Luật gia Vũ Xuân Tiền, GĐ Công ty tư vấn VFAM Việt Nam

Thứ Năm 07:18 29-06-2006


Tôi xin góp ý vào nghị định với tư cách là người đi vay. Tôi đã trực tiếp đi làm thủ tục vay vốn cho khách hàng của chúng tôi ở tất cả các ngân hàng: CP, nhà nước...
Tôi xin nêu 3 vấn đề là những bức xúc của doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn để vay:
-           Tôi đề nghị BST hãy cố gắng đến mức cao nhất để biến nghị định này thành văn bản cuối cùng để không cần thông tư hướng dẫn nữa. Tôi thấy nghị đình còn nhiều điểm để buông, vd cụm từ “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” thì xuất hiện 9 lần, nếu ghi vậy thì chúng tôi thấy rất khó vì chúng tôi ko rõ quy định khác này nằm ở những văn bản nào? Nếu có thì đề nghị chị Hiền (BST) ghi thẳng vào là trường hợp này được quy định tại điều bao nhiêu, luật nào, nghị định nào, ban hành khi nào để chúng tôi mới có thể tìm và đọc văn bản đó để xem khác thế nào, còn những cái quy định khác ra đời sau nghị định này thì không bàn. Hoặc cụm từ “theo quy định của pháp luật” xuất hiện 42 lần trong dự thảo thì cũng đề nghị không nên dùng từ chung chung như thế nữa và một cụm từ nữa là cụm từ “Bộ tư pháp hướng dẫn, Bộ tư pháp phối hợp với Bộ thương mại hướng dẫn” thì chỉ xuất hiện 3 lần thì đề nghị cũng triệt tiêu chỗ này đi và hướng dẫn luôn vào nghị định để người đọc dễ hiểu, không phải tra cứu thêm ở chỗ khác.
-           Vấn đề thứ 2 khi doanh nghiệp tiếp xúc với việc vay vốn đang rất bức xúc mà không biết nghị định này có giải quyết được không là vấn đề tín chấp. Tôi có đọc ý kiến của anh Trần Vũ Hải, theo anh Hải thì không đưa tín chấp vào dự thảo vì tín chấp không đảm bảo cho giao dịch. Theo tôi thì tín chấp cũng là 1 cái bảo đảm, tuy nhiên theo toàn bộ những hướng dẫn của nghị định này thì lại loại trừ các doanh nghiệp ra, chỉ có một số tổ chức chính trị, tổ chức xã hội như hội nông dân... là được bảo lãnh cho các đơn vị trực thuộc của mình được vay vốn mà được gọi là vay vốn tín chấp. Chỗ đấy không đúng mà đó là bảo lãnh bằng tín nhiệm của các tổ chức ấy. Tôi xin thưa đây chỉ là 1 chính sách xã hội, chứ nếu 1 vị ở Hội Nông dân vay vốn mà không trả được thì Hội Nông dân cũng chẳng có tiền để trả thay đâu. Khối doanh nghiệp lại không được nói đến ở đây, chúng tôi vay vốn lưu động cũng phải mang tài sản đi thế chấp, tôi thấy rất vô lý. Theo tôi đề nghị ghi rõ trường hợp nào thì doanh nghiệp được ngân hàng cho vay tín chấp và khi cho vay theo tín chấp thì cần có những điều kiện gì? Quy định rõ ràng và cụ thể ra. Tôi cũng biết là trên thực tế cũng có doanh nghiệp được ngân hàng cho vay bằng tín chấp, nhưng để được như vậy thì cũng phải qua 1 con đường vô cùng gian nan, vô cùng vất vả.
-           Vấn đề thứ 3, thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai. Xin thưa hầu như tất cả các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa đều xin thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay, đấy chính là thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai. Hiện nay quy định về vấn đề này rất ít, tôi biết là chỉ có mỗi quy chế về tín dụng với khách hàng do Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành thì có quy định được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay nhưng cũng chỉ có dăm bẩy câu thôi. Mặc dù có quy định như thế nhưng việc vay vốn bằng thế chấp tài sản hình thành bằng vốn vay là cực kỳ khó, tôi xin lấy 1 ví dụ từ quy định của thống đốc ngân hàng nhà nước, trong trường hợp vay vốn bằng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay thì chủ đầu tư phải có ít nhất 15% vốn tự có nhưng chẳng bao giờ các ngân hàng áp dụng tỷ lệ này mà thông thường tỷ lệ là 30% và ngay cả Quỹ hỗ trợ phát triển mang tiếng hỗ trợ nhưng cũng phải có tỷ lệ 50%. Như vậy 1 dự án 20 tỷ thì anh phải có 10 tỷ và anh phải thế chấp toàn bộ tài sản của anh chứ không chỉ tài sản được hình thành từ vốn mà tôi cho anh vay, điều này rất vướng cho các doanh nghiệp. Vậy đề nghị BST bằng cách nào đấy đưa điều khoản này vào và hướng dẫn cụ thể hơn để tháo gỡ khó khăn hiện nay cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi vay vốn vì nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp này rất lớn nhưng nguồn cho vay thì rất ít và để vay được thì phải qua cực kỳ nhiều cửa ải và vô cùng gian khổ.     
Trên đây là 3 vấn đề tôi xin nêu ra, những vấn đề khác đã có văn bản gửi tới quý vị.

(Bấm vào đây để xem bài viết của ông Tiền)

Các văn bản liên quan