Ông Nguyễn Văn Phương, Phòng pháp chế Vietcombank

Thứ Năm 07:16 29-06-2006


Tôi xin góp ý dựa trên thực tiễn làm công tác tín dụng của chúng tôi và có những tài sản bảo đảm của khách hàng. Theo tôi GDBĐ gắn liền với hoạt động tín dụng, quy định về GDBĐ có phù hợp với thực tiễn về quy định có liên quan sẽ thúc đẩy hoạt động tín dụng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận được các nguồn vốn vay của ngân hàng. Ngược lại quy định về GDBĐ mà ko phù hợp với thực tiễn của hoạt động tín dụng và các văn bản có liên quan khác thì ko chỉ hạn chế hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng mà cũng gây khó khăn cho khách hàng. Tôi xin có một số ý kiến.
Thứ nhất, về giải thích từ ngữ. Nên bổ sung định nghĩa về GDBĐ vì trong BLDS mới chỉ có định nghĩa về giao dịch và tại điều 323 mới chỉ nói qua GDBĐ là giao dịch dân sự do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Theo tôi khái niệm GDBĐ được hiểu là cầm cố thế chấp bằng tài sản mà theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Liên quan đến điều 5 của dự thảo về tài sản và giá trị tài sản đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự. Theo tôi quy định như trong dự thảo là phù hợp vì như thế các bên có nhiều sự lựa chọn để thỏa thuận với nhau và cũng không trái với quy định của BLDS. Quy định như vậy cũng khắc phục bất cập của nghị định 178, 85 và 165 trước đây quy định cứng nhắc là giá trị tài sản bảo đảm phải luôn lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm. Điều này đã gây nhiều khó khăn khi chúng tôi đi công chứng hợp đồng thế chấp bảo đảm bổ sung, vì cơ quan công chứng không thực hiện vì họ căn cứ vào quy định của 178. Thực tế biện pháp bảo đảm bổ sung không cần giá trị tài sản lớn hơn nghĩa vụ cần được bảo đảm vì trong điều kiện đấy khách hàng đã đủ các điều kiện để được vay không có bảo đảm bằng tài sản, ngân hàng chỉ đề phòng những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra nên mới yêu cầu khách hàng có biện pháp bảo đảm bổ sung.
Ở điều 5 phần 2 có quy định: 1 tài sản dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ dân sự thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết tài sản đó đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác; bên bảo đảm cũng được coi là hoàn thành nghĩa vụ thông báo khi giao dịch bảo đảm xác lập trước đã được đăng ký. Theo ý kiến của tôi quy định này vừa không phù hợp với thực tiễn vừa không phù hợp với pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm vì trong thực tiễn nhiều khách hàng săn sàng cam kết mọi thứ để vay được vốn, vd trong vụ án Epco Minh Phụng, Tăng Minh Phụng sẵn sàng cam kết với ngân hàng là tài sản này chưa được thế chấp hoặc cầm cố ở bất kỳ tổ chức tín dụng nào để miễn sao người ta vay được vốn ngân hàng mặc dù trước đó tài sản đấy đã được thế chấp ở một tổ chức tín dụng khác. Việc cam kết ở đây không khó khăn với khách hàng khi họ đã có nhu cầu vay vốn, hơn nữa đối với những tài sản không có đăng ký quyền sở hữu thì ngân hàng không biến nó có được cầm cố ở tổ chức tín dụng khác không, vd 1 dây chuyền sản xuất hoặc máy móc thiết bị gắn liền với nhà xưởng, điều này sẽ tạo rủi ro lớn cho bên nhận bảo đảm cũng như xác để định thứ tự ưu tiên thanh toán. Mà để giải quyết vấn đề này thì sẽ phải tiến hành đăng ký quyền sở hữu cho tài sản khi bên nhận bảo đảm ký kết hợp đồng với bên bên bảo đảm để nhận được quyền ưu tiên thanh toán và như vậy lại dẫn đến việc phát sinh chi phí và thời gian để thực hiện thủ tục đăng ký.
Tôi thấy việc dùng 1 tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ chưa đi vào thực tiễn đặc biệt đối với những tài sản là bất động sản là nhà ở và công trình xây dựng gắn liền với đất và quyền sử dụng đất vì khi tiến hành thủ tục cơ quan đăng ký sẽ ghi vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất luôn là tài sản này dùng để bảo đảm cho 1 nghĩa vụ cụ thể với mức tín dụng là bao nhiêu, như vậy giá trị tài sản bảo đảm đã được xác nhận rõ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khi trên thực tế dự nợ của khách hàng đã giảm xuống gần hết. vd, khách hàng vay 10 triệu USD nhưng đã trả 9,5 triệu USD chỉ còn 500,000 USD, khi đấy nếu muốn vay tiếp nhưng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn thể hiện khoản vay là 10 triệu USD chưa kể phát sinh lãi. Khi chúng tôi đi thỏa thuận với khách hàng tiếp tục dùng tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ khác thì cơ quan đăng ký GDBĐ yêu cầu phải tất toán hợp đồng tín dụng, mà người ta đã không có vốn phải đi vay tiếp thì làm sao có thể trả hết khoản nợ đầu tiên để tất toán hợp đồng để đi đăng ký 1 GDBĐ khác.  Do đó về vấn đề 1 tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, đề nghị chỉnh sửa để phù hợp với thực tiễn và các văn bản pháp luật liên quan.
Về thời điểm có giá trị pháp lý đối với người thứ 3, điều 14 của dự thảo. Tôi thấy không thống nhất với phần giải thích từ ngữ tại điều 3 của dự thảo, tại điều 3 còn có một thời điểm là thời điểm chuyển giao tài sản bảo đảm cho người thứ 3 giữ thì cũng có giá trị pháp lý đối với người thứ 3 khác. Tất nhiên người thứ 3 giữ ở đây khác với người thứ 3 có trách nhiệm pháp lý, tuy nhiên các ngân hàng không có kho bãi để lưu giữ những tài sản thế chấp, cầm cố mà khách hàng giao cho bên nhận thế chấp giữ nên thông thường phải thuê kho bãi của bên thứ 3. Một vấn đề nữa là nếu có giá trị pháp lý đối với người thứ 3 trong trường hợp kể từ thời điểm đăng ký hoặc từ thời điểm giao tài sản cho ngân hàng giữ hoặc bên thứ 3 giữ thì cũng hợp lý lắm bởi vì theo quy định của pháp luật nếu tài sản đã thế chấp thì bên thế chấp không được phép dùng tài sản đã đó để thực hiện bất kỳ giao dịch nghĩa vụ nào khác trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý kể cả tài sản hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vấn đề tiếp theo liên quan đến điều 53, căn cứ phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh. Theo tôi nội dung quy định ở điều này chỉ mang tính định tính mà thiếu tính định lượng, mà như thế áp dụng trên thực tiễn sẽ rất khó. Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp bên thứ 3 bảo lãnh cho khách hàng vay vốn nhưng khi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thì bên thứ 3 nói không trong khi bên được bảo lãnh chưa mất khả năng trả nợ, họ còn 1 ít tài sản và trả dần dần. Theo tôi nếu BST cụ thể hóa được quy định của BLDS vào nghị định giao dịch bảo đảm này thì nó rất thuận tiện cho ngân hàng trong việc yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ vay đối với người được bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng.Về việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh, quy định tại điều 61. Theo quy định của điều 347 BLDS, 1 nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm bằng nhiều tài sản khác nhau do đó đối với 1 khoản vay có thể có nhiều người thế chấp. Tuy nhiên trong thực tiễn có nhiều trường hợp cá nhân dùng tài sản để bảo lãnh cho 1 doanh nghiệp tư nhân, khi doanh nghiệp tư nhân không trả được nợ và có nguy cơ phá sản hoặc giải thể, khi ngân hàng yêu cầu người bảo lãnh thực hiện thì họ nói: ngân hàng phải yêu cầu chủ doan nghiệp tư nhân đó, doanh nghiệp tư nhân ko có khả năng trả nợ nhưng chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn còn khả năng mà theo quy định của pháp luật thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về cac nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp nên ngân hàng phải yêu cầu chủ doanh nghiệp tư nhân thực hiện nghĩa vụ đã. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân không còn khả năng trả nợ được thì chúng tôi mới thực hiện thay. Nhưng khi ngân hàng chứng minh được rằng cả doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân đều không có khả năng trả nợ được thì có 1 vấn đề phát sinh là có nhiều người bảo lãnh như thế thì biết xử lý tài sản của người nào trước vì hầu hết các hợp đồng bảo lãnh không xác định thứ tự nghĩa vụ của người bảo lãnh mà theo pháp luật họ phải liên đới chịu trách nhiệm. Chính vì vấn đề này mà ngay cả khi kiện ra tòa và tòa đã ra bản án nhưng đến 2,3 năm sau vẫn không thi hành án được bởi vì cơ quan thi hành án cũng không biết xử lý tài sản nào trước. Từ thực tiễn này đề nghị BST hướng dẫn những vấn đề chưa được quy định hoặc thiếu cụ thể trong BLDS để làm sao quy định về GDBĐ đi được vào thực tiễn, tháo gỡ các vướng mắc cho tổ chức tín dụng. Xin hết.

(Bấm vào đây để xem bài viết của ông Phương)

Các văn bản liên quan