Ý kiến của Ông Mai Đình Mạnh tại Tọa đàm góp ý định hướng sửa đổi Luật doanh nghiệp 2005 – VCCI ngày 09.12.2013

Thứ Hai 18:32 09-12-2013

VCCI, ngày 09/12/2013

Mai Đình Mạnh

Tổng Thư ký Hiệp hội

Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam

Luật Doanh nghiệp năm 2005 ban hành đã tác động tích cực đối với xã hội, nhất là hoạt động của các doanh nghiệp trong cả nước, trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp những năm vừa qua Luật Doanh nghiệp đã phát huy tác dụng triệt để, giúp các doanh nghiệp chuyển đổi thuận lợi và đúng pháp luật.Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp đã ban hành cách đây gần 10 năm, nhiều chế độ chính sách của nhà nước đã thay đổi, trước tình hình hội nhập Quốc tế ngày càng sâu rộng, trình độ quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước cũng được nâng cao. Để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, lành mạnh cho doanh nghiệp, không bị lạc hậu với sự phát triển từng ngày của xã hội, do vậy sửa đổi bổ sung Luật Doanh nghiệp 2005 cho phù hợp với tình hình hiện nay là rất cần thiết.

Đối với Luật Doanh nghiệp năm 2005 trong quá trình thực hiện còn nhiều bất cập, cần có sự nghiên cứu chuyên sâu để giải quyết tận gốc:

1.             Trong quá trình áp dụng Luật còn nhiều chồng chéo giữa Luật này và Luật khác trong cùng cùng công việc như Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Bảo hiểm vv…về vấn đề đăng ký ngành nghề kinh doanh và thành lập doanh nghiệp vv…. các văn bản hướng dẫn dưới luật đôi khi mỗi doanh nghiệp, mỗi người có một cách hiểu khác nhau. Để xử lý những bất cập này thì đã có nhiều văn bản điều chỉnh từ đó lại gây lúng túng cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

2.             Trong Luật còn nhiều kẽ hở dẫn đến các doanh nghiệp lách Luật như: Vốn điều lệ, không có cơ sở để kiểm tra, liệu doanh nghiệp có vốn thật hay không, cơ số vốn có tồn tại và duy trì trong tài khoản ngân hang hay sau đó lại được rút hết sau khi đã nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động. Ngành nghề kinh doanh thì cơ sở xin nghề gì đều được đáp ứng, trừ một số nghề kinh doanh đặc thù. Tuy nhiên trong quá trình xin phép ngành nghề kinh doanh của đơn vị khi chuyển đổi cơ chế có nơi lại đòi hỏi Giám đốc phải có các chứng chỉ cần thiết của ngành nghề đó, đấy là điều khó cho các doanh nghiệp. tuy nhiên cần phải có những rào cản gì đó để hạn chế sự tùy tiện từ phía doanh nghiệp, với suy nghĩ đã một lần xin phép thì thừa còn hơn thiếu.

3.             Đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp tại một địa phương song thông thường phạm vi hoạt động của doanh nghiệp lại trong cả nước, thậm chí cả ở nước ngoài, tất nhiên hoạt động ở nước ngoài phải theo luật của nước sở tại do đó trong quá trình hoạt động nhiều doanh nghiệp trùng tên, trùng viết tắt, thực tế trước đây chúng tôi đã vướng phải vấn đề này.

4.             Việc cấp phép thành lập doanh nghiệp, cấp phép đăng ký kinh doanh là một việc, còn việc vi phạm lại là việc khác, luật khác, cơ quan khác xử lý nên cũng là điều bất cập cần suy nghĩ thêm.

5.             Vấn đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp như thế nào để tránh tình trạng khai khống vốn, mục đích dễ dàng khi đấu thầu các dự án, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh song hoạt động của doanh nghiệp, trụ sở không rõ ràng, không cố đinh, thậm chí không có trụ sở vv…Do vậy quản lý nhà nước thật khó khăn, những năm vừa qua xuất hiện nhiều doanh nghiệp ma, làm ăn không hợp pháp, trốn thuế, mua bán hóa đơn, kiếm lời bất chính vv…

6.             Về minh bạch thông tin doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin về doanh nghiệp trong hồ sơ đăng ký kinh doanh song đó mới là một phía, đối với cơ quan quản lý Nhà nước thì kiểm tra từ đâu .? có điều kiện để kiểm tra hàng ngàn, hàng vạn doanh nghiệp không .?

                    Đây là kẽ hở cần phải nghiên cứu. Xu hướng xã hội thì muốn giảm nghiã

              vụ cung cấp thông tin của doanh nghiệp song trách nhiệm của DN đến đâu

              trong vấn đề này, từ đó đòi hỏi việc quản lý của cơ quan nhà nước thế nào …

              cần có sự nghiện cứu thêm.

7.             Trong mấy năm gần đây đổ vỡ của các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nhà nước có nhiều nguyên nhân từ hệ thống pháp luật, tình hình suy thoái kinh tế thế giới, tình hình kinh tế chung của đất nước song nguyên nhân chính phải nói vẫn là các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ không có tính phát triển bền vững, không có nền tảng gốc cơ bản hệ thống trong quá trình xây dựng và thành lập phát triển doanh nghiệp

               Để Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu quả và phát huy tác dụng tối đa giúp cho doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh, phát huy hết tiềm năng của mình, giúp cho cơ quan quản lý nhà nước dễ điều hành, dễ nắm bắt và quản lý được thuận lợi. Xin đề nghị:

1.     Khi sửa đổi Luật doanh nghiệp năm 2005 cần rà soát các Luật chuyên ngành để có sự bổ sung, hiệu chỉnh cho phù hợp và đồng bộ chung hệ thống pháp luật hiện hành và Các Luật ban hành có sự thống nhất áp dụng mới phát huy tính hiệu quả cao, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, bền vững hơn.

2.     Luật doanh nghiệp cần nghiên cứu sửa đổi quy định về giải thể, dừng hoạt động, nhất là điều kiện để thành lập doanh nghiệp để tránh tình trạng yếu kém vừa qua, tránh tình trạng hoạt động phá sản, giải thể một cách nhanh chóng khi mới gặp những khó khăn bước đầu.

Xin trân trọng cảm ơn.

Các văn bản liên quan