Góp ý của Ông Trương Đình Song – Phó trưởng ban Pháp luật Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Thứ Ba 15:15 02-10-2007


MỘT SỐ NỘI DUNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ THAY THẾ
NGHỊ ĐỊNH 49 VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG NHTM DO NHNN SOẠN THẢO


Trương Đình Song
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
 
I. Sự cần thiết ban hành nghị định về tổ chức, quản trị và HĐ của NHTM.

Sau khi nghiên cứu tờ trình Chính phủ và nội dung bản dự thảo thay thế nghị định số 49/2000/NĐ/CP ngày 12/5/2000 của Chính phủ do Ngân hàng Nhà nước soạn thảo, chúng tôi tham gia góp ý một số vấn đề sau:

1- Thực tế hoạt động Ngân hàng hiện nay nhiều vấn đề bất cập không phù hợp với luật các TCTD và NĐ 49/NĐ/2000/NĐ CP của Chính phủ, Luật doanh nghiệp và luật đầu tư đó là các vấn đề về quản trị và điều hành của HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, cổ đông, mua và lắm gữi  cổ phần, cổ phiếu Những vướng mắc trên chưa được quy định trong Luật các TCTD mà dự thảo nghị định để thay thếNĐ 49 đưa các nội dung này vào thì việc hướng dẫn của NĐ vượt quá phạm vi quy định của Luật hiện hành.

2- Về tham chiếu để xây dựng NĐ bản dự thảo không tham chiếu 2 luật là Luật DN và Luật Đầu tư là chưa thảo đáng mà từ các vấn đề quy định của Luật DN, Luật đầu tư liên quan đến tổ chức, quản trị, điều hành và hoạt động của NHTM có trong 2 luật này cần phải được hướng dẫn ở NĐ này, ngoài NĐ này không có NĐ nào khác hướng dẫn.

3- Các vấn đề liên quan đến NH liên doanh, NH 100% vốn nước ngoài đã được xử lý tại NĐ số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006 của CP. Những vấn đề được đề cập trong dự thảo NĐ này cho 2 loại hình NHTM này khi không có trong Luật TCTD thì không thể đưa vào hướng dẫn ở tại NĐ này- trái luật.

Mặt khác, khi đã soạn thảo NĐ thay thế NĐ của CP về thành lập hoạt động của NHTM thì nên tập trung các nghị định đang có hiệu lực vào dự thảo NĐ này tạo cho người sử dụng văn bản thuận lợi góp phần cải cách thủ tục hành chính giảm tra cứu khi thực hiện của cán bộ NHTM và công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra. Do đó tôi đề nghị những nội dung còn phù hợp của NĐ 22 CP của Chính phủ cần được đưa vào dự thảo NĐ này để thay luôn cả NĐ49 và NĐ22 của Chính phủ.

4. Theo chương trình làm Luật của Quốc hội năm 2008 thì tháng 5/2008 Quốc hội khoá X :

+ Luật NHNN (sửa đổi).

+ Luật các TCTD (sủa đổi).

Thời gian từ nay đến tháng 5/2008 không còn nhiều những vấn đề bất cập trong thực tế hoạt động của TCTD không được quy định trong Luật các TCTD được Cơ quan soạn thảo định đưa vào xử lý ở NĐ này thiếu tính khả thi chưa có cơ sở pháp luật để Chính phủ xem xét ban hành.

Từ những lý do nêu trên tôi đồng tình với ý kiến của Bộ tư pháp, đề nghị lùi thời gian ban hành nghị định lại chờ luật TCTD mới  do Quốc hội khoá X thông qua (5/2008). Thời gian không còn nhiều nên chăng NHNN nên tập trung sức lực, trí tuệ để làm tốt việc xây dựng, sửa đổi 2 luật là Luật NHNN và Luật các TCTD bảo đảm tiến độ trình Quốc hội tháng 5/2008. Những vấn đề dự thảo lần này làm nền cho việc dự thảo NĐ của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật các TCTD đượoc QH khoá X thông qua vừa bảo đảm bao quát các vấn đề bất cập trong thực tế hoạt động của NHTM hiện nay được luật hoá và Nghị định hướng dẫn của CHính phủ. Nếu xét thấy có những vấn đề bất cập mà không có NĐ hướng dẫn (không trái luật) thì nên chăng trình Chính phủ ban hành NĐ bổ sung một số điều về tổ chức và hoạt động của NHTM.

II- Về nội dung bản dự thảo:

Bản dự thảo NĐ lần này được chuẩn bị tương đối công phu kỹ lưỡng bao quát tất cả các vấn đề lên quan đến tổ chức quản trị điều hành và hoạt động của các loại hình NHTM hoạt động tại VN. Những vấn đề quy định theo tiêu chuẩn quốc tế lần này đã được luật hoá theo ngôn ngữ VN người đọc dễ hiểu. Đây là một sự cố gắng lớn của các thành viên ban soạn thảo. Tuy nhiên nội dung của bản dự thảo cũng còn một số vấn đề chúng tôi thấy cần trao đổi để làm rõ thêm tạo thêm tính khả thi khi NĐ ban hành.
1- Về tên gọi nghị định: Theo cách hiểu thông thường thì quản trị là việc quản lý và điều hành các hoạt động, nên nội dung của hoạt động quản lý và các quy định của Nhà nước sẽ là cơ sở cho việc quản trị và điều hành của NHTM. Vì vậy, tôi đề nghị sửa lại tên của NĐ này là:” Tổ chức- hoạt động và quản trị NHTM”.

2- Về bố cục của dự thảo: Xuất phát từ việc kiến nghị đổi tên NĐ như đã nêu. Tôi đề nghị bố cụa của dự thảo NĐ nên chuyển chương VIII lên sau chương III theo lo gích “ Tổ chức- hoạt động- quản trị điều hành”.

3- Nội dung từ chương II đến chương VIII liên quan đến tổ chức, thành lập quản trị NH: hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc của các loại hình NHTMCP, NHTMNN, NHLD, NH 100% vốn nước ngoài được trình bày trong dự thảo tôi thấy một số quy định từ chương IV đến chương VII nhiều điều khoản, tiết viết lại trùng lặp nhau làm cho bản dự thảo dài; mặt khác trong các điều có khoản dẫn chiếu thực hiện theo chương IV bắt đầu từ chương V đến chương VII: Từ đó tôi đề nghị các nội dung dẫn chiếu có tính chất chung cho các loại hình NHTM: Hội đồng quản trị, ban kiểm soát và Tổng giám đốc cần đưa vào chương III sẽ đỡ trùng lắp, bản NĐ sẽ ngắn lại và nội dung mạch lạch súc tích tạo thuận lợi cho người thực hiện, việc thanh, kiểm tra.

4- Đã xây dựng NĐ hướng dẫn thực hiện luật thì cần phải chi tiết cụ thể để căn cứ hướng dẫn thực hiện hạn chế đến mức thấp nhất đưa vào NĐ các cụm từ thực hiện theo quy định của NHNN, hoạc được NHNN chấp thuận… Tại bản dự thảo này tôi thống kê được tất cả khoảng 30/111 điều có quy định phải thực hiện theo quy định, hướng dẫn chấp thuận hoặc chuẩn y của NHNN. Như vậy cứ 4 điều thì có 1 điều phải thực hiện theo các văn bản do NHNN quy định. Với đà này, các NHTM sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi NĐ này được CP phê duyệt. Từ đó tôi đề nghị những nội nào cụ thể hoá đựơc nên đưa chi tiết, cụ thể vào NĐ không để chung chung thực hiện theo hướng dẫn hay quy định của NHNN. Có như vậy chúng ta mới thực sự đơn giản, giảm thiểu rào cản cho hoạt động của NHTM.

5- Về khái niệm NHTM nhà nước: Dự thảo đưa ra định nghĩa hoặc khái niệm về NHTM NN “ NHTM do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Đây là khái niệm mới đưa vào dự thảo NĐ này còn luật các TCTD đang có hiệu lực chưa có KN này. Vì vậy, tôi đề nghị:

a- Nên cân nhắc kỹ luật TCTD chưa có quy định thì không nên đưa vào hướng dẫn, đồng thời lưu ý đến kế hoạch cổ phần hoá các NHTM mà Chính phủ đã ấn định thì khi cổ phần hoá xong chúng ta không còn NHTMNN nữa. Nhà nước chỉ thành lập ngân hàng chính sách nắm gữi 100% vốn điều lệ.

b- Vấn đề lấn cấn hiện nay là khi cổ phần hoá giai đoạn đầu Nhà nước vẫn lắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Vậy loại hình NHTMCP nhà nước nắm gữi trên 50% vốn điều lệ cũng cần được xác định rõ để có hướng dẫn nếu không sau này vướng mắc trong thực tiễn.

6- Những vấn đề chi tiết của bản dự thảo:

6.1- Chương I: Về quy định chung.

Cần xem xét lại đối tượng áp dụng hướng dẫn tại khoản 2 điều 2. Nôi dung này trong luật các TCTD hiện hành chưa quy định ta đưa vào hướng dẫn ở NĐ này có phù hợp không.

6.2- Chương II: Thành lập và tổ chức của Ngân hàng

 ở chương này cần bổ sung một số điểm sau:

Tại khoản 3 điều 10 đề nghị quy định cụ thể tiêu chí và điều kiện cụ thể số lượng cổ đông góp vốn thành lập ngân hàng tối thiểu phải có bao nhiêu cổ đông. Theo tôi ngoài tiêu trí ở khoản này nên đưa khoản 5 điều 29 vào khoản 3 điều 10 “ Ngân hàng phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa” sẽ phù hợp hơn khi để khoản 5 điều 29.

6.3- Chương III: Các nguyên tắc quản trị chung:

a- Khoản 2 điều 16 thiết kế lủng củng trùng lắp, tôi đề nghị sửa lại khoản này như sau: “ HĐQT phải có tối thiểu 03 thành viên, trong đó tối thiểu 1/2 số thành viên HĐQT không kiêm nhiệm và thành viên độc lập  và có ít nhất 2 thành viên Chủ tịch HĐQT có thể là thành viên độc lập”.

b- Theo dự thảo tại khoản 8 điều 16 quy định quá cứng nhắc, theo tôi ta nên tạo quyền chủ động cho NH, căn cứ vào điều kiện tổ chức, quản lý của họ để quyết định thành lập các ban cho phù hợp. Do đó tôi đề nghị bỏ đoạn giữa của khoản 8 là”…., trong đó tối thiểu phải có 2 uỷ ban là uỷ ban quản lý rủi ro và uỷ ban nhân sự..”.

c- Về nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc:

Dự thảo đưa ra mốc thời gian “từ 3 năm đến 5 năm” cho nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc, tôi thấy quy định có sự co giãn như vậy không chuẩn, gây khó khăn cho người thực hiện không biết lúc nào hết nhiệm kỳ, khó khăn cho công tác giám sát thanh tra. Do đó, tôi đề nghị nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc cần xác định 1 mốc là “5 năm” hoặc mốc “4 năm”.

d- Theo quy định tại khoản 4 điều 16 thì số thành viên HĐQT chưa có bằng đại học không vượt quá 1/4 tổng số thành viên HĐQT, trong khi đó theo quy định về tiêu chuẩn và điều kiện để được bổ nhiệm HĐQT tại tiết c khoản 1 điều 21 thì phải có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên nghành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật chuyên nghành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật vì vậy đề nghị xem lại quy định này tại 2 điều chưa thống nhất.

e- Về việc bãi nhiệm và miễn nhiệm tại tiết b khoản 1 điều 26: Để giảm bớt thủ tục giấy tờ, phiền hà cho người xin từ chức, tôi đề nghị khi một người nào đó thuộc HĐQT, Ban kiểm soát hoặc Tổng Giám đốc của Ngân hàng xin từ chức thì viết đơn gửi cho chủ tịch HĐQT và ban kiểm soát của ngân hàng đó là đủ không cần gửi cho  NHNN chi nhánh. Khi có thành viên của ngân hàng xin từ chưc thì trách nhiệm của ngân hàng phải báo cáo NHNN, người xin từ chức không phải gửi đơn xin từ chức cho NHNN. Mặt khác đề nghị đảo lại cụm từ cho chuẩn với quy định hiện nay là NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.

f- Tại khoản 1 điều 26  Khi một thành viên nào đó bị miễn nhiệm thì đương nhiên chức danh được Thống đốc NHNN chuẩn y sẽ hết hiệu lực. Do đó, tôi đề nghị bỏ đoạn sau: “chức danh đã được Thống đốc NHNN… cơ quan có thẩm quyền của NH” của khoản 1 điều 26 “yêu cầu về chuẩn y và bổ nhiệm..”.

6.4- Chương IV: Quản trị NHTMCP.

ở chương này có một số nội dung sau tôi thấy cần trao đổi thêm đó là:

a- Tại khoản 2 điều 30 có quy định “ chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền lắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết đã là NHTMCP thì mọi vấn đề do cổ đông quyết định làm sao Chính phủ lại có thể uỷ quyền cho một tổ chức được quyền lắm gữi cổ phần biểu quyết” . Tôi đề nghị xem lại vấn đề này.

b- Về tỷ lệ sở hữu cổ phần:

Việc quy định tỷ lệ phần trăm cho cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức và cổ đông và những người có liên quan của cổ đông theo quy định khoản 1.2.3. của điều 36 của bản dự thảo là cần thiết. Tuy nhiên tạikhoản 4 “việc sở hữu vượt tỷ lệ nêu trên phải được Thống đốc NHNN phê duyệt trên cơ sở lợi ích quốc gia. Theo tôi không nên quy định khoản 4 này. Với quy định này tạo của tiền lệ của cơ chế xin cho, gây phiền hà, không công bằng giữa cổ đông của các NHTM.

c- Việc chuyển nhượng cổ phiếu đề nghị nghiên cứu và cụ thể hoá các trường hợp được chuyển nhượng cổ phiếu vào NĐ để cổ đông thực hiện không để phải xin phép chấp thuận của Thống đốc NHNN như dự thảo đề cập ở khoản 2, khoản 8.

6.5- Chương V: Quản trị NHTMNN

Như đã góp ý phần chung ở trên là theo đề án cổ phần hoá các NHTMNNN thì đến hết năm 2008 hoàn thành cơ bản việc cổ phần hoá 5 NHTMNN. Mặt khác theo định nghĩa về NHTMNN là Nhà nước sở hữu 70% vốn điều lệ- như phần trên tôi đã đề cập: Nhà nước không sở hữu 100% vốn để thành lập NHTM, các NHTMNN hiện có khi hết năm 2008 hoàn thành việc cổ phần hoá- loại NHCP này Nhà nước nắm gữi trên 50% vốn điều lệ.

Từ đó tôi đề nghị cần làm rõ:

1. Nếu NHTMNN khi cổ phần hoá Nhà nước nắm gữi trên 50% vốn điều lệ thì gọi là công ty cổ phần hay loại hình gì, có còn là DNNN không- theo tôi được biết hiện tại Nhà nước đang quản lý loại hình DN này dưới các hình thức duyệt đơn giá tiền lương….

2. Sắp tới Nhà nước không thành lập NHTM 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu Nhà nước. Thời gian tới Nhà nước có thành lập NH mới cũng chỉ là dạng ngân hàng chhính sách- không bao giờ Nhà nước quy lại thành lập NHTM như trước để kinh doanh tiền tệ.

Do đó tôi đề nghị:

+ Còn nếu loại NHTMNN sau khi cổ phần hoá Nhà nước lắm gữi trên 50% vốn điều lệ là DNNN thì gữi chương này

+ Nếu không thì bỏ chương này.

6.6. Chương VII: Quản trị NHTM 100% vốn nước ngoài.

Vấn đề đặt ra ở đây là ấn định việc quản trị của NHTM 100% vốn nước ngoài được thực hiện theo quản trị của NHTMNN (Chương V) theo tôi là cần cân nhắc thêm- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài không phải của Nhà nước mà chúng ta cho vận dụng nguyên tắc quản trị, điều hành của NHTMNNVN là không phù hợp.

Chúng ta đã hội nhập quốc tế, để luật pháp của nước ta từng bước phù hợp với luật pháp quốc tế tạo thuận lợi khi đưa vào áp dụng thì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chúng ta phải tiến tới giảm thiểu việc ra các văn bản dưới luật như hiện nay, nếu- càng nhiều văn bản dưới luật, dưới nghị định thì tính khả thi càng thấp. Muốn vậy chúng ta hãy giảm thiểu các cụm từ “thực hiện theo quy định…., được chấp thuận của…., phải được sự cho phép…” có như vậy mới giảm thiểu phiền hà, ách tắc như hiện nay.
---------------------------------------------------------
 

Các văn bản liên quan