Giám sát tài sản công của doanh nghiệp Trung Quốc

Thứ Sáu 10:33 26-05-2006
Việc hợp nhất Luật DNNN vào Luật Doanh nghiệp (thống nhất) khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: vậy quản lý vốn nhà nước trong các công ty có vốn của Nhà nước như thế nào? cơ chế nào giám sát những người quản lý công ty có vốn của Nhà nước?

Để tham khảo bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về vấn đề này, hân hạnh giới thiệu bài viết của ông Vu Cát, Phó trưởng ban Luật, Ủy ban quản lý tài sản Trung Quốc trong cuộc nói chuyện gần đây tại CIEM, Hà Nội:



[size=18]Giám sát tài sản công của doanh nghiệp Trung Quốc

Vu Cát
Phó trưởng ban Luật, Uỷ ban quản lý tài sản NN Trung quốc


I - Hiện trạng quản lý
Tài sản công là cơ sở vật chất quan trọng trong việc phát triển kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc. Xây dựng và kiện toàn thể chế giám quản tài sản công có liên quan đến việc hoàn thiện cơ chế thị trường XHCN, liên quan đến việc kiên trì chế độ kinh tế cơ bản của CHXH, liên quan đến việc đưa cải cách xí nghiệp quốc doanh đi vào chiều sâu.

Theo thống kê, tính đến cuối năm 2002, tổng kim ngạch của tài sản công trong cả nước là 11.800 tỷ nhân dân tệ (NDT). Trong đó của trung ương là 5600 tỷ NDT, chiếm 48%, của địa phương là 6200 tỷ NDT, chiếm 52%. Tài sản công mang tính kinh doanh là 7700 tỷ NDT, chiếm 65%, tài sản công mang tính phi kinh doanh là 4100 tỷ NDT, chiếm 35% .

Trong số tài sản công mang tính kinh doanh, có 159.000 hộ doanh nghiệp công thương đã sử dụng 6500 tỷ đồng tài sản công (chỉ vốn của Nhà nước và được hưởng quyền lợi của người sở hữu, dưới đây cũng vậy). Có 401 hộ doanh nghiệp tài chính tiền tệ, bảo hiểm đã sử dụng khoảng 1000 tỷ đồng tài sản công, còn các loại quỹ xây dựng là 120 tỷ đồng.

Hiện nay, có 191 hộ doanh nghiệp TW do Uỷ ban giám quản tài sản công của Quốc Vụ Viện trực tiếp giám quản, đến cuối năm 2002 có tổng kim ngạch tài sản là 7100 tỷ, quyền lợi và lợi ích của người sở hữu là 2590 tỷ, lợi nhuận thực hiện khoảng 240,6 tỷ NDT. Có hơn 5000 hộ doanh nghiệp TW do 86 ban ngành khác ở TW quản lý, với tổng kim ngạch tài sản là 1770 tỷ đồng. Khoảng 1000 tỷ đồng của quyền lợi, lợi ích người sở hữu, lợi nhuận thực hiện khoảng 54,9 tỷ đồng.

Có khoảng 140.000 hộ doanh nghiệp quốc hữu và doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát cổ phần, có tổng kim ngạch tài sản là 10.000 tỷ đồng, khoảng 3000 tỷ đồng thuộc quyền lợi lợi ích của người sở hữu, lợi nhuận thực hiện khoảng 83,2 tỷ đồng .

Trong số tài sản công mang tính phi kinh doanh, bao gồm 1.100.000 hộ thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp các cấp, sử dụng khoảng 3000 tỷ NDT tài sản công. Có 140.000 hạng mục xây dựng cơ bản, sử dụng 1100 tỷ NDT tài sản công.

Theo thống kê, đến cuối năm 2003, doanh nghiệp TW có 8090 tỷ NDT tổng kim ngạch tài sản, tăng 11,2 % so với năm trước, 3470 tỷ NDT thuộc quyền lợi lợi ích của người sở hữu, tăng 5,6% so với năm trước, đã hoàn thành 4000 tỷ NDT thu nhập tiêu thụ, tăng 21,6% so với năm trước; cả năm đã thực hiện 300 tỷ NDT lợi nhuận, tăng 24,5% so với năm trước.

II. Cơ cấu tổ chức

1.Quốc Vụ Viện thay mặt cho nhà nước thi hành chức trách của người xuất vốn cho các doanh nghiệp quốc hữu cỡ lớn và các doanh nghiệp Nhà nước kiểm soát cổ phần và doanh nghiệp Nhà nước tham gia góp cổ phần có liên quan đến mạch máu kinh tế quốc dân và an ninh quốc gia, và những doanh nghiệp quốc hữu, doanh nghiệp nhà nước kiểm soát cổ phần và doanh nghiệp nhà nước tham gia góp cổ phần thuộc các lĩnh vực: các trang thiết bị hạ tầng quan trọng và tài nguyên thiên nhiên quan trọng v.v... Quốc Vụ Viện xác định và công bố những doanh nghiệp nào do Quốc Vụ Viện thực hiện chức trách của người xuất vốn. Ngoài những doanh nghiệp do Quốc Vụ Viện thi hành chức trách của người xuất vốn ra, Chính phủ nhân dân các tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc, và Chính phủ nhân dân của các thành phố thiết lập khu, châu tự trị sẽ chia nhau thay mặt nhà nước thực hiện chức trách của người xuất vốn đối với các doanh nghiệp quốc hữu, doanh nghiệp Nhà nước kiểm soát cổ phần và doanh nghiệp Nhà nước tham gia góp cổ phần. Trong đó, những doanh nghiệp quốc hữu, doanh nghiệp Nhà nước kiểm soát cổ phần và doanh nghiệp Nhà nước tham gia góp cổ phần, do Chính phủ nhân dân tỉnh khu tự trị, thành phố trực thuộc xác định và công bố, đồng thời lập biên bản báo cáo lên cơ quan giám quản tài sản công của Quốc Vụ Viện; những doanh nghiệp quốc hữu, doanh nghiệp Nhà nước kiểm soát cổ phần và doanh nghiệp Nhà nước tham gia góp cổ phần khác do Chính phủ nhân dân các thành phố nơi thiết lập khu, châu tự trị thi hành chức trách người xuất vốn, sẽ do Chính phủ thành phố nơi thiết lập khu, châu tự trị xác định và công bố, đồng thời lập biên bản báo cáo lên Chính phủ nhân dân tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc .

Những doanh nghiệp do Quốc Vụ Viện, Chính phủ nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc và do Chính phủ nhân dân cấp thành phố nơi thiết lập khu, châu tự trị thi hành chức trách của người xuất vốn, dưới đây đều gọi là doanh nghiệp xuất vốn.

2.Quốc Vụ Viện, Chính phủ nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc, Chính phủ nhân dân cấp những nơi thiết lập khu, châu tụ trị sẽ lần lượt thiết lập cơ quan giám quản tài sản công. Căn cứ vào quyền hạn được giao, cơ quan giám quản tài sản công sẽ thi hành chức trách của người xuất vốn theo pháp luật và tiến hành giám quản tài sản công của doanh nghiệp theo pháp luật .

Những thành phố nơi thiết lập khu, châu tự trị không có nhiều tài sản công của doanh nghiệp, được sự phê chuẩn của Chính phủ nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc, có thể không thiết lập cơ quan giám quản tài sản công riêng biệt .

Cơ quan giám quản tài sản công của Quốc Vụ Viện là cơ quan trực thuộc được thiết lập đặc biệt, thay mặt cho Quốc Vụ Viện thực hiện chức trách của người xuất vốn, phụ trách giám quản tài sản công của doanh nghiệp .
Cơ quan giám quản tài sản công của Chính phủ nhân dân tỉnh khu tự trị, thành phố trực thuộc, và cơ quan giám quản tài sản công của Chính phủ nhân dân thành phố nơi thiết lập khu, châu tự trị là cơ quan trực thuộc được thành lập đặc biệt thay mặt cho Chính phủ cấp mình thực hiện chức trách của người xuất vốn, phụ trách giám quản tài sản công của doanh nghiệp .

Cơ quan giám quản tài sản công của Chính phủ cấp trên tiến hành chỉ đạo và giám sát công việc giám quản tài sản công của Chính phủ cấp dưới theo đúng pháp luật.

3. Chính phủ nhân dân các cấp cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, pháp quy quản lý tài sản công, kiên trì tách chức năng quản lý cộng đồng xã hội với chức năng người xuất vốn tài sản công, tách chính quyền với doanh nghiệp, thực hiện tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh.

Cơ quan giám quản tài sản công không thực hiện chức năng quản lý cộng đồng xã hội của Chính phủ. Các cơ quan, ban ngành khác của Chính phủ không thi hành chức năng chức trách của người xuất vốn tài sản công của doanh nghiệp.

4. Cơ quan giám quản tài sản công cần căn cứ vào bản điều lệ này và các quy định của luật pháp, pháp quy hành chính khác để xây dựng kiện toàn chế độ giám sát nội bộ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, pháp quy hành chính.

Điều thứ 9, khi xảy ra chiến tranh, thiên tai nghiêm trọng hoặc những tình huống khẩn cấp khác, Nhà nước có thể căn cứ vào pháp luật điều động sử dụng, xử lý tài sản công của doanh nghiệp.

5. Những doanh nghiệp được xuất vốn và doanh nghiệp được thành lập do họ đầu tư được hưởng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của luật pháp, pháp quy hành chính có liên quan.

Cơ quan giám quản tài sản công cần ủng hộ việc tự chủ kinh doanh theo pháp luật của doanh nghiệp, ngoài việc thi hành chức trách của người xuất vốn ra không được can thiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp được xuất vốn cần cố gắng nâng cao hiệu quả kinh tế, có trách nhiệm bảo toàn giá trị và tăng giá trị tài sản công do mình kinh doanh quản lý của doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp được xuất vốn cần chịu sự giám quản theo pháp luật của cơ quan giám quản tài sản công, không được làm tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của người sở hữu tài sản công và những người góp vốn khác của doanh nghiệp.

III- Chức năng

Quốc Vụ Viện và Chính phủ nhân dân địa phương chia nhau thay mặt nhà nước thực hiện chức trách của người xuất vốn, kết hợp giữa việc quản lý tài sản với quản lý con người, quản lý công việc.

1. Quản lý người phụ trách doanh nghiệp

Cơ quan giám quản tài sản công cần xây dựng, kiện toàn cơ chế tuyển dụng và cơ chế khuyến khích ràng buộc đối với người phụ trách doanh nghiệp cho thích ứng với yêu cầu của chế độ doanh nghiệp hiện đại.
Theo những quy định có liên quan, cơ quan giám quản tài sản công được bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm người phụ trách doanh nghiệp của những doanh nghiệp được xuất vốn :

<1>. Bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó giám tổng giám đốc, kế toán trưởng và những người phụ trách khác của doanh nghiệp có 100% vốn của nhà nước;

<2>. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội
đồng quản trị, uỷ viên hội đồng quản trị của những công ty có 100% vốn nhà nước, và đưa ra kiến nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng... với hội đồng quản trị.

<3>. Căn cứ vào điều lệ công ty, đề cử nhân sự uỷ viên hội đồng quản trị, giám sát viên đối với những công ty do nhà nước kiểm soát cổ phần, tiến cử chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị và giám thị của công ty nhà nước kiểm soát cổ phần.

<4>. Căn cứ vào điều lệ công ty, đề cử nhân sự uỷ viên hội đồng quản trị, giám sát viên của những công ty nhà nước tham gia góp cổ phần.

Cơ quan giám sát tài sản công cần xây dựng chế độ giám sát kết quả kinh doanh của người quản lý doanh nghiệp, ký kết hợp đồng về kết quả kinh doanh với phụ trách doanh nghiệp do họ bổ nhiệm, căn cứ vào hợp đồng thành tích để sát hạch hàng năm và sát hạch cả nhiệm kỳ đối với người phụ trách doanh nghiệp.

Cơ quan giám sát tài sản công cần căn cứ vào những quy định có liên quan để xác định mức lương, thù lao của người phụ trách doanh nghiệp của những doanh nghiệp có 100% vốn của nhà nước, công ty có 100% vốn của nhà nước; căn cứ vào kết quả giám sát, quyết định việc thưởng phạt đối với người quản lý doanh nghiệp của những doanh nghiệp đã đầu tư vốn.

2- Quản lý những công việc trọng đại của doanh nghiệp.

<1>. Cơ quan giám quản tài sản công phụ trách việc chỉ đạo các doanh nghiệp quốc hữu và doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát cổ phần, xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại, xét duyệt và phê chuẩn các phương án tổ chức lại, cải tạo theo chế độ cổ phần đối với những doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, công ty có 100% vốn nhà nước trong số doanh nghiệp do mình đầu tư vốn và điều lệ của công ty vốn 100% của nhà nước trong số những doanh nghiệp đã đầu tư vốn.

<2>. Cơ quan giám sát tài sản công dựa theo trình tự luật định quyết định những công việc trọng đại tách lập, sáp nhập, phá sản, giải thể, tăng vốn, phát hành trái phiếu công ty v.v... của những doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước trong số doanh nghiệp đã đầu tư vốn. Trong đó, trường hợp tách, sáp nhập, phá sản, giải thể của những doanh nghiệp, công ty có 100% vốn nhà nước quan trọng, phải có sự xem xét của cơ quan giám sát tài sản công mới được báo cáo với Chính quyền nhân dân cấp mình phê chuẩn.

<3>. Cơ quan giám sát tài sản công dựa theo quy định của luật công ty cử ra đại diện cổ đông, uỷ viên hội đồng quản trị tham gia vào hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị của những công ty nhà nước kiểm soát cæ phần, công ty nhà nước tham gia góp cổ phần.

<4>. Khi hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị của những công ty nhà nước kiểm soát cổ phần, nhà nước tham gia góp cổ phần quyết định những công việc quan trọng của công ty như tách, sáp nhập, phá sản, giải thể, tăng, giảm vốn, phát hành trái phiếu công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm người quản lý doanh nghiệp, các đại diện cổ đông, uỷ viên hội đồng quản trị được cơ quan giám sát tài sản công cử ra phải phát biểu ý kiến và thực hiện quyền biểu quyết theo chỉ thị của cơ quan giám sát tài sản công.

<5>. Đại diện cổ đông, uỷ viên hội đồng quản trị do cơ quan giám sát tài sản công cử ra phải báo cáo kịp thời tình hình có liên quan đến việc thi hành chức trách của mình với cơ quan giám sát tài sản công.

<6>. Cơ quan giám sát tài sản công quyết định việc chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần của nhà nước trong những doanh nghiệp mà mình xuất vốn. Trong đó, trường hợp chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu cổ phần của nhà nước hoặc chuyển nhượng một bộ phận quyền sở hữu cổ phần của nhà nước để nhà nước không còn giữ địa vị kiểm soát cổ phần thì phải báo cáo với Chính quyền cấp mình phê chuẩn.

<7>. Cơ quan giám quản tài sản công dựa theo quy định có liên quan của nhà nước tổ chức phối hợp công tác thôn tính phá sản của những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, công ty 100% vốn nhà nước trong số những doanh nghiệp mình xuất vốn, và phối hợp với các ngành hữu quan làm tốt công tác sắp xếp cho số công nhân bị mất việc làm của doanh nghiệp.

<8>. Cơ quan giám sát tài sản công dựa theo quy định có liên quan của nhà nước chỉ đạo việc cải cách chế độ phân phối thu nhập của doanh nghiệp do mình đầu tư vốn, điều tiết mức tổng thể của việc phân phối lương trong doanh nghiệp.

<9>. Đối với những doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, công ty có 100% vốn nhà nước trong số những doanh nghiệp do mình xuất vốn đã có đầy đủ điều kiện thì cơ quan giám sát tài sản công có thể tiến hành uỷ quyền kinh doanh tài sản công.

Những doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, công ty có 100% vốn nhà nước được uỷ quyền dựa theo pháp luật tiến hành kinh doanh, quản lý và giám sát số tài sản công được hình thành bởi sự đầu tư của nhà nước trong những doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, nhà nước kiểm soát cổ phần, nhà nước tham gia góp cổ phần.

Những doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, công ty có 100% vốn nhà nước được uỷ quyền cần xây dựng và hoàn thiện quy phạm chế độ doanh nghiệp hiện đại, và chịu trách nhiệm bảo toàn giá trị và tăng giá trị của tải sản công của doanh nghiệp.

3- Quản lý tài sản công của doanh nghiệp

Dựa theo quy định có liên quan của nhà nước, cơ quan giám sát tài sản công chịu trách nhiệm về những công việc quản lý cơ sở, như phân định ranh giới quyền sở hữu tài sản tài sản công trong doanh nghiệp, đăng ký quyền sở hữu tài sản, giám sát việc đánh giá tổng hợp v.v...

<1>.Cơ quan giám sát tài sản công điều hoà các vụ tranh chấp quyền sở hữu tài sản công của doanh nghiệp trong các doanh nghiệp do mình đầu tư vốn.

<2>. Cơ quan giám sát tài sản công cần xây dựng chế độ giám quản việc giao dịch quyền sở hữu tài sản công của doanh nghiệp tăng cường giám sát việc giao dịch quyền sở hữu tài sản công của doanh nghiệp, thúc đẩy việc lưu thông hợp lý của tài sản công của doanh nghiệp, phòng ngừa sự thất thoát của tài sản công.

<3>. Cơ quan giám sát tài sản công thi hành chức năng của người xuất vốn theo luật định đối với thu nhập từ tài sản công doanh nghiệp trong những doanh nghiệp mình đầu tư vốn; thi hành chức trách của người đầu tư vốn đối với những quy hoạch đầu tư, thu hút vốn đầu tư, chiến lược và quy hoạch phát triển quan trọng của doanh nghiệp do mình xuất vốn theo quy hoạch phát triển và chính sách ngành nghề sản xuất của nhà nước.
Việc xử lý những tài sản quan trọng của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, công ty 100% vốn nhà nước trong số doanh nghiệp mình xuất vốn, trường hợp phải được sự phê chuẩn của cơ quan giám sát tài sản công thì phải thi hành theo quy định có liên quan.

4- Giám sát tài sản công của doanh nghiệp.

<1>. Cơ quan giám quản tài sản công của Quốc Vụ Viện thay mặt cho Quốc Vụ Viện cử hội đồng giám sát vào các doanh nghiêp 100% vốn nhà nước, công ty 100% vốn nhà nước trong số những doanh nghiệp do mình xuất vốn. Việc tổ chức, quyền hạn, hành vi quy phạm... của hội đồng giám sát sẽ thi hành theo quy định của bản “điều lệ thi hành tạm thời của hội đồng giám sát doanh nghiệp nhà nước”.

Cơ quan giám quản tài sản công của Chính phủ nhân dân địa phương thay mặt cho Chính phủ nhân dân cấp mình cử hội đồng giám sát vào doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, công ty 100% vốn nhà nước trong những doanh nghiệp do mình xuất vốn, thi hành chiểu theo quy định trong bản “điều lệ thi hành tạm thời của hội đồng giám sát doanh nghiệp nhà nước”.

<2>. Cơ quan giám quản tài sản công tiến hành giám sát tài vụ của doanh nghiệp do mình xuất vốn theo pháp luật, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu bảo toàn và tăng giá trị cho tài sản công, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người xuất vốn tài sản công.

<3>. Các doanh nghiệp quốc hữu và doanh nghiệp nhà nước kiểm soát cổ phần cần tăng cường giám sát nội bé và kiểm soát rủi ro, dựa theo những quy định có liên quan của nhà nước, xây dựng và kiện toàn các chế độ : tài vụ, kiểm toán, củng cố vốn pháp luật của doanh nghiệp và giám sát dân chủ của công nhân viên chức.

<4>.Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, công ty 100% vốn nhà nước trong các doanh nghiệp đã đầu tư vốn phải định kỳ báo cáo tình hình tài vụ, tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình bảo toàn và tăng giá trị cho tài sản công với cơ quan giám sát tài sản công theo đúng quy định.

IV- Quyền lợi

Quyền lợi chính của cơ quan giám quản tài sản công là:

1- Dựa theo luật pháp, pháp quy như “Luật công ty của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa” v.v... thi hành chức trách của người đầu tư vốn đối với doanh nghiệp đã đầu tư vốn, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người sở hữu;

2- Chỉ đạo, thúc đẩy việc cải cách và tổ chức lại doanh nghiệp quốc hữu và doanh nghiệp nhà nước kiểm soát cổ phần;

3- Cử hội đồng giám sát vào doanh nghiệp đã xuất vốn theo quy định;

4- Tiến hành bổ nhiệm, miễn nhiễm, giám sát đối với những người phụ trách doanh nghiệp của những doanh nghiệp đã đầu tư vốn, tiến hành thưởng phạt theo kết quả giám hạch.

5- Thông qua các hình thức thống kê, kiểm tra v.v... tiến hành giám sát tình hình bảo toàn và tăng giá trị của tài sản công của doanh nghiệp;

6- Thi hành các chức trách khác của người xuất vốn và giải quyết những công việc khác do Chính quyền cấp mình giao cho.

Ngoài những chức trách được quy định tại những khoản trên đây, cơ quan giám sát tài sản công của Quốc Vụ Viện có thể chế định các quy chế, chế độ giám quản tài sản công của doanh nghiệp.

V- Nghĩa vụ

Nghĩa vụ chính của cơ quan giám sát tài sản công là:

1- Thúc đẩy sự luân chuyển hợp lý và phối hợp hiệu quả các tài sản công, thúc đẩy sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế quốc hữu;

2- Duy trì và nâng cao sức kiểm soát và sức cạnh tranh của kinh tế quốc hữu liên quan đến huyết mạch kinh tế quốc dân và trong lĩnh vực an ninh quốc gia, nâng cao tố chất tổng thể của nền kinh tế quốc dân;

3- Tìm hiểu những thể chế và phương thức hữu hiệu cho việc kinh doanh tài sản công của doanh nghiệp, thúc đẩy việc bảo toàn và tăng gia trị tài sản công của doanh nghiệp, phòng ngừa sự thất thoát tài sản công của doanh nghiệp;

4- Chỉ đạo và thúc đẩy việc xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại của doanh nghiệp quốc hữu và doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát cổ phần, hoàn thiện cơ cấu quản trị của pháp nhân, thúc đẩy hiện đại hoá quản lý;

5- Tôn trọng và bảo vệ quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp quốc hữu và doanh nghiệp nhà nước kiểm soát cổ phần, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo pháp luật, thúc đẩy doanh nghiệp tiến hành kinh doanh, quản lý theo pháp luật, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp;

6- Chỉ đạo và điều hoà giải quyết những khó khăn và vấn đề của các doanh nghiệp quốc hữu và doanh nghiệp nhà nước kiểm soát cổ phần trong cuộc cải cách và phát triển.

Cơ quan giám quản tài sản công cần báo cáo với Chính phủ cấp mình công tác giám quản tài sản công, tình hình bảo toàn và tăng giá trị tài sản công và những công việc trọng đại khác của doanh nghiệp.

VI- Phương thức thực thi.

Đại hội 16 và hội nghị TW2 và TW3 Đảng Cộng sản Trung Quốc, việc ban hành “Điêu lệ thi hành tạm thời về giám sát tài sản công của doanh nghiệp” của Quốc Vụ Viện, đã làm sáng tỏ những nguyên tắc và yêu cầu của việc tổ chức, xây dựng cơ quan giám sát tài sản công, đã vẽ nên khung khổ tổng thể của thể chế giám sát tài sản công, đã vạch rõ phương hướng cho việc cải cách thể chế quản lý tài sản công

1- Kết quả

<1>. Đã bước đầu xây dựng được khung khổ thể chế giám sát tài sản công. Uỷ ban giám sát tài sản công của toàn bộ 31 tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trong cả nước cùng với của tập đoàn sản xuất xây dựng Tân Cương, cơ quan giám sát tài sản công của những thành phố (cấp địa khu) đang trong quá trình tổ chức xây dựng, theo số liệu báo cáo của Uỷ ban giám quản tài sản công của các địa phương, tính đến cuối năm 2004, đã có 203 cơ quan giám sát tài sản công của thành phố (cấp địa khu) được thành lập, chiếm 45,3% trong tổng số; có 176 cơ quan uỷ ban giám sát tài sản công được thành lập riêng biệt, chiếm 39,3% trong tổng số. Thành phố cấp (địa khu) ở tỉnh Hà Bắc, Hồ Bắc, Quảng Tây, Hải Nam, Tây Tạng đều đã thành lập uỷ ban giám quản tài sản công riêng biệt. Để thích ứng với sự biến đổi của thể chế quản lý tài sản công, một số tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, Trung Khánh v.v... đã tiến hành cải cách và điều chỉnh đối với cơ quan kinh doanh tài sản công, đã tiến hành tìm kiếm một cách hiệu quả hình thức tối ưu về giám sát và kinh doanh tài sản công. Hệ thống pháp quy giám sát tài sản công được hoàn thiện hơn một bước. Kể từ năm 2004 đến nay, Uỷ ban giám sát tài sản công của Quốc Vụ Viện đã lấy “Điều lệ thi hành tạm thời về giám sát tài sản công” (Dưới đây gọi tắt là “Điều lệ”) làm cơ sở, đã ban hành 9 bản quy chế, đã ban hành hơn 20 văn bản quy phạm.

Các địa phương cũng đã ban hành hàng loạt pháp quy, quy chế và văn bản quy phạm mang tính địa phương về việc giám sát tải sản công, thành phố Thiên Tân đã quy định 46 quy chế, chế độ và biện pháp quản lý có liên quan. Tất cả những pháp quy, quy chế và văn bản quy phạm đó đã tạo ra những căn cứ và chuẩn mực cho Uỷ ban Giám sát tài sản công của các địa phương thực thi chức trách của người đầu tư vốn đã có tác dụng quy phạm và bảo đảm cho việc đưa cải cách thể chế quản lý tài sản công và cải cách, phát triển của doanh nghiệp nhà nước đi vào chiều sâu.

<2>. Việc thực hiện chế độ có liên quan đến trách nhiệm kinh doanh tài sản công được hoàn thiện hơn. Uỷ ban quản lý tài sản công của Quốc Vụ Viện đã ký văn bản trách nhiệm thành tích kinh doanh năm 2004 với toàn bộ các doanh nghiệp TW do mình giám quản, đồng thời cũng đã khởi động công tác giám sát thành tích kinh doanh nhiệm kỳ, đợt đầu đã cùng với 30 doanh nghiệp TW ký kết văn bản trách nhiệm hiệu quả kinh doanh năm 2005 và nhiệm kỳ 2004 – 2006, quý một năm sau về cơ bản có thế hoàn thành việc ký kết với các doanh nghiệp khác. Đồng bộ với sát hạch thành tích kinh doanh, đã tiến hành quy phạm lương bổng thù lao đối với những người phụ trách các doanh nghiệp TW, đã bắt đầu đi vào quỹ đạo vận hành quy phạm. Uỷ ban giám định tài sản công ở các địa phương đã từng bước triển khai công tác sát hạch thành tích kinh doanh và cũng tương ứng tiến hành cải cách chế độ lương bổng thù lao đối với những người phụ trách doanh nghiệp do họ giám quản, đã thúc đẩy việc xây dựng cơ chế khuyến khích và ràng buộc người phụ trách doanh nghiệp quốc hữu. Uỷ ban giám quản tài sản công ở các địa phương như Hồ Nam... đã bắt đầu khởi động công tác sát hạch thành tích kinh doanh theo nhiệm kỳ.

<3>. Công tác dự toán kinh doanh vốn của nhà nước đã bắt đầu khởi hành. Quán triệt thực hiện tinh thần hội nghị TW3 đại hội 16, năm qua chúng tôi đã tổ chức các lực lượng có liên quan để tiến hành điều tra nghiên cứu việc xây dựng chế độ dự toán kinh doanh vốn của nhà nước đã bước đầu nêu ra được những ý tưởng tốt. Một số địa phương đã tiến hành tìm tòi về mặt xây dựng chế độ dự toán kinh doanh vốn của nhà nước, Uỷ ban giám quản tài sản công của các tỉnh, khu tự trị thành phố trực thuộc, như ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Cát Lâm, Hồ Nam, Quý Chân... đã lập riêng một phòng dự toán kinh doanh vốn nhà nước. Các tỉnh, khu, thành phố trực thuộc như Bắc Kinh, An Huy, Hải Nam, Vân Nam, Thâm Quyến... đã bắt đầu bắt tay vào công tác thu lời và giao nộp vốn nhà nước, đã dọn đường cho việc tìm tòi việc xây dựng chế độ dự toán kinh doanh vốn của nhà nước trong toàn quốc.

<4>. Công tác của hội đồng giám thị các doanh nghiệp nhà nước được cải tiến một bước. Năm 2004, hội đồng giám thị được cử vào các doanh nghiệp TW đã đệ trình 163 bản báo cáo giám sát kiểm tra và một số báo cáo chuyên mục, đã kịp thời phản ánh những vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp TW trong các mặt hoạt động đầu tư thu hút vốn, cải tổ, thay đổi chế độ, kiểm kê tài sản tiền vốn, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản v.v... có liên quan đến sự an toàn của tải sản công và ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp, đã cung cấp được nhiều tài liệu đầu tay cho việc tăng cường giám quản, cải tiến quản lý doanh nghiệp thuộc các doanh nghiệp TW. Trước tiền đề không tham dự, không can thiệp vào quyết sách kinh doanh và các hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, đã mở rộng một cách thích đáng phạm vi trao đổi ý kiến với doanh nghiệp về các vấn đề đã kiểm tra mà doanh nghiệp cần phải sửa chữa, đã nâng cao hơn hiệu quả của việc giám sát kiểm tra. Chúng tôi đã bước đầu xây dựng được cơ chế vận dụng các thành quả giám sát kiểm tra, nghiên cứu đề ra được những ý kiến để sửa đổi bản “Điều lệ thi hành tạm thời của hội đồng giám thị doanh nghiệp quốc hữu”. Các địa phương cũng đã tăng cường một cách rộng rãi công tác của hội đồng giám sát, có 28 tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc đã thiết lập riêng một ban công tác giám sát. Các tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc khác cũng tương ứng thiết lập cơ quan như vậy, và bắt đầu cử các giám thị vào các doanh nghiệp do mình giám quản. Uỷ ban giám quản tài sản công của một số tỉnh, khu, thµnh phố đã bắt đầu tìm tòi những kênh và phương thức kết hợp giữa giám sát của hội đồng giám thị với sự giám sát khác. Hội đồng giám thị đã trë thành một lực lượng quan trọng trong việc tăng cường giám sát tài sản công.

<5>. Công tác quản lý cơ sở của tài sản công được tăng cường. Uỷ ban giám sát tài sản công của Quốc Vụ Viện và uỷ ban giám quản tài sản công của các địa phương đã triển khai một cách rộng rãi công tác kiểm kê tài sản và tiền vốn. Công tác kiểm kê tài sản, vốn của các doanh nghiệp TW đã cơ bản kết thúc, hiện nay đang triển khai công việc tiếp tục quản lý liên quan đến sau khi kiểm kê. Trong công tác kiểm kê tài sản tiền vốn đã tìm ra nhiều cách làm và hình thức hay. Tỉnh Cát Lâm đã công khai tuyển chọn 28 cơ quan môi giới có thực lực mạnh trong tỉnh để đưa vào thường trú tại doanh nghiệp, tỉnh Phúc Kiến đã uỷ thác cho trung tâm quyền sở hữu tài sản thông qua đấu thầu để tuyển chọn những cơ quan môi giới tham gia vào công việc kiểm kê tiền vốn và tài sản. Xoay quanh việc tăng cường giám sát tài vụ của doanh nghiệp, uỷ ban giám quản tài sản công của Quốc Vụ Viện đã quy định nhiều biện pháp, như quản lý quyết toán tài vụ doanh nghiệp, quản lý tài sản công.... Đã xây dựng các chế độ quản lý dự toán, quyết toán giám sát hạch toán kế toán, giám sát kiểm toán của cơ quan môi giới giám sát và quan sát động thái tài vụ... của doanh nghiệp. Các địa phương cũng đã tăng cường một cách rộng rãi công tác giám sát tài vụ và thống kê đánh giá, đã triển khai thống kế về tình trạng vận hành kinh doanh tài sản công và giám quản việc quản lý quyết toán tài vụ doanh nghiệp quốc hữu tại địa phương mình. Các địa phương đã tăng cường một cách rộng rãi việc hoạch định ranh giới quyến sở hữu tài sản, đăng ký, chuyển giao. chuyển nhượng, xử lý, đánh giá tài sản... đối với tài sản công.

2- Thách thức và cơ hội
Đưa công cuộc cải cách thể chế quản lý tài sản công vào chiều sâu nhằm mục đích xây dựng cho tốt các doanh nghiệp quốc hữu, thúc đẩy sự điều chỉnh chiến lược của bố cục và cơ cấu kinh tế quốc hữu, làm cho kinh tế quốc hữu phát triển mạnh, thực hiện việc bảo toàn và tăng giá trị của tài sản công, làm cho kinh tế quốc hữu phát huy tốt hơn sức khống chế, sức ảnh hưởng và sức thúc đẩy nền kinh tế quốc dân của Trung Quốc.

Mục tiêu cơ bản của việc đưa cải cách thể chế quản lý tài sản công vào chiều sâu là đặt trước tiền đề kiên trì sở hữu của nhà nước, xây dựng một thể chế quản lý tài sản công do Chính phủ TW và Chính phủ địa phương làm, đại diện cho nhà nước để thực hành chức năng trách nhiệm của người đầu tư vốn, được hưởng quyền lợi lợi ích của người sở hữu, thống nhất giữa quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm, kết hợp giữa việc quản lý tài sản, quản lý con người, quản lý công việc. Thích ứng với yêu cÇu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN, chúng tôi muốn trong vòng thời gian khoảng 3 năm để xây dựng bộ khung cơ bản của thể chế giám quản tài sản công mới, tạo nên sự bảo đảm về thể chế và chế độ cho việc thực hiện bảo toàn và tăng giá trị của tải sản công.

<1>. Kiên trì nguyên tắc “Nhà nước sở hữu, chia nhau thay mặt”. Trước tiền đề kiên trì nhà nước sở hữu, phát huy đẩy đủ tính tích cực của hai bên TW và địa phương, do Quốc Vụ Viện và hai cấp Chính quyền của địa phương là tỉnh, thành phố (cấp địa khu) chia nhau thay mặt cho nhà nước thi hành chức trách của người xuất vốn, được hưởng quyền lợi, lợi ích của người së hữu. Dựa vào nguyên tắc này, đối với những doanh nghiệp quốc hữu lớn và doanh nghiệp nhà nước kiểm soát cổ phần có liên quan đến mạch máu quan trọng về an ninh quốc gia và nền kinh tế quốc dân, những doanh nghiệp lớn quốc hữu và doanh nghiệp nhà nước kiểm soát cổ phần thuộc các lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng và tài nguyên thiên nhiên quan trọng sẽ do Chính quyền TW thay mặt nhà nước thi hành chức trách của người xuất vốn, còn những doanh nghiệp quốc hữu và doanh nghiệp nhà nước kiểm soát cổ phần khác sẽ do Chính quyền địa phương thay mặt nhà nước thi hành chức trách của người đầu tư vốn.

<2>. Kiên trì nguyên tắc “tách Chính phủ với người xuất vốn” và “tách Chính phủ với doanh nghiệp”. Tách chức năng quản lý cộng đồng xã hội của Chính phủ với chức năng cuả người đầu tư vốn của tài sản công, cơ quan giám sát tài sản công không được thực thi chức năng quản lý cộng đồng xã hội của Chính phủ, các ban ngành khác (cơ quan) của Chính phủ không thực thi chức năng của người xuất vốn cho tài sản công.

<3>. Kiên trì nguyên tắc “tách bạch hai quyền” dựa vào pháp luật thực hiện tách bạch quyền sở hũu và quyền kinh doanh. Cơ quan giám sát tài sản công được uỷ quyền giám quản tài sản công dựa vào pháp luật thi hành chức trách của người đầu tư vốn, bảo vệ quyền lợi, lợi ích của người sở hữu, bảo vệ mọi quyền lợi được hưởng theo pháp luật của doanh nghiệp là chủ thể của thị trường, không can thiệp quyền tự chủ kinh doanh và quyền tài sản pháp nhân của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp thực sự trở thành chủ thể của thị trường và thực thể pháp nhân tự chủ kinh doanh lời ăn lỗ chịu. Đồng thời đốc thúc doanh nghiệp thực hiện việc bảo toàn và tăng giá trị của tài sản công, phòng ngừa sự thất thoát của tài sản công.

<4>. Kiên trì nguyên tắc “3 thống nhất, 3 kết hợp”. Quốc Vụ Viện và hai cấp Chính quyền địa phương tỉnh, thành phố (địa khu) dựa vào nguyên tắc thống nhất giữa “quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm, kết hợp giữa quản lý tài sản, quản lý con người và quản lý công việc”, thiết lập cơ quan giám quản tài sản công chuyên trách, dựa vào pháp luật để thi hành chức trách của người xuất vốn đối với doanh nghiệp được cấp vốn. Cơ quan giám quản tài sản công là cơ quan trực thuộc được thiết lập đặc biệt, thay mặt cho Chính phủ cấp mình để thi hành chức trách của người xuất vốn, phụ trách giám quản tài sản công của doanh nghiệp vừa không phải là một cơ quan hành chính của Chính phủ cấp mình cũng không phải là một doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp./.

Các văn bản liên quan