Trích ý kiến góp ý của đại biểu Đinh Xuân Thảo – Kiên Giang về dự thảo Luật quy hoạch đô thị

Thứ Sáu 16:22 05-06-2009

Về dự án Luật quy hoạch đô thị đã được Quốc hội thảo luận cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý lần này trình ra Quốc hội xem xét thông qua gồm 6 chương, 77 điều, trong đó có 44 nội dung trong 48 điều được giải trình, tiếp thu, chỉnh lý. Điều đó thể hiện đây là luật có nhiều nội dung mới phức tạp mang tính chuyên môn kỹ thuật sâu. Tôi cơ bản thống nhất với Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình ra Quốc hội lần này. Tôi xin bày tỏ rõ thêm một số nội dung có liên quan đến 44 vấn đề được giải trình:

Thứ nhất về sự cần thiết ban hành Luật quy hoạch đô thị, tôi hoàn toàn đồng tình với việc sớm ban hành dự án luật này. Ngoài những lý do như giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì đây chúng ta thấy nó cũng phù hợp với xu hướng hiện nay là xây dựng, thay vì xây dựng những luật tổng hợp thì tập trung đi vào xây dựng các luật chuyên ngành, chuyên sâu, từng lĩnh vực quan hệ xã hội để thuận tiện cho việc áp dụng.

Thứ hai về tên gọi và phạm vi điều chỉnh, tôi cũng hoàn toàn thống nhất như Tờ trình và dự thảo kèm theo.

Thứ ba là về phân loại đô thị được quy định ở Điều 4. Trước hết, tôi thấy cần phải có quy định này vì nó gắn với trách nhiệm của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng trong việc xây dựng quy hoạch. Thứ hai là về việc đầu tư cho xây dựng đô thị. Thứ ba, nó liên quan đến việc xác định các cấp hành chính để nó phù hợp với đô thị và chúng ta cũng biết hiện nay việc dựa trên phân loại đô thị, quy định, quy chuẩn về cán bộ, ngạch bậc lương, thang lương đối với cán bộ của các loại đô thị thì đây cũng là vấn đề phải thống nhất gắn với việc xây dựng đô thị và quản lý về hành chính của đô thị.

Về tiêu chí để phân loại thì ở trong dự thảo có nêu ra 6 loại đô thị, tức là có đô thị đặc biệt và đô thị loại I đến loại V và theo đó thì có đưa ra 5 tiêu chí để phân loại. Cơ bản thì tôi cũng đồng tình, thống nhất với 5 tiêu chí này. Tuy nhiên, việc này nếu áp dụng vào thực tế cụ thể thì chắc chắn sẽ vướng. Ví dụ, theo quy định của Nghị định 72 ngày 05/10/2001 của Chính phủ trong đó xác định nội hàm của từng tiêu chí. Như tiêu chí thứ nhất là về vị trí, chức năng, vai trò của đô thị, việc này thì ổn rồi, không có vấn đề gì. Đến tiêu chí thứ hai là quy mô dân số, trong đó quy định ví dụ đối với đô thị đặc biệt phải có 1,5 triệu dân trở lên; đối với loại I là 50 vạn dân trở lên, điều này cũng được, cũng dễ. Nhưng tiêu chí thứ 3 nói về mật độ dân số, quy định đối với loại đặc biệt là 15 nghìn người/1km2 trở lên, còn loại I là 12 nghìn người.

Thứ tư là tỷ lệ lao động nông nghiệp, nếu là đô thị đặc biệt thì những người lao động phi nông nghiệp là 10% trở xuống, còn loại I là 15% trở xuống. Bây giờ áp 2 tiêu chí này vào đối với Hà Nội hiện nay tôi cho là khó xác định. Rõ ràng Hà Nội- thủ đô phải là đô thị loại I rồi, nhưng theo tiêu chí này, về mật độ dân số, tỷ lệ làm nông nghiệp, trình độ về phát triển hạ tầng chung của cả Hà Nội thì chắc chắn sẽ khó. Cho nên cũng phải tính như thế nào để giữa quy định trong pháp luật và sau này khi áp vào thực tế để cho nó phù hợp, không bị vướng. Vấn đề này cần xem xét thêm.

Theo đó ở đây có liên quan đến vấn đề tại giải trình, Tờ trình ở Điểm 5, cuối trang 3 và đầu trang 4 có quy định như sau: "Nội hàm của quy hoạch đô thị đã bao gồm quy hoạch sử dụng đất trong đô thị. Vì vậy trong đô thị chỉ lập quy hoạch đô thị không lập quy hoạch sử dụng đất riêng theo quy định của Luật đất đai". Nếu áp vào các tiêu chí phân loại đô thị ở đây thì cũng khó, ví dụ như ở Hà Nội chúng ta thấy đâu có phải là đô thị đặc biệt nhưng không phải là trung tâm cả, mà còn cả một vùng nông thôn rất rộng lớn, nó phải gắn đến vấn đề sử dụng đất đai, nếu không có thì khó và như vậy việc xử lý mối liên quan ở đây với Luật đất đai như thế nào cũng cần phải tính. Bởi vì ở các nước người ta quy định đô thị ở phần lõi thôi còn phần liên quan đến đô thị nó lại nằm ở ngoài. Đô thị ở Matxcova chẳng hạn, Thành phố Matxcova nó nằm trong tỉnh Matxcova, nhưng chúng ta Hà Nội - Thủ đô nó bao trùm hết tất cả các diện tích mở rộng như hiện nay, cho nên điểm này cũng cần phải xem xét lại để thống nhất và dễ thực hiện, vận dụng sau này. Tiếp theo về Hội đồng kiến trúc quy hoạch và Kiến trúc sư trưởng được quy định ở Điều 16, ở đây tôi cũng chia sẻ với ý kiến của hai đại biểu trước. Đại biểu Hà ở Gia Lai và đại biểu Hà Nội, thời gian hết nhưng tôi nói là về quy hoạch, tức là Kiến trúc sư trưởng thì nghiên cứu có thể không nên quy định vì chính vị giữ chức chủ tịch Kiến trúc sư trưởng vừa cách đây một tháng trả lời phỏng vấn nói là không cần thiết và hiện nay thay bằng Sở quy hoạch kiến trúc có hiệu quả tốt hơn rồi.

 

Các văn bản liên quan