Góp ý của ThS. LS Nguyễn Hoàng Giang-Công ty Luật TNHH VNLC

Thứ Sáu 14:12 22-04-2011

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH

THI HÀNH LUẬT KHOÁNG SẢN

ThS. LS Nguyễn Hoàng Giang

Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH VNLC

1. Về quy định việc hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản (Điều 3)

Quy định việc hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản là hợp lý trong điều kiện kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đồng Việt Nam trong thời gian qua trượt giá rất lớn cho nên cần phải tính toán sao để ban hành đơn giá hợp lý để tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin không phải chịu khoản chi phí quá lớn.

Điểm b khoản 2 Điều 3 quy định: “ Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được …thì ấn định …theo nguyên tắc quy định tại khoản 1”. Đề nghị bỏ đoạn cuối. Đối với trường hợp quy định tại điểm b thì không nên coi đây là việc hoàn trả mà khi tổ chức, cá nhân đã bỏ tiền của mình ra để thực hiện việc điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản thì tất cả các tài liệu đó đã thuộc sở hữu của họ. Trường hợp này họ được thực hiện ba quyền năng của chủ sở hữu trong đó: có quyền bán, tặng cho. Nếu bán thì đó là giao dịch dân sự và sẽ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận, các bên tự nguyện.. áp dụng các nguyên tắc của Bộ luật dân sự. Khi các bên đều có cung và cầu thì thế nào cũng gặp nhau trên một điểm là sẽ thỏa thuận được giá mua tài liệu đó. Vậy không nên áp dụng theo quy định tại khoản 1. Vì bên có tài liệu họ làm chi phí ít thì họ bán rẻ, còn chi phí lớn thì họ bán đắt. nếu áp dụng khoản 1 mà không đảm bảo chi phí của họ bỏ ra thì sao?

2. Về đầu tư điều tra cơ bán địa chất (Điều 10)

Khoản 1 Điều 10 quy định khuyến khích, nhưng lại trừ một số khoáng sản hoặc khu vực biên giới. Đề nghị cân nắc thêm trừ các loại khoáng sản này đã đầy đủ chưa. Tại sao điều tra cơ bản địa chất về than lại trừ, trong khi đó dầu mỏ, khí đốt, vàng lại không trừ?

Tiều đề điều là điều tra cơ bản.. bằng vốn của tổ chức, cá nhân cho nên không cần có khoản 3.

3. Về quyền lợi của tổ chức, cá nhân (Điều 11)

Điều này quy định: “Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư…để phục vụ nghiên cứu khoa học, hoạt động khoáng sản trong khu vực..; trường hợp khu vực đã điều tra…là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì được ưu tiên xem xét trong quá trình lựa chọn là tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản”. Quy định này không hợp lý, tại sao chỉ được ưu tiên xem xét trong quá trình lựa chọn là tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản, họ không được ưu tiên lựa chọn khai thác. Trong khi đó theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật thì khái niệm hoạt động khoáng sản bao gồm cả thăm dò và khai thác. Nếu quy định như Dự thảo thì không đảm bảo tính thông thoáng, khuyến khích được tổ chức, cá nhân đầu tư điều tra cơ bản.

4. Về điều kiện, nội dung chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản (Điều 16)

Khoản 1 nhất trí như dự thảo.

Khoản 2 về nội dung chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản liên quan đế quyền sử dụng đất. theo quy định của pháp luật về đất đai thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có công chứng và phải đăng ký quyền sử dụng đất. Vậy hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cũng nên có công chứng để bảo đảm quyền lợi của các bên đồng thời phù hợp với các quy định khác có liên quan.

5. Về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Điều 34)

Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thực chất có phải là tiền bán khoáng sản không. Nếu theo quy định như Dự thảo có thể hiểu đó là tiền bán khoáng sản. Khi Khai thác tổ chức, cá nhân này có phải nộp thuế tài nguyên nữa không?

Khoản 2 quy định: “ Tiền cấp quyền khia thác khoáng sản được thu một lần khi tổ chức, cá nhân nhận Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc thu theo hàng năm, Trường hợp thu theo hàng năm, tổ chức ,cá nhân khai thác phải nộp thêm lãi xuất đối với số tiền chưa nộp bằng mức lãi xuất cho vay của Ngân hàng Thương mại Việt Nam”. Theo quy đinh này khó thực hiện. Doanh nghiệp sẽ không có khả năng nộp tiền khai thác một lần nếu thời hạn khai thác là mấy chục năm. Nếu nộp hàng năm mà họ phải chịu lãi theo lãi xuất cho vây thì doanh nghiệp không chịu nổi với mức lãi xuất hiện nay, chưa tính đến khả năng mức lãi xuất có thể tăng thêm.

6. Về nội dung liên quan đến thẩm quyền quản lý nà nước về khoáng sản (Điều 7)

Chương X của Luật khoáng sản đã quy định rõ ràng, cụ thể thẩm quyền quản lý nhà nước về khoáng sản, khoản 4 Điều 9 đã giao cho: “ Bộ tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ khác và các địa phương có liên quan lập. trình Thur tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lước khoáng sản” thì Nghị định nên bám sát vào các quy định của Luật quy định cho phù hợp đảm bảo tính thống nhất.

Các văn bản liên quan