VCCI góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động gia công thuốc và chuyển giao công nghệ trong sản xuất thuốc
VCCI góp ý Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ – Thạc sĩ kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng
LUẬT HỖ TRỢ
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (SME) :
HỖ TRỢ GÌ VÀ HỖ TRỢ NHƯ THẾ NÀO ?
Thạc
sỹ kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng,
Giám đốc R&D Viện Kinh tế và Quản lý TPHCM.
1/. Sự cần thiết
nên có Luật Hỗ trợ SME :
Luật Doanh nghiệp 2014 sau 6 tháng đã có tác dụng tác động
đến hệ thống doanh nghiệp. Nhiều quy định mới khá thông thoáng cho doanh nghiệp
kể cả cũ lẫn mới thành lập. Xét về số lượng, gần 50.000 doanh nghiệp mới thành
lập (chủ yếu là các SME) trong 6 tháng kể từ ngày 01/07/2015 đến cuối năm 2015,
tăng gấp 30% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, trong thời kỳ mới, khi Việt Nam hội nhập
sâu hơn vào cộng đồng kinh tế trong khu vực và trên thế giới thông qua các FTA
thế hệ mới như AEC và TPP, các SME Việt Nam rất cần phát triển về CHẤT, cần một
hành lang pháp lý cho riêng mình, nhìn từ cả 2 góc độ : tạo thuận lợi và quản
lý được. Nói cách khác, Nhà nước sẽ vừa giúp gì, vừa quản lý được các SME ?
2/. Hỗ trợ những
gì ? Hỗ trợ như thế nào ?
Để có thể hội nhập sâu rộng vào quốc tế, tận dụng các
cơ hội, ngoài điều kiện căn bản chủ lực đầu tiên là bản thân SME phải tự mình
có một nhận thức mới, tận dụng tối đa các nguồn lực nội tại của chính SME để
phát triển, Nhà nước có thể hỗ trợ trên các mặt sau đây :
1. Hỗ trợ đào tạo.
2. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
3. Hỗ trợ tài chính.
4. Hỗ trợ thông tin.
Cụ thể, hỗ trợ về đào tạo, là Nhà nước cập nhật đến
các SME để các doanh nghiệp có thể thay đổi nhận thức thông qua các Chương
trình đào tạo được giảng dạy và phổ biến từ các Trường Đại học, các Trường dạy
nghề, các Trung tâm Hỗ trợ SME. Tiếp theo là kiến thức kỹ thuật mới để SME nắm
bắt được những kết quả từ các nền văn minh, hiện đại. Đồng thời là quá trình
đào tạo huấn luyện các Kỹ năng mềm, Kỹ năng lãnh đạo, quản trị, kỹ năng khởi
nghiệp cho đội ngũ doanh nhân.
Hỗ trợ về công nghệ là nhà nước tài trợ những Dự án
nghiên cứu hiện đại bao gồm tài trợ cho việc hình thành các nhà máy công nghệ
cao, phương thức vận hành và quản trị mà SME không thể tự đầu tư được.
Hỗ trợ về tài chính là một lộ trình tùy theo đặc thù
ngành nghề để miễn, giảm thuế, ưu đãi lãi suất tín dụng tuân thủ một quy trình
chuẩn về kiểm soát nghiêm ngặt trong quá trình sử dụng vốn và vận hành doanh
nghiệp, dự án.
Hỗ trợ thông tin là việc nhà nước cung cấp các thông
tin về thị trường cho SME, bao gồm các quy định pháp lý cụ thể, các tập quán tại
thị trường nào đó.
3/. Kiến nghị
xây dựng Luật Hỗ trợ SME Việt Nam :
1. Cơ sở pháp lý : Dựa và thực trạng hoạt động, phát triển
và ngừng hoạt động, phá sản của SME trong 10 năm qua, dựa vào các cam kết quốc
tế tại các FTA thế hệ mới, dựa vào chính sách phát triển của nhà nước, và nhất
là đặc thù SME Việt Nam.
2. Hình thành Ban soạn thảo từ nhiều góc độ : Bộ KHĐT,
VCCI, Hiệp hội Doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, một số doanh nhân.
3. Tổ chức nhiều Hội thảo, góp ý của nhiều người.
Liên
hệ tác giả :
Nguyễn
Hoàng Dũng.
ĐT : 0904.979.907.
Email : nguyenhoangdung.ceo@gmail.com