VCCI góp ý Dự thảo Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật dân sự 2015

Thứ Sáu 10:08 22-01-2016

Kính
gửi:
Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Bộ Tư pháp

Trả lời Công văn số 4750/BTP-PLDSKT của
Bộ Tư pháp về việc đề nghị góp ý Dự thảo Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật
dân sự (sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) có một số ý kiến như sau:

1.
Đoạn
mở đầu

Các căn cứ ban hành Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật dân sự được nhắc
lại ở đoạn mở đầu này “Thực hiện nhiệm vụ
và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được quy định tại Điều 98 Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoản 1 Điều 28 Luật tổ chức Chính phủ…”
Việc
nhắc lại là không cần thiết, do đó, đề nghị Ban soạn thảo thay thế bằng một câu
gọn hơn: Nhằm triển khai thi hành Bộ luật
dân sự kịp thời, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch
triển khai thi hành Bộ luật dân sự với các nội dung sau đây:

2.
Về
Mục đích, yêu cầu

Về Yêu cầu (điểm b), Dự thảo quy định: “Bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả giữa các Bộ,
ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình
tổ chức thực hiện Kế hoạch;”
, đề nghị sửa thành “Bảo đảm sự phối hợp thường
xuyên
, hiệu quả giữa các Bộ,
ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình
triển
khai thi hành Bộ luật dân sự
”.

3.
Về
nội dung của Kế hoạch

3.1.
Tổ
chức biên soạn tài liệu phục vụ việc quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, tập huấn

Mục b quy định “Trên cơ sở tài liệu tập huấn chuyên sâu chung, các Bộ, ngành hữu quan có thể biên soạn tài liệu tập huấn
chuyên sâu riêng cho từng nhóm đối tượng cụ thể”.
Việc biên soạn tài liệu
riêng cho từng Bộ, ngành là cần thiết để đạt được hiệu quả phổ biến, tuyên truyền,
tập huấn cho các đối tượng theo đặc thù từng ngành, do đó, đề nghị Ban soạn thảo
sửa quy định này thành yêu cầu bắt buộc chứ không phải là “có thể”. Việc quy định
như vậy cũng phù hợp với điểm c của phần 2. Tổ chức quán triệt, tập huấn, phổ
biến, tuyên truyền Bộ luật dân sự “Tổ chức
phổ biến, tuyên truyền Bộ luật dân sự tại các Bộ, ngành, địa phương với nội dung
và hình thức phù hợp với từng đối tượng cụ thể
để bảo dảm công tác tuyên
truyền phải đem lại hiệu quả…”
.

Về thời gian thực hiện: Dự thảo đang đặt
ra yêu cầu là Quý I năm 2016 cho việc biên soạn tài liệu tập huấn chuyên sâu
riêng. Tuy nhiên, tài liệu này chỉ có thể được biên soạn trên cơ sở tài liệu tập
huấn chuyên sâu cho Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện (cũng Quý I, 2016). Vì vậy, cần
điều chỉnh lùi thời gian thực hiện tài liệu chuyên sâu riêng sau thời hạn thực
hiện biên soạn tài liệu tập huấn chuyên sâu chung, hoặc quy định cụ thể thời
gian theo tháng, không để chung chung theo Quý.

3.2.

soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tự mình hoặc kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền kịp thời hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất ban hành văn
bản mới cho phù hợp với Bộ luật dân sự

Về
tiêu đề
mục này, đề nghị sửa
lại là ”Rà soát các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan để kịp thời đề xuất hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc
ban hành văn bản mới cho phù hợp với Bộ luật dân sự”
cho ngắn gọn nhưng rõ
và đủ ý hơn.

Về
những văn bản cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để bảo đảm thi hành Bộ luật
dân sự:
Mục 5.2 nêu ra việc
xây dựng mới 6 văn bản cụ thể và các văn bản khác trên cơ sở kết quả rà soát Bộ
luật dân sự với các pháp luật chuyên ngành về ngân hàng, tín dụng. Dường như
quy định như vậy còn thiếu những văn bản thuộc các lĩnh vực khác. Mục 5.1 đã đặt
ra yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp thực hiện
việc rà soát, và trên cơ sở báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Tư pháp tổng
hợp, xây dựng Báo cáo kết quả rà soát và đề xuất hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban
hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để trình Thủ tướng Chính
phủ. Như vậy, ngoài các văn bản nêu tại mục 5.3 thì nhiều khả năng sẽ có những
văn bản khác cần được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ, ban hành mới. Do
đó, tại Mục 5.2 cần quy định thêm về những văn bản khác mà qua rà soát
thấy cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế để phù hợp với Bộ luật dân sự.

Về
sự tham gia của cơ quan phối hợp:
Mục 5.2 đề cập tới nhiều văn bản liên quan đến doanh nghiệp, tuy nhiên, chỉ
có một văn bản đề cập tới Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là cơ quan
phối hợp (Luật đăng ký tài sản). Dự thảo không thể hiện tiêu chí để đưa VCCI
vào danh sách các cơ quan phối hợp, đồng thời cũng không rõ cơ quan phối hợp thực
hiện nhiệm vụ gì. Liệu các văn bản khác liên quan đến doanh nghiệp (Nghị định về
giao dịch bảo đảm, Nghị định về hợp đồng hợp tác…) có yêu cầu VCCI phối hợp
không, hay quy định ”các cơ quan, tổ chức
khác có liên quan”
đã bao hàm toàn bộ. Đề nghị Ban soạn thảo làm rõ nội
dung này.

Về
thời hạn sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản:
Dự thảo đặt ra thời hạn tháng 7, 8 hoặc quý III/ 2016. Mặc
dù việc ban hành văn bản để kịp thời triển khai Bộ luật dân sự (hiệu lực từ
01/01/2017) là rất cần thiết, tuy nhiên cũng cần được xem xét cân đối giữa các
loại công việc. Ví dụ, việc ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, văn bản mới dựa
trên kết quả rà soát thì phải chờ kết quả rà soát và Báo cáo của Bộ Tư pháp
trình Thủ tướng Chính phủ (dự kiến Quý III/ 2016), sau đó tiến hành các bước
theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, Dự thảo cần
dự tính những trường hợp này và quy định phù hợp.

4.     Về
Tổ chức thực hiện

Dự thảo quy định
”Trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc thì kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để hướng dẫn giải quyết và
gửi báo cáo kết quả triển khai thi hành
Bộ luật dân sự
về Bộ Tư pháp trước 31/12/2016 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ
”. Đề nghị sửa quy định này thành ”… kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật dân sự…”.

Về
ngân sách:
Dự thảo quy định
”Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp
được phân công thực hiện các nhiệm vụ quy định trong Kế hoạch này có trách nhiệm
dự toán bổ sung và sắp xếp, bố trí trong nguồn ngân sách năm 2016 đã được phê
duyệt để tổ chức thực hiện”
. Đề nghị bổ sung thành ”Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp được phân công thực hiện các
nhiệm vụ quy định trong Kế hoạch này có trách nhiệm dự toán bổ sung, gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự toán
ngân sách theo quy định của pháp luật
và sắp xếp, bố trí…”.

Đối với các cơ
quan nhà nước, ngân sách để thực hiện Kế hoạch này là ngân sách thường xuyên hoặc
được cấp bổ sung, tuy nhiên, đối với các cơ quan, tổ chức khác lại không có nguồn
ngân sách này. Do đó, đề nghị bổ sung quy định về việc cấp ngân sách theo vụ việc
trong trường hợp cần thiết, khi các cơ quan, tổ chức không phải cơ quan nhà nước
thực hiện nhiệm vụ/ phối hợp quy định trong Kế hoạch này.

Trên đây là một
số ý kiến ban đầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với Dự
thảo Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật dân sự.

Trân trọng cảm
ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.