Vài ý kiến về báo cáo rà soát Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp – Luật gia Vũ Xuân Tiền

Thứ Tư 09:07 14-09-2011

Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ban hành lần đầu vào năm 1997, qua nhiều lần bổ sung sửa đổi, ngày 03/6/2008, Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 3 thông qua Luật thuế TNDN (Luật số 14/2008/QH12) thay thế các Luật trước đó. Luật thuế TNDN 2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 đã đạt được những mục tiêu đặt ra khi xây dựng Luật.

Qua ba năm thực hiện, Luật thuế TNDN 2008 đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch. Tuy nhiên, cho đến nay, Luật thuế TNDN 2008 đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Vì vậy, rà soát Luật thuế TNDN và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan nhằm kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật này là cần thiết khách quan và cấp bách.

Báo cáo rà soát Luật thuế TNDN đã phát hiện 07 vấn đề cần bổ sung, sửa đổi và đưa ra những khuyến nghị cho việc bổ sung, sửa đổi. Đó là những phát hiện đúng, khách quan. Những khuyến nghị về việc bổ sung, sửa đổi là phù hợp với chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn  2011- 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17 tháng 05 năm 2011.

Với những nội dung của văn bản luật, 07 vấn đề được nêu trong Báo cáo rà soát là đầy đủ. Song, Luật của nước ta nói chung, Luật thuế TNDN nói riêng là Luật khung. Do đó, những vấn đề cần trao đổi lại chủ yếu thuộc phạm vi Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Phạm vi rà soát bao gồm cả Luật và các văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, xin được nêu một số nội dung bổ sung cho báo cáo rà soát từ văn bản Luật và Nghị định số 124/2008/ NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN" (NĐ 124).

Về thu nhập khác

Thu nhập khác của doanh nghiệp được quy định tại:

Khoản 2 Điều 3 Luật thuế TNDN;

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 124.

Đoạn 30,31,32 Chuẩn mực kế toán số 14 "Doanh thu và thu nhập khác" ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Mục IV Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính".

Điều đáng quan tâm là quy định về nội dung chỉ tiêu Thu nhập khác của doanh nghiệp trong các văn bản nêu trên lại có điểm không thống nhất, cụ thể như sau:

Theo Thông tư 89/2002/TT-BTC, Thu nhập khác của doanh nghiệp gồm 8 khoản sau:

Thu nhËp tõ nh­îng b¸n, thanh lý TSC§;

Thu tiÒn ®­îc ph¹t do kh¸ch hµng vi ph¹m hîp ®ång;

Thu c¸c kho¶n nî khã ®ßi ®· xö lý xãa sæ;

C¸c kho¶n thuÕ ®­îc NSNN hoµn l¹i;

Thu c¸c kho¶n nî ph¶i tr¶ kh«ng x¸c ®Þnh ®­îc chñ;

C¸c kho¶n tiÒn th­ëng cña kh¸ch hµng liªn quan ®Õn tiªu thô hµng hãa, s¶n phÈm, dÞch vô kh«ng tÝnh trong doanh thu (nÕu cã);

Thu nhËp quµ biÕu, quµ tÆng b»ng tiÒn, hiÖn vËt cña c¸c tæ chøc, c¸ nh©n tÆng cho doanh nghiÖp;

C¸c kho¶n thu nhËp kinh doanh cña nh÷ng n¨m tr­íc bÞ bá sãt hay quªn ghi sæ kÕ to¸n, n¨m nay míi ph¸t hiÖn ra,...

Theo Thông tư số 130/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 124, thu nhập khác gồm 20 khoản như sau:

1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán;

2. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;

3. Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; cho thuê tài sản dưới mọi hình thức.

4. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác.

5. Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn;

6. Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ; Lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh (không bao gồm lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh).

7. Hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ khó đòi và hoàn nhập khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã trích nhưng hết thời gian trích lập  không sử dụng hoặc sử dụng không hết.

8. Khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được.

9. Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.

10.  Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót do doanh nghiệp phát hiện ra.

11. Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ khoản bị phạt, bị trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

12. Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, để điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trừ trường hợp đánh giá tài sản cố định khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.

13. Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bằng tiền, bằng hiện vật từ khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác.

14. Tiền đền bù về tài sản cố định trên đất và tiền hỗ trợ di dời sau khi trừ các khoản chi phí liên quan như chi phí di dời (chi phí vận chuyển, lắp đặt), giá trị còn lại của tài sản cố định và các chi phí khác (nếu có).

15. Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu;

16. Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ.

17. Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước được chia từ thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

18. Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài.

19. Các khoản thu nhập nhận được bằng tiền hoặc hiện vật từ các nguồn tài trợ trừ khoản tài trợ nêu tại Khoản 7 Mục VI Phần này.

20. Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, từ Luật đến Nghị định và đến Thông tư, nội dung của khoản thu nhập khác của doanh nghiệp đã được nối dài và có sự khác nhau rất cơ bản. Điều đó gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp trong công tác kế toán và thực hiện nghĩa vụ thuế. Đề nghị khi sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN tới đây, điều khoản về Thu nhập khác cần quy định cụ thể hơn, tránh tình trạng các Thông tư cứ vô tư "nối dài vô tận" như hiện nay. Đồng thời, cũng cần đảm bảo sự nhất quán giữa văn bản hướng dẫn về thuế với văn bản hướng dẫn về Chuẩn mực kế toán. Thuế và kế toán tuy là hai lĩnh vực nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Về trích lập và sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ

Việc trích lập và sử dụng quỹ phát triển khoa học - công nghệ được quy định tại Điều 17 Luật thuế TNDN và Điều 18 NĐ 124. Quy định tại Điều 18 NĐ 124 như sau:

1. Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% trên thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Hàng năm, doanh nghiệp tự quyết định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học theo quy định trên đây và lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mẫu Báo cáo trích lập, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp do Bộ Tài chính quy định.

2. Doanh nghiệp đang hoạt động mà có thay đổi về hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập.

Doanh nghiệp có Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng hết khi chia, tách thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc chia tách được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trước khi chia, tách. Việc phân chia Quỹ phát triển khoa học và công nghệ do doanh nghiệp quyết định và đăng ký với cơ quan Thuế.

Như vậy, theo Luật thuế TNDN và NĐ 124, Bộ Tài chính chỉ có trách nhiệm quy định mẫu Báo cáo trích lập, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Song, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011 "Hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp".

Theo Thông tư 15, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được quản lý như với một pháp nhân độc lập. Bởi vì, thủ tục thành lập quỹ gồm:

"Doanh nghiệp gửi Quyết định thành lập Quỹ, điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước hoặc cùng thời điểm nộp báo cáo trích, sử dụng Quỹ trong kỳ trích lập đầu tiên.

Doanh nghiệp gửi Quyết định thành lập Quỹ, điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ cho Sở Khoa học và công nghệ, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Quỹ".

Việc sử dụng quỹ cũng được quy định với những thủ tục rất phiền hà như sau:

"Đề tài, dự án khoa học và công nghệ của doanh nghiệp phải được xây dựng và chịu trách nhiệm, tổ chức thực hiện theo những quy định của Nhà nước về thủ tục xét duyệt, nghiệm thu (có hội đồng đánh giá đầu vào, hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả đầu ra) và kết quả đề tài được hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định về khoa học và công nghệ, được áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất phải có xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

Các hoạt động hợp tác nghiên cứu, triển khai về khoa học và công nghệ nêu tại điểm này phải được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ tại Việt Nam phê duyệt".

Với những quy định trên, TT15 đã áp đặt những việc mà doanh nghiệp phải làm như thành lập các hội đồng khoa học. Việc quy định đề tài, dự án phải "được áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp" cũng không hợp lý. Bởi lẽ, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công nghệ cũng gặp những rủi ro lớn và nhiều trường hợp là bất khả kháng đối với doanh nghiệp.

Đề nghị:

Bổ sung vào Điều 17 Luật thuế TNDN nội dung: "Chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định việc trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sử dụng quỹ đúng mục đích".

Bãi bỏ Thông tư 15/2011/TT-BTC, đưa nội dung về Mẫu Báo cáo trích lập, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp vào Thông tư 130/2008/TT-BTC.

Về thu nhập phát sinh do việc chuyển nhượng vốn:

Thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng vốn được quy định tại Luật thuế TNDN, NĐ 124 và các Thông tư hướng dẫn có liên quan của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên chưa quy định và hướng dẫn với ba trường hợp sau đây đã phát sinh trong thực tế:

Công ty cổ phần thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu hoặc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn có phát sinh phần chênh lệch lớn hơn giữa giá phát hành và mệnh giá được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn cổ phần. Phần phát sinh này có chịu thuế TNDN không?

Doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ....) có phát sinh thu nhập thì khoản thu nhập này có  chịu thuế khi tính thuế TNDN hay không?

Công ty cổ phần tiến hành chia tách, hợp nhất, sáp nhập mà phải thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia tách, hợp nhất, sáp nhập có phát sinh thu nhập do hoán đổi cổ phiếu thì phải kê khai, nộp thuế TNDN về khoản thu nhập này hay không?

Ba trường hợp nêu trên đã phát sinh trong thực tế nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện. Điều đó gây khó khăn cho cả các doanh nghiệp và cơ quan thuế. Vì vậy, đề nghị bổ sung những trường hợp nêu trên và văn bản Luật hoặc NĐ 124 để hướng dẫn thực hiện đảm bảo sự nhất quán trong hệ thống pháp luật về thuế.

Về việc cho thuê tài sản và bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm

Luật thuế TNDN không quy định chi tiết về vấn đề này. Tiết d, khoản 3 Điều NĐ 124 quy định như sau: "d) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước".

Trong thực tế đã phát sinh trường hợp, doanh nghiệp cho thuê hạch toán toàn bộ số tiền bên thuê trả cho nhiều năm vào doanh thu của năm thu tiền. Xử lý về thuế TNDN trong trường hợp này như thế nào? Đề nghị có quy định trong văn bản thuộc Nghị định của Chính phủ.

Về trích khấu hao tài sản cố định

Tiết d, khoản 1 Điều 9 N Đ 124 quy định trường hợp khấu hao TSCĐ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau: "d) Phần trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của Bộ Tài chính bao gồm: khấu hao đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe; khấu hao của tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách, kinh doanh du lịch, khách sạn".

Có hai vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi:

Quy định phần "khấu hao đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe" không được trừ vào thu nhập chịu thuế là không hợp lý, không được quy định tại văn bản luật nào. Mức khống chế về nguyên giá xe nêu trên chỉ phù hợp khi nguồn vốn để mua xe lấy từ ngân sách Nhà nước. Đề nghị bãi bỏ giới hạn này đối với các doanh nghiệp.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã nhận vốn góp bằng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại. Đó là những tài sản cố định vô hình, được định giá và ghi nhận trong BCTC của bên nhận vốn góp. Các doanh nghiệp được tính khấu hao đối với những TSCĐ vô hình nêu trên để trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN như thế nào?

Về chi phí tiền lương, tiền công, tiền thù lao của sáng lập viên không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh

Tiết k, khoản 2 Điều 9 Luật thuế TNDN quy định không được trừ vào thu nhập chịu thuế với trường hợp " k) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật".

Quy định nêu trên sử dụng cụm từ "sáng lập viên" là không hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ, theo quy định của Luật DN, các sáng lập viên là người đồng ý và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên khi thành lập doanh nghiệp. Trong các công ty cổ phần, đó là các cổ đông sáng lập. Trong các công ty TNHH, công ty hợp danh không có sự phân biệt giữa thành viên sáng lập và thành viên không phải là thành viên sáng lập. Trong thực tế hiện nay, có khá nhiều công ty cổ phần mà cổ đông sáng lập có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký DN nhưng đã chuyển nhượng hết vốn. Quản lý, điều hành công ty lại là những cổ đông nhận chuyển nhượng vốn từ cổ đông sáng lập. Từ đó, câu hỏi đặt ra là: các thành viên, các cổ đông không phải là "sáng lập viên", không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh nhưng lại được trả thù lao thì tiền thù lao này có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế hay không?

Để đảm bảo minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế, đề nghị sửa lại tiết k, khoản 2 Điều 9 Luật thuế TNDN như sau:

" k) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho các thành viên góp vốn của công ty TNHH, thành viên hợp danh và thành viên góp vốn của công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật".

Về thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Khoản 2 Điều 3 Luật thuế TNDN chỉ nêu tên thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. Điều 13 N Đ 124 quy định về thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản như sau: "Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; thu nhập từ cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai không phân biệt có hay không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất".

Quy định về nội dung của thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản như trên với nguyên tắc "không phân biệt có hay không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất" là chưa đủ, chưa rõ ràng và phi thực tế. Cần quy định cụ thể cho các trường hợp sau:

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là quyền sử dụng đất, không có tài sản trên đất;

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là quyền sử dụng đất bao gồm cả tài sản trên đất;

Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản trên đất không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất.

Trên đây là một số ý kiến bổ sung cho báo cáo rà soát Luật Thuế TNDN. Xin kính chuyển để nhóm nghiên cứu tham khảo.

 

Các văn bản liên quan