Ý kiến của Ông Mai Văn Phú – Liên minh rau sạch về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật an toàn thực phẩm

Thứ Sáu 00:37 15-04-2011

Góp ý hoàn thiện dự thảo

Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật an toàn thực phẩm

Do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam và Bộ Y Tế tổ chức ngày 08/04/2011 tại VCCI.HCM

---------------------------------

 

 

 Đại diện cho diễn đàn rau sạch trên mạng trong cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài;

- Diễn đàn khẳng định sự tiếp thu ý kiến của ban soạn thảo trong lần lấy ý kiến góp ý trong khi soạn thảo ban hành Luật ATTP lần trước, đó là tín hiệu vui cho các thành viên diễn đàn nói riêng và cho toàn dân Việt Nam nói chung.

- Điều 3 Dự thảo NĐ và Luật ATTP thiếu định nghĩa về “Quy chuẩn kỹ thuật”; đề nghị  quy chuẩn kỹ thuật là sử dụng cho từng sản phẩm cụ thể, vậy nên quy định quy chuẩn này do đơn vị phụ trách nào ban hành và nên được quy định trong NĐ này;

Nếu tiêu chuẩn quỹ thuật hiểu là áp dụng cho từng sản phẩm thì liên hệ Điều 6 và 7 cho sản phẩm “Nước khoáng thiên nhiên” được đề cập trong khi hai điều luật quy định hai đối tượng khác nhau là đã có quy chuẩn kỹ thuật s8a4n và chưa có, đã quy định cụ thể thì một là có hai là không chứ không thể quy định chung chung trong cả hai điều luật, đề nghị chỉ quy định trong một điều 6 hoặc 7 không thể tồn tại trong cả hai điều luật;

- Điều 9.1.a. ưu ái cho các đơn vị có chứng chỉ HACCP, ISO…nhưng thực tế Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn GMP, các doanh nghiệ cũng có chứng chỉ này nhưng thực tế có làm thao không là chuyện khác, và khó nhất là tái đáo hạn vì các tiêu chuẩn này thường có giới hạn thời gian cấp giấy (ví dụ trong nông nghiệp tiêu chuẩn GMP với thời hạn sử dụng là 01 năm từ khi cấp trong trường hợp khó khăn của ban từ nước ngoài có thể gia hạn thêm sáu tháng trong khi quy định khác ưu ái của địa chính có thể đến 5 năm, nếu chúng ta không tuân theo sát các quy định này thì khả năng bị tước bỏ giấy chứng nhận là rất cao. Trong trường hợp làm chính xác các tiêu chuẩn về ATTP các giấy chứng nhận đã được cấp ngay cả ISO, GMP cũng sẽ bị thu hồi;

- Điều 11.1 cụm từ “…lớn hơn 5% mỗi thành phần” là không rõ là áp dụng cho từng thành phần hay chỉ một thành phần trong vật liệu sản xuất vì chữ “mỗi” đề nghị dung từ khác rõ hơn;

- Điều 12.2.a. liên quan tiêu đề chương IV với tên “ Đối tượng sản xuất kinh doanh không thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm” cho thấy tiêu đề chương không ăn nhập gì với hai điều luật chứa đựng trong chương mà nó muốn chuyển tải, Điều 12 có nhiều vấn đề lập lại không cần thiết., xét theo các điều luật trong chương thì phần phải cấp giấy lại là đa số. Phải chăng nên đổi lại tiêu đề chương hoặc quy định lại cho rõ; Điều 12.2.a. về Hộ gia đình trái với Điều 9.1.c quy định thời gian công bố hợp quy cho đối tượng này là 2 năm nhưng tại chương IV lại quy định là đối tượng không thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? phải chăng Ban soạn thảo đang bí?

Với những chỉnh sửa mà chúng tôi kiến nghị trên chúng tôi thừa nhận nội dung hai điều luật 12, 13 nhưng đề nghị xem lại tiêu đề chương IV.

- Điều 13.2 đề nghị quy định rõ và có giải pháp rõ ràng, theo các thành viên của diễn đàn thì đây là “điều khoản dễ bị người thừa hành thanh tra  nhận bao thư” vì khi không rõ dễ tùy nghi áp dụng thế nào là vi phạm nghiêm trọng hay là phụ thuộc vào mức độ “dày, mỏng” của “Bao Thư”.

- Điều 16 đây là ghi nhận hay và phù hợp và cải cách so với quy định ghi nhãn hiện nay, nhưng thực tế hiện nay nhãn hàng hóa rất nhỏ, có thể ghi tắt được không? Có nhiều trường hợp không ghi ngày sản xuất mà chỉ ghi ngày hết hạn sau đó đến ngày trùng ngày hết hạn lại cho rằng ngày đó là ngày sản xuất nhất là trên nhãn chỉ có một dòng ghi ngày:…;

- Điều 20.2.a. cụm từ “ chế biến” dễ gây nhầm lẫn , nhập nhằng dễ dẫn đến việc phân định cơ quan quản lý gặp rối ren, Ví dụ dầu thực vật và  trái cây lên men đều là sản phẩm chế biến từ động thực vật , theo quy định thuộc Bộ nông nghiệp, trong khi sản phẩm chế biến như nước ép lại thuộc Bộ công thương…cần sửa hoặc thêm một cụm từ “ ngoại trừ sản phẩm do Bộ công thương quản lý trùng lập” vào Điều 20.2.a.

- Điều 23 nếu chúng ta không thể phân chia quản lý theo mặt hàng chủ đạo khi mà một cơ sở kinh doanh kinh doanh nhiều sản phẩm, và liên tục bổ sung và thay đổi sẽ khó áp dụng trong thực tế, nên làm theo phương án sau: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn ăn ngay thì do Bộ Y tế cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP; các cơ sở sản xuất, kinh doanh nguyên liệu thực phẩm thì mặt hàng chính (tính theo khối lượng) bộ nào quản lý thì bộ đó cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (cụ thể, rõ ràng)”, tuy nhiên cần làm rõ và phân định làm hai trường hợp là cơ sở trực tiếp kinh doanh sẽ có giấy chứng nhận cho cơ sở và với sản phẩm kinh doanh có giấy chứng nhận sản phẩm hợp quy. Ví dụ cho Metro kinh doanh bán nhiều sản phẩm Metro chỉ cần đảm bảo đử điều kiện kinh doanh và đảm bảo bảo quản an toàn thực phẩm, các sản phẩm được bày bán thì các đơn vị cung ứng là nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm về Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm của họ.

Mai Văn Phú

Trung tâm điều hành nông phẩm xanh (Liên minh rau sạch)

 

Các văn bản liên quan