Góp ý Báo cáo rà soát Luật Hải Quan và các văn bản liên quan – Ông Nguyễn Thâm – Công ty Tân Tiên Phong

Thứ Bảy 21:34 03-09-2011

Góp ý Báo cáo rà soát Luật Hải Quan và các văn bản liên quan.

Hội thảo ngày 31-08-2011 tại Văn phòng Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam .

Nguyễn Thâm

Công ty Tân Tiên Phong

E-mail tham@tantienphong.com

 

Nội dung 1 :

Đại lý làm thủ tục hải quan :

Điều 21-Luật Hải quan 2001, Nghị định 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011

Nêu vấn đề : 

-          Điều 1, Nghị định 14/2011/ND-CP : Đại lý làm thủ tục hải quan là một thương nhân . (Là một doanh nghiệp dân doanh và sẽ là người cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan).

-          Nhân viên đại lý hải quan là nhân viên làm việc cho doanh nghiệp dân doanh này và do doanh nghiệp này tuyển dụng và trả lương.

-          Điều 5, Nghị định14/2011/NĐ-CP : Nhân viên đại lý hải quan phải làm đơn xin cấp thẻ nhân viên hải quan và nộp bộ hồ sơ xin cấp thẻ cho Đại lý hải quan.

-          Điều 6, Nghị định 14/2011/NĐ-CP : Trong thời hạn không quá 5 ngày nếu không cấp thẻ thì chủ doanh nghiệp (Đại lý hải quan - người cấp thẻ) phải thông báo bằng văn bản và nói rõ lý do không được cấp thẻ cho người đề nghị cấp thẻ - là nhân viên của mình – biết (!).

Không khi nào một anh nhân viên của mình lại trình đơn cho giám đốc để cấp thẻ nhân viên hải quan. Và bản thân giám đốc lại phải thông báo bằng văn bản cho nhân viên của mình trong vòng 5 ngày để cung cấp thẻ. Tôi cho rằng đây là một văn bản đã sửa lại theo yêu cầu của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính theo đề án 30 nhưng khi sửa anh quên sửa cái chuyện tổng cục hải quan cấp lại đại lý thẻ hải quan đổi lại là đại lý cấp thẻ hải quan. Trong nghị định này tôi thấy cả 4 nhân tố là không  minh bạch, không thống nhất, không khả thi và không hợp lý. Bởi vì, anh quy định cái gì cũng có phép trong khi chúng ta tự do hóa thị trường mậu dịch khi chúng ta tham gia WTO.

Kiến nghị :

1.      Cần xem xét đề sửa đổi Chương I : Những quy định chung, đặc biệt là các Điều 3, Điều 5 và Điều 6 theo hướng rõ ràng , minh bạch và quy chuẩn.

2.      Cần mở rộng các đối tượng tham gia vào bên thứ 3 giao dịch với cơ quan hải quan theo hướng tự do hóa thị trường dịch vụnhư khi ta cam kết để vào WTO. Cần chuyển các loại hình kinh doanh dịch vụ này trở nên kinh doanh không có điều kiện bằng cách quy định nhiều cấp bậc khác nhau theo mức độ ủy thác của chủ hàng để có những

-          Doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn là đại lý hải quan (được ủy thác đầy đủ).

-          Doanh nghiệp chỉ nhận một số việc do chủ hàng ủy thác.

-          Có doanh nghiệp chỉ nhận một việc do chủ hàng ủy thác.

-          (Bởi vì một lái xe tải có thể cầm giấy giới thiệu của chủ hàng để làm thủ tục hải quan)

3.      Nghiên cứu để thay đổi cách viết khoản 2, Điều 5 và khoản 1, Điều 6, Nghị định 14/2011/NĐ-CP vì như vậy Chính phủ can thiệp quá sâu vào quy trình quản lý và tổ chức bộ máy của doanh nghiệp.

Nội dung 2 : 

Ở nước ngoài người ta làm đúng như ý tưởng của Nghị định này, muốn làm sao có một anh thay mặt chủ hàng đứng ta đóng thuế khai và chịu trách nhiệm trước hải quan, trước pháp luật.

Đại lý thủ tục hải quan trước đây là môi giới hải quan, dại lý khai thuê hải quan, đại lý dịch vụ hải quan và bây giờ gọi là đại lý làm thủ tục hải quan. Hơn 12 năm nay ta quanh quẩn chỗ này. Khoảng năm  1996 – 1998 chúng ta thành lập Hiệp hội đại lý hải quan Việt Nam, vậy bây giờ Hiệp hội ấy ở đâu? Biến tan rồi. Nên tại sao tôi nói Nghị định 14 là nghị định bất khả thi.

Đại lý làm thủ tục hải quan :

Điều 8 và Điều 9, Nghị định 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011

Chính phủ quy định : Hợp đồng giữa Chủ hàng và Đại lý hải quan phải ủy quyền đầy đủ các công việc : Đặc biệt là ký tên, đóng dấu tờ khai, nộp các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu thay mặt chủ hàng….

Nêu vấn đề :

-          Chính phủ đã quy định nội dung hợp đồng thương mại giữa hai thương nhân.

-          Khi chủ hàng đã chuyển tiền thuế cho đại lý hải quan nhưng đại lý hải quan không nộp thay mình.

-          Đại lý hải quan thông báo chủ hàng số tiền thuế phải nộp và yêu cầu họ chuyển vào TK của mình để mình trực tiếp nộp kho bạc nhưng chủ hàng không có tiền hay không chuyển tiền.

-          Chủ hàng không chịu chuyển tiền cho đại lý của mình vì cho rằng đại lý không làm tròn trách nhiệm nên tính thuế cao hơn quy định và đề nghị phúc tra trước khi nộp thuế.

Câu hỏi :

-          Chính phủ có can thiệp và điều chỉnh được quan hệ hợp đồng giữa chủ hàng và đại lý hải quan như khi đã quy định hợp đồng của họ phải có nội dung gì ?

-          Ai sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chậm nộp thuế ? Theo NĐ thì Đại lý hải quan. Vậy đại lý hải quan sẽ hưởng bao nhiêu tiền thù lao để nhận một trách nhiệm về tài chính, hành chính lớn như vậy ? Chưa nói đến nó sẽ dẫn đến trách nhiệm hình sự.

-          Việc cưỡng chế của cơ quan hải quan : Không cho tiếp tục mở tờ khai của các lô hàng tiếp theo trong phạm vi cả nước sẽ áp dụng đối với chủ hàng, đại lý hải quan hay cả hai ?

Kiến nghị : 

1.      Cần phải quy định rõ ràng, cụ thể những nội dung này. Đặc biệt là ở Việt Nam chúng ta chưa có tập quán đại lý hải quan nộp thuế XNK thay chủ hàng.

2.      Xem xét tính khả thi của Nghị định này .

Đại lý hải quan là một ngành dịch vụ rất nhạy cảm. Đã hơn 10 năm nay chúng ta bàn bạc nhiều, có nhiều văn bản, quy định về nghề nghiệp này. Về phía tính chuyên ngành cũng đã thành lập cả Hiệp hội Đại lý Hải quan Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa có hoạt động gì. Vì vậy khi ra các văn bản pháp quy cần cân nhắc đến thực tế Viêt Nam để các văn bản sau khi ban hành có thể thực thi được.

Nội dung 3 :

Thủ tục hải quan hàng quá cảnh Việt Nam.

-          Điều 40, Luật Hải quan.

-          Điều 19, Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005.

-          Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 có hiệu lực từ 20/01/2011: Không nói gìvề hàng quá cảnh.

-          Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009, Điều 3 : Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển đa phương thức (quốc tế).

-          Thông tư Số 45/2011/TT-BTC ngày 04/04/2011 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức (quốc tế).

 

Nội dung 4 :

Kiểm tra sau thông quan

-          Điều 32 Luật Hải quan,

-          Chương VI, Kiểm tra sau thông quan… Nghị định 154/2005/NĐ-CP

Ngày 15/12/2005.

-          Phần VI, Kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế … Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.

Nêu vấn đề :

-          Mục tiêu cuối cùng của kiểm tra sau thông quan là tránh thất thu cho nhà nước. Mục tiêu này trùng với mục tiêu của thanh tra thuế.

-          Quy định kiểm tra sau thông quan làm cho doanh nghiệp ưu tư, lo lắng về đúng/sai trong kinh doanh xuất nhập khẩu của mình mặc dù việc thông quan đó để lấy hàng đã được cơ quan hải quan chấp nhận.

-          Doanh nghiệp luôn luôn bị giám sát, kiểm tra và thanh tra của ngành thuế. Nay lại kiểm tra sau thông quan. Như vậy một việc mà bị 2 cơ quan nhà nước quản lý “Một cổ hai tròng”. Trong khi đó mục tiêu, như nói ở trên, là một.

Kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế phải chăng là cùng mục đích ? đó là tránh thất thu cho nó nước. và 2 cái này đều là ở Bộ tài chính. Mục tiêu cuối cùng là thu thêm tiền. Kiểm tra sau thông quan làm cho doanh nghiệp không biết có bị hải quan kiểm tra lại không. Ngành thuế cũng như thế. Như vậy một doanh nghiệp kinh doanh thôi mà bị hai tròng quản lý.

Kiến nghị :

-          Bãi bỏ kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp.

-          Sát nhập kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp vào thanh tra thuế. Khi kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan phát hiện những nghi vấn thì phối hợp hoặc chuyển hồ sơ qua thanh tra thuế để kiểm tra.

-          Cần nêu chế tài đối với công chức hải quan, cơ quan hải quan nơi để việc thông quan xảy ra thiếu sót dẫn đến kiểm tra sau thông quan phát hiện, làm liên lụy đến doanh nghiệp. (Điều 69 NĐ 154/2005/NĐ-CP: Xử lý kết quả kiểm tra. Điều 163 TT 194/2010/TT-BTC : Những việc thực hiện sau kiểm tra thông quan… chỉ nói về thu thuế).

 

 

Các văn bản liên quan