bệnh. Lọai cây nào sinh trưởng tốt ở vùng đất nào thì trồng ở đất đó, lọai cây nào khi trồng lên sinh nhiều sâu bệnh thì cũng đồng nghĩa với việc lọai cây đó không phù hợp trồng trên vùng đất đó, do đó nên chuyển sang vùng đất khác phù hợp hơn.

· Khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, không sử dụng phân hóa học (Tôi xin phép được giải thích: Nếu ăn trái cây có xịt phân hóa học thì dư lượng chất hóa học đưa vào cơ thể sẽ khó được bài tiết ra ngòai mà sẽ nằm yên trong cơ thể, khi về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.) Tôi cũng xin đưa ra một số đề nghị như sau: Thật ra, trái cây ra quả nhiều hay ít, cây có sai trái hay không sai trái là do công tác tưới nước, đào xới đất có tơi xốp không, tưới nước có đúng giờ không, đủ lượng nước không. Thông thường, tôi nghĩ thời gian tưới nước tốt nhất đối với cây xanh và cây ăn quả là 6 giờ sáng. Việc sử dụng phân hữu cơ đều có ý nghĩa đối với chu kỳ tuần hòan về mặt sinh học của tự nhiên, vừa giúp thiên nhiên hấp thu trở lại những chất cặn bã của thiên nhiên, không có ích đối với con người, đồng thời giúp thiên nhiên sản sinh ra chất dinh dưỡng có ích cho môi trường và con người, tôi cũng xin đề xuất thêm một số giải pháp cho phân hữu cơ: lòng trứng (kể cả lòng trứng bị ung cũng có thể dùng làm phân bón rất tốt cho các lọai cây xanh), quả hoặc vỏ hoặc bã còn lại sau khi ăn của các lọai cây (cây nào lấy quả của cây đó, sau đó đtôi chôn xuống đất để thiên nhiên tự phân hủy chuyển hóa thành phân hữu cơ) đều là các lọai phân bón tốt nhất cho cây.

Cuối cùng, tôi kính chúc Quý Đại biểu Quốc hội, Ban sọan thảo nhiều sức khỏe, có thể nhận được nhiều ý kiến đóng góp hữu ích từ phía công dân để sớm hòan thiện được các Luật, Nghị định cùng các văn bản quy định kèm theo để vừa giúp đảm bảo tuyệt đối an tòan cho sức khỏe của người dân, vừa đảm bảo phát triển kinh tế một cách bền vững.

Kính thư,

Minh Quốc - minhquoc16@yahoo.com

Các văn bản liên quan