Luật sư, TS. Nguyễn Đăng Liêm: Góp ý hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật an toàn thực phẩm

Thứ Sáu 00:31 15-04-2011

Về cơ bản bản dự thảo có nội dung tốt, bám sát theo Luật ATTP và nhất là xác định rõ đây chỉ là dự thảo Nghị định để chi tiết, triển khai một số điều của luật, cần xem xét quan điểm soạn thảo sao cho mục đích quản đơn giản hơn, thủ tục bớt rườm rà và doanh nghiệp dễ thực hiện tiết kiệm được thời gian và chi phí theo đó tính khả thi của văn bản pháp luật sẽ cao trong thực tế.

Một số ý kiến cụ thể:

-Quản lý kết hợp ba bộ là Bộ Y Tế; Bộ Công Thương,và Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, thực ra là xuất phát từ yêu cầu và thực tế của nước ta hiện nay, tuy nhiên cần xem xét đến quy định, tập quán đến cách quản lý của các nước trên thế giới là tập trung cho một bộ, trong trường hợp Việt Nam nên xác định Bộ chủ quản là Bộ Y Tế, còn các Bộ kia là theo tính chất kết hợp theo chức năng, điều này phù hợp cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và không gây khó khăn cho doanh nghiệp.

-Điều 12.2.a khái niệm “kinh doanh nhỏ lẻ” nên áo dụng theo khái niệm đã có trong Luật doanh nghiệp là kinh doanh cá thể nhỏ dưới mức của Hộ gia đình và theo luật doanh nghiệp cũng dự liệu cho các trường hợp này có thể áp dụng các quy định riêng khác ngoài Luật doanh nghiệp.

-Điều 13.3 về vi phạm đến lần thứ ba sẽ rút giấy chứng nhận là phù hợp Luật và tập quán của Việt Nam, ông bà thường nói “bất quá tam”;

-Điều 16.3 quy định ghi hạn sử dụng giao cho nhà sản xuất và chỉ nhà sản xuất mới có quyền kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm của họ là không ổn và cần xem xét lại vì nếu các nhà sản xuất có quyền này khác gì việc giao quyền sinh sát trong tay doanh nghiệp và vần đề ATTP sẽ chứa dựng nhiều rủi ro cho người tiêu dung.vì nhà kinh doanh thường có động cơ lợi nhuận thôi thúc sẵn sang gia hạn sản phẩm hết hạn và bán chúng để thu lợi nhuận gây hại đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dung; trong thực tế là đã xảy ra hàng loạt các vụ về ngộ độc thực phẩm mà nguyên nhân là do thực phẩm quá hạn sử dụng…và đến cả trong y tế nổi lên là vấn đề thuốc hết hạn sử dụng .

-Điều 9 các mức thời gian được quy định là phù hợp và cần thiết áp dụng các tiêu chuẩn trong quy trình sản xuất như GMP, ISO…và nó là quan trọng và nó là cái gốc của sản phẩm, trong ATTP cần chú trọng tiền kiểm.

-Điều 15 Kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu quy định này là phù hợp thực tế các nước, các nước thường áp dụng cơ chế công bố chất lượng sản phẫm của nhà sản xuất nước họ là rõ ràng, và đã minh bạch công khai trên toàn thế giới nên không cần thiết phải kiểm tra cho từng lô hàng nhập vừa mất thời gian và tốn kém chi phí;

-Nên quy định vấn đề người buôn bán nhỏ, hộ gia đình, bán hàng rong là vấn đề dư luận gây bức xúc nên quy định thường xuyên kiểm tra và kiểm tra đột xuất các chủ thể có kinh doanh thực phẩm này;

-Điều 26 nên quy định Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày từ ngày đăng công báo, thay vì quy định như dự thảo là 45 ngày kể từ ngày ban hành Doanh nghiệp, người dân sẽ không biết lúc nào văn bản được ban hành.

Luật sư, TS. Nguyễn Đăng Liêm

VPLS Quang Trung, Hiệu trưởng ĐH Gia Định

Các văn bản liên quan