Chế tài & gquyết tranh chấp – LS Ng Hồng Chung

Thứ Sáu 15:52 26-05-2006
[size=18]Một số ý kiến về dự thảo luật thương mại

Luật Sư: Nguyễn Hồng Chung
Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn đầu tư & đại diện sở hữu trí tuệ Đại Việt


Chế tài và giải quyết tranh chấp là một trong những phần quan trọng trong hoạt động thương mại. Trong dự thảo Luật Thương mại đã có một chương riêng quy định về chế tài và giải quyết tranh chấp trong thương mại. Tuy nhiên, để cho các quy định này có hiệu lực thực tế thì cần phải có những sửa đổi, bổ sung nhất định.

- Về khái niệm vi phạm hợp đồng, tuy điều 277 đã nêu được hai hành vi được coi là hành vi vi phạm hợp đồng là "không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ". Nếu theo đúng nội dung quy định của điều luật này, thì chỉ những hành vi nêu trên mới coi là vi phạm hợp đồng còn hành vi thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thì không coi là vi phạm hợp đồng. Trong quan hệ hợp đồng nói chung và quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng hành vi vi phạm là hành vi của một bên đã xử sự trái với những quy định của pháp luật và những nội dung đã cam kết . Do vậy cần bổ sung như sau: "vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này khi đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ đó".

- Về chế tài buộc thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền mua hàng cùng loại, nhận cung ứng cùng loại của người khác để thay thế và bên vi phạm phải bù chênh lệch trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện đúng hợp đồng khi được yêu cầu. Đối với biện pháp này, khoản 3 Điều 283 chỉ đề cập đến quyền mua hàng hay nhận cung ứng dịch vụ cùng loại của người khác của bên có quyền lợi bị vi phạm mà không đề cập đến quyền bán hàng hay cung cấp dịch vụ cùng loại cho người khác. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, bên có quyền lợi bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng không chỉ là bên mua hàng không được nhận hàng hoá hay dịch vụ đúng hợp đồng mà còn có thể là bên bán hàng khi giao hàng hoá, dịch vụ đúng cam kết trong hợp đồng nhưng không được tiếp nhận. Chính vì vậy, tương ứng với quyền mua hàng hay nhận cung ứng dịch vụ cùng loại của người khác, quyền bán hàng hay cung ứng dịch vụ cùng loại cho người khác cũng cần phải được pháp luật quy định cụ thể. Do vậy cần bổ sung phần này như sau: . . . bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác và quyền bán hàng, cung ứng dịch vụ cho người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá dịch vụ ghi trong hợp đồng . . .

- Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tuy điều 289 đã nêu được các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế và hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, nhưng trong quan hệ hợp đồng, lỗi là một trong những căn cứ bắt buộc để áp dụng chế tài thương mại đối với bên vi phạm. Lỗi được hiểu là yếu tố chủ quan, biểu thị thái độ tâm lý của con người đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Do vậy cần bổ sung thêm là "có lỗi của bên vi phạm"

Các văn bản liên quan