Ý kiến của Ông Phí Văn Minh – Hiệp hội Ngân hàng

Thứ Sáu 02:07 16-09-2011

Xin cám ơn ban tổ chức cho tôi tham gia phát biểu ý kiến. Về phần chung tôi đánh giá rất cao sự chuẩn bị dự thảo báo cáo rà soát luật DN 2005 luật sư Khoát vừa cho chúng tôi được nghe, có thể nói trong chương một và chương hai, chương một về quy định chung và chương 2 về thành lập, cũng như về đăng ký kinh doanh cũng đã gợi ra rất nhiều cái suy nghĩ và ý kiến khác nhau về cơ bản có nhiều ý kiến tôi đồng cảm ủng hộ thí dụ cái quy định liên quan đến chương một về vấn đề làm rõ tỷ lệ biểu quyết, làm rõ vốn góp rồi ai là cổ đông sáng lập là một số nội dung liên quan đến nội dung trong chương một thì chúng ta nhất định phải làm rõ những nội dung trên, thứ hai là đặc biệt tôi cũng chia sẻ và tý nữa sẽ phát biểu sâu về quan điểm của chúng tôi chẳng hạn thay điều lệ và người đại diện theo pháp luật của công ty luật sư Khoát cho chúng tôi nghe ban nãy là vấn đề con dấu DN xét về thực tế khi chúng tôi có thời gian khi chúng tôi chuyển sang, tôi xin báo cao tôi là Minh bên Hiệp hội ngân hàng thì khi tôi chưa sang bên hiệp hội làm tôi làm bên ngân hàng nhà nước thì thấy có nhiều điểm bất cập. Tôi ví dụ cụ thể về vấn đề vốn điều lệ và người đại diện theo pháp luật của công ty thì chúng ta phải xem xét ở chỗ là chỉ một ông giám đốc, ông tổng giám đốc thay thế thôi mà phải thay đổi cả điều lệ chúng ta phải xem, nó không hợp lý. Vấn đề con dấu Dn, tôi thấy có hai trường hợp không hợp lý bản thân tôi cũng thấy phải xem lại cho phù hợp hơn,  rất nhiều hợp đồng phía nước ngoài không có con dấu thì thủ tục hồ sơ, những hợp đồng mang tính chất là hợp đồng ngoại thì phía nước ngoài họ nói chúng tôi không có dấu thì  con dấu xác nhận công ty họ không coi trọng chúng ta không thấy con dấu đỏ chót thì cứ cảm thấy băn khoăn, đây là một cái có thể nói xét về góc độ về so sánh trong nước và ngoài nước thì chúng ta đồng cảm như luật sư Khoát ban nãy, chúng ta là hình như là chúng ta không giống thông lệ quốc tế.

Cái thứ hai xin báo cáo là con dấu làm giả dễ quá khi tôi làm tôi đã ký những cái văn bản xác nhận liên quan đến phần ngoại hối thì cũng xin báo cáo là trước khi tôi nghỉ hưu thì bên an ninh người ta đưa sang rất nhiều hồ sơ mà người ta nói rằng đây, chữ ký của ông, con dấu là của các ông thế còn nội dung này ông xác nhận có đúng ko? Thì phát hiện ra là không có, những công văn trả lời là tôi ký, dấu là dấu đỏ đàng hoàng thế mà tất cả các giấy tòe hoi photo kiểu gì không biết nhưng mà trông nó đúng là một văn bản rất giống van bản của ngân hàng nhà nước ban hành, nhưng khi xem và kiểm tra phần lưu trữ lại thì không có công văn này, nội dung thì hoàn toàn rất nguy hiểm tức là thừa nhận sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước để bảo đảm cho một DN vay vốn nước ngoài, một trường hợp không thể có được thế nhưng người ta đã đưa ra và khi công an kinh tế họ nói thì rõ ràng giấy trắng mực đen, dấu má đủ lắm, lúc đó chúng tôi phải lấy nguồn ra báo cáo là không có này. đấy là người  ta đã lợi dụng không có văn bản chính thức qua tất cả những chuyện đó, vấn đề con dấu DN cần phải suy nghĩ, tôi ủng hộ quan điểm của luật sư Khoát. Tuy nhiên trong chương 1, chương 2 tôi có một chút thôi cũng băn khoăn suy nghĩ, có chia sẻ với anh ngân hàng vừa chia sẻ ban nãy thì đúng ra trong quy định, chúng ta quy định ở chương 1 ấy thì: mong muốn xử lý vấn đề đầu tiên là chúng ta xem xem áp dụng luật chuyên ngành trong trường hợp đặc thù như thế nào thì tôi xin thưa phải là rất thận trọng, bởi vì sao? Hôm nay tôi nhìn đi nhìn lại hơi tiếc là không thấy đồng nghiệp tôi là ban pháp chế ngân hàng nhà nước là người trực tiếp xây dựng luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng hôm nay không đến có mặt ở đây, nếu chúng ta không khéo, đưa cái hướng như thế này mặc dù tạo lợi nhuận cho DN nhiều hơn, có thể là chúng ta cảm thấy mọi thứ đơn giản đi hơn rất nhiều nhưng có một cái có thể xảy ra tức là cái an ninh về tài chính tiền tệ sẽ bị đe dọa, thế và nếu  như cái tổ chức quy định thành lập nói chung mà làm theo luật DN thì ở đây thì tôi tin là rất nhiều trường hợp thành lập ngân hàng, rất nhiều tổ chức tín dụng được thành lập như thế chúng ta không được như thế này đâu, và khi mà thị trường về tài chính, tiền tệ, tín dụng mà không ổn định thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ khó nắm, không quản được, chúng ta sẽ rối loạn ngay. Tất cả những cái mà chúng tôi muốn nhắc nhở ở đây có lẽ chúng ta phải rất thận trọng, tôi đồng ý với anh Khoát có nói chúng ta có thể coi luật DN này là một chuyên ngành về tổ chức, thành lập và cái hoạt động có thể chung thôi nhưng những quy đinh đặc thù thì chúng ta thây chưa đủ, chưa đủ ở chỗ nếu chúng ta lấy cái thành lập, cái tổ chưc ở đây mà áp cho việc thành lập ngân hàng thì xin thưa ngân hàng nhà nước sẽ không đủ khả năng ngăn cản được việc thành lập các ngân hàng mới, và như thế chúng ta không phải có mọt vài trăm ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính như hiện nay đâu mà có lẽ nó phải là hàng nghìn, thế thì XH không thể quản lý được nữa. Cho nên trong cái việc mà chúng ta đưa cái đăng ký kinh doanh... đưa áp dụng luật ngân hàng trong thì xin thưa các anh là chúng ta phải thận trọng phải nghiên cứu cặn cẽ chứ  nếu đưa lên chính phủ quyết một cái là ngân hàng coi như hết gậy  luôn, nếu không cấp người ta coi như chúng ta vi phạm luật mà nếu chúng ta cấp cho người ta thì chúng ta không thể đủ năng lực quản lý thì tôi chia sẻ ý kiến một đồng nghiệp ngân hàng có phát biểu rồi thì đây là một nội dung rất hệ trọng mà nội dung đó xin anh Khoát, và các anh thận trọng cho chứ không chúng ta đã thành giấy trắng mực đen đưa lên trên, kiến nghị cả rồi và quyết là chúng ta không gỡ được nữa, tôi xin hết.

Các văn bản liên quan