Ý kiến của GS.TS Phan Thị Kim – Nguyên Cục trưởng cục an toàn Thực phẩm Bộ Y tế – Chủ tịch Hội KHKT an toàn Thực phẩm Việt Nam về Dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm

Thứ Năm 16:26 07-04-2011
Mục tiêu cơ bản của quản lý an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khoẻ con người. Vì vậy các chương, điều của luật cần thể hiện mục tiêu cơ bản này.
Sau khi nghiên cứu bản dự Thảo nghị định, tôi đề nghị  ban soạn thảo xem xét một số điểm như sau:
Điều 1:Phạm vi điều chỉnh: Cần bổ sung khoản 2 điều 13, khoản 2 điều 14
Chương II. Công bố hợp quy.
       Khoản 1; 2 điều 3 thêm 7 từ: .......quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thực phẩm.
Chương II. Mục 2: Điều 6 khoản  mục a: Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm ( thêm 4 từ gạch dưới ).
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất kinh doanh Thực phẩm bỏ 3 từ ( nếu bắt buộc ) và thay bằng ( bản photocopy có công chứng ).Điều 7 khoản 7 cũng bỏ 3 từ ( nếu bắt buộc ) và thay bằng bản photocopy có công chứng.
Điều 9 mục a khoản 1:........ chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP, ISO,.... ( bỏ 2 từ tiên tiến và thêm 5 từ gạch dưới nêu trên ).
Chương IV Điều 12 Khoản 2: Không trừ mục a, b chỉ trừ bán hàng rong.
Điều 13 Khoản 1: bỏ 2 từ đáp ứng.
Kinh doanh mà giấy chứng nhận có hiệu lực cần viết rõ thời gian bao lâu ví dụ 12 tháng, 24 tháng,....
Điều 13 khoản 2:........ thu hồi giấy chứng nhận cần viết rõ điều kiện thu hồi: thu hồi có thời hạn bao lâu, thu hồi vĩnh viễn.
Chương V Điều 14 : Bỏ 2 từ đối tuợng mà ghi là : Thực phẩm phập khẩu được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn Thực phẩm.
Chương VI Điều 14 Khoản 2: Cần giải thích thế nào là có thông tin.
Điều 16 Khoản 1: bỏ hạn sử dụng cuối cùng.
            Khoản 3: Bỏ toàn bộ Khoản 3 điều 16.
Điều 19: Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.
           Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
           1/ Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính 
              sách về an toàn Thực phẩm.
           2/ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, nghành có liên quan để thực hiện quản lý nhà nước vệ an toàn Thực phẩm đã chế biến
             ( đồ ăn ngay ) và thực phẩm nhập khẩu.
           3/ Ban hành quy chuẩn Xác nhận bản Công bố hợp quy Kỹ thuật Quốc gia về an toàn Thực phẩm.
           4/ Quản lý nguy cơ o nhiễm Thực phẩm nguy hại đến sức khoẻ con nguời ( phân tích nguy cơ, quản lý nguy cơ ).
           5/ Kiểm soát Ngộ độc Thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
           6/ Quản lý ghi nhãn dinh dưỡng và công bố về tác dụng đối với sức khoẻ của sản phẩm thực phẩm, chứng nhận sản phẩm     
               Thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ ( health certificate ).
           7/ Quản lý hệ thống Kiểm nghiệm an toàn Thực phẩm.
           8/ Quản lý an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước
               khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ, vật
               liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm. 
           9/ Thông tin, truyền thông, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm.
Điều 22: Trách nhiệm quản lý nhà nước của UBND các cấp đối với thức ăn đường phố cần thêm một khoản cụ thể hoá vấn đề này.
Điều 23 Khoản 2: Thay từ hỗn hợp bằng từ khác ( nhiều nhóm mặt hàng )
            Khoản 3: Cần ghi thêm phối hợp liên ngành.
Tôi đề nghị Ban Soạn Thảo xem xét các nội dung góp ý của tôi để hoàn thiện nghị định mang tính hợp lý và khả thi hơn.

Các văn bản liên quan