Ý kiến của ông Nguyễn Kim Na, Trưởng VPĐD Cục SHTT, Tp.HCM

Thứ Sáu 15:52 26-05-2006
- Hiện nay, đối với một Nhãn hiệu hàng hóa kể từ khi nộp đơn cho đến khi cấp bằng thu lệ phí là 850.000 đồng. Lệ phí nộp đơn là 550.000 đồng và lệ phí cấp văn bằng, đăng bạ và công bố là 300.000 đồng. Từ tháng 01/2005 trở về trước, lệ phí đốI thu đối vớI ngườI nước ngoài là 210 USD nhưng hiện nay người nước ngoài cũng như người trong nước đều nộp một khoản lệ phí bằng nhau là 850.000 đồng. Sở dĩ đề cập đến vấn đề lệ phí là để trả lờI cho nhiều doanh nghiệp có đặt ra câu hỏi là Nhà nước đã thu phí rồI thì phảI có trách nhiệm trong vấn đề thực thi. Cũng xin nói rõ thêm về các khoản thu và mức để cho thấy rằng tất cả những khoản thu và mức thu này chưa có hoặc không có lệ phí giám định hay thẩm định hay là để phục vụ cho công tác thực thi : lệ phí nộp đơn là 250.000 đồng, lệ phí tra cứu để thẩm định cho xét nghiệm nộI dung là 50.000 đồng, lệ phí xét nghiệm nộI dung là 250.000 đồng. Như vậy, lệ phí nộp đơn bao gồm ban đầu là 550.000 đồng. Sau đó, nếu đốI tượng bảo hộ đạt tiêu chuẩn bảo hộ, chúng tôi thu lệ phí cấp bằng, làm bằng là 100.000 đồng, lệ phí đăng bạ là 100.000 đồng, lệ phí công bố là 100.000 đồng. Như vậy, 300.000 đồng để được cấp một văn bằng. Tuy nhiên, không phảI nói như vậy là để tránh trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong vấn đề thực thi.

- Trong nguyên tắc xây dựng Bộ luật có tính kế thừa, tính khả thi và hiệu quả:
Điều 11: nộI dung và trách nhiệm quản lý Nhà nước về SHTT: Nhận thấy bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về SHTT còn quá cồng kềnh. Ví dụ như hiện nay để bảo hộ một vấn đề về bản quyền tác giả thì làm ở Bộ Văn hóa thông tin, vấn đề Sở hữu công nghiệp thì làm ở Bộ Khoa học công nghệ, về bảo hộ giống cây trồng thì đăng ký ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc này gây khó khăn cho ngườI nộp đơn.
Lấy một ví dụ : một nhà sách phát hành cuốn sách, nhà sách đó có Nhãn hiệu hàng hóa là Hoa hồng, trong nộI dung cuốn sách bàn về nộI dung giống cây trồng đã được đăng ký. Như thế thì nhà sách này phảI chạy đến 03 cơ quan để hoàn tất: bảo hộ (Nhãn hiệu hàng hóa) nhãn hiệu hoa hồng của họ, bảo hộ bản quyền cuốn sách của họ, bảo hộ về giống cây trồng của họ trong nộI dung cuốn sách, giảI pháp của họ được đề cập trong cuốn sách. Như vậy, Nhà nước nên tập trung vào một cơ quan duy nhất làm này sẽ thuận lợI hơn cho ngườI nộp đơn.

- Luật hiện nay có 02 chương về ĐạI diện SHTT:
Chương 5: về tổ chức đạI diện về quyền tác giả và quyền liên quan, Chương 10: tổ chức đạI diện SHCN. Theo tôi, nên tập trung vào 1 chương : đạI diện SHTT. Vì trên thực tế hiện nay, các tổ chức đạI diện SHTT làm tất cả các dịch vụ. Nếu được yêu cầu làm về bản quyền hay đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, ngườI ta cũng nhận, không từ chối. Thực tế thì chỉ có một tổ chức đó thôi thì sao chúng ta lạI tách ra làm 02 chương và thành 02 tên gọI tổ chức khác nhau  cồng kềnh trong Bộ luật.

- Điều 11: Khoản 1.d có 3 tên gọI cho văn bằng bảo hộ: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, văn bằng bảo hộ các đốI tượng SHCN, bằng bảo hộ giống cây trồng. Nên thống nhất một tên thôi là văn bằng bảo hộ. Tương tự như Điều 11, Điều 98 cũng có nhưng tên gọI khác nhau, ví dụ đốI vớI sáng chế, bằng độc quyền sáng chế, đốI vớI nhãn hiệu hàng hóa, Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa (mà trước nó cũng là văn bằng bảo hộ độc quyền. Nên thống nhất một tên gọI , tránh dùng nhiều tên gọI khác nhau cho cùng một bản chất là bằng bảo hộ độc quyền.

Các văn bản liên quan