Ý kiến của Tổng công ty Rau quả Việt Nam về Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm

Thứ Năm 16:28 07-04-2011

- Căn cứ theo giấy mời số: 0655/PTM-PC, ngày 24/3/2011 của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt nam  về việc mời  Tổng công ty Rau quả Việt nam cử đại diện tham dự hội thảo  góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm..

 

TCTy Rau quả, nông sản - CTy TNHH 1 TV  là doanh nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, với chức năng, nhiệm vụ là trồng trọt, sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng rau quả, nông sản  thực phẩm  xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước. Trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, TCTy luôn  luôn chú trọng và đặt mục tiêu an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Các sản phẩm mang thương hiệu Vegetexco Vietnam luôn được khách hàng Quốc tế và người tiêu dùng trong nước tin tưởng sử dụng.

 

Luật an toàn thực phẩm  được Quốc Hội khoá 12 thông qua cùng với việc ban hành kịp thời các Nghị định quy định chi tiết thi hành các điều của Bộ luật để có hiệu lực đầy đủ vào ngày 01/7/2011 này sẽ đáp ứng được mong muốn của toàn xã hội. Thông qua luật và các Nghị định hướng dẫn sẽ giúp cho  tất cả các  cơ quan quản lý, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và toàn thể người dân sẽ hiểu một cách đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện  tốt các qui định về  an toàn thực phẩm  nhằm hạn chế  tới mức thấp  các vụ ngộ độc thực phẩm do mất an toàn thực phẩm gây ra.

 

 Với ý thức trách nhiệm của mình , ngay khi nhận được giấy mời của Ban tổ chức, TCTy cúng tôi đã tiến hành nghiên cứu toàn bộ các Chương, mục và điều khoản của  Dự thảo  Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

 

              Nhìn chung, các Chương, mục, điều khoản của Dự thảo Nghị định được trình bày và sắp xếp một cách khoa học và hoàn chỉnh, thể hiện  ý thức trách nhiệm rất cao của Ban soạn thảo trong việc nghiên cứu tỉ mỉ, chi tiết từng điều khoản của Luật an toàn Thực phẩm , tình hình thực tiễn, tiếp thu  ý kiến của  các Ban ngành  và các Cơ quan quản lý chuyên ngành cũng như các nhà khoa học có uy tín.

 

Về cơ bản, TCTy Rau quả, nông sản   nhất trí với các nội dung của dự thảo    xin trân trọng gửi tới Ban tổ chức hội thảo  một số ý kiến  nhỏ để tham khảo , chi tiết như sau:

 

     Vì đây là Nghị định Quy định và hướng dẫn chi tiết việc thực hiện luật An toàn thực phẩm đến tất cả  các đối tượng áp dụng  được quy định Tại Điều 2.  của dự thảo và người tiêu dùng  nên để họ hiểu rõ và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình thì cần nêu rõ tên các Cơ quan có thẩm quyền nào từ Trung ương đến địa phương  thuộc Các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp&PTNT, Bộ Công thương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành. . .được giao trực tiếp thực hiện trách nhiệm hướng dẫn các đối tượng thực hiện đúng các quy định của luật, cũng như thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của mình như quy định tại các điều 62, 63, 64, 65 của luật An toàn thực phẩm.

 

Điều 9: Thời hạn của giấy xác nhận công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận phù hợp điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

 

  Vì hiện nay Chính phủ  đang rà soát và tiếp tục  thực hiện đề án 30 về cải cách hành chính  nhằm giảm thiểu hơn nữa các thủ tục hành chính không cần thiết, nên cần có hướng dẫn cụ thể sao cho các đối tượng áp dụng có thể thực hiện các thủ tục quy định tại điều 6, điều 7  một cách đơn giản với thời gian nhanh nhất. Vì phần lớn các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm của nước ta không am hiểu và rất lúng túng trong việc làm các thủ tục như quy định.  Về thời hạn của giấy xác nhận : Quy định 5 năm ,3 năm, 2 năm như vậy liệu có quá ngắn  không, hơn nữa trước khi hết hạn 03 tháng các đối tượng lại phải nộp một bộ hồ sơ mới với tương đối nhiều thủ tục, liệu có mất nhiều thời gian cho các đối tượng làm các thủ tục trên mà hiệu lực của việc xác nhận lại không tương xứng, trong khi Luật An toàn thực phẩm có quy định rất nhiều biện pháp thanh kiểm tra định kỳ các đối tượng này cũng như các chế tài khác rồi.

 

Chương VII :  Quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm

 - Về phân công quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm : Đã được quy định rất rõ tại các điều 61, 62, 63, 64, 65. Trong đó  tại khoản e) điều 62 quy định Bộ Y tế  có quyền Thanh tra kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, nhập khẩu kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các Bộ khác khi cần thiết rồi nên tại khoản e) điều 19 của dự thảo NĐ nên chuyển  đoạn “phối hợp với. . .ngành đó”  sang điều23 của dự thảo và thay bằng nội dung quy định trách  nhiệm của Bộ Y tế tại khoản c) Điều 62 của  Luật an toàn thực phẩm để nhấn mạnh thêm nhiệm vụ quan trọng  này thuộc lĩnh vực quản lý  của Bộ Y tế, giống như của các Bộ khác.

 

            - Về trình bày : Về việc dẫn chiếu các điều 62, 63, 64, 65 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, UBNDT tại luật an toàn thực phẩm ,  cùng đưa lên dòng đầu tiên tại các điều 19, điều 20, điều 21, điều 22 của dự thảo NĐ cho nhất quán và dễ tham chiếu khi cần.

 

          Xin trân trọng gửi tới Ban tổ chức những ý kiến tham khảo thêm nói trên.

       

         Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

T/M TCTY Rau qủa, nông sản VN Giám đốc Trung tâm KCS

Các văn bản liên quan