Trích ý kiến ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hồng – ĐB Tỉnh Thừa Thiên – Huế

Thứ Tư 15:02 09-08-2006

Tôi xin phát biểu, thứ nhất vào vấn đề chung mà còn ý kiến khác nhau theo gợi ý của chủ tọa phiên họp. Thứ hai, tôi xin góp ý vào một số điều cụ thể trong dự thảo luật.
Vấn đề hiện nay tôi thấy có nhiều ý kiến khác nhau nhất đó là vấn đề quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ quốc gia. Quan điểm của cá nhân tôi, tôi tán thành phương án 1 của dự thảo, tức là đưa hoạt động quỹ này quy định vào trong luật này nó không sát nhập vào là một trong nội dung của quỹ phát triển khoa học công nghệ ở Luật khoa học, công nghệ đã thông qua. Vì mấy lý do sau đây.
Lý do thứ nhất, ngoài lý do mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình trong Báo cáo thì vừa rồi chúng tôi nghiên cứu Báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010, có một chi tiết chúng tôi rất quan tâm đấy là khả năng, trình độ sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp trong nước. Chính phủ có báo cáo hiện nay chỉ số doanh nghiệp của chúng ta khả năng cạnh tranh chỉ đứng thứ 62/75 nước đứng xếp hàng thôi. Như vậy cũng gần áp chót. Một trong những lý do đứng áp chót đó là khả năng sử dụng công nghệ cao, thứ hai nữa là trong nước ta tỷ lệ sử dụng công nghệ cao của các doanh nghiệp chỉ có 20% thôi. Trong lúc đó các nước khác trong khu vực như Chính phủ báo cáo như Singapo đến 73%, Malaixia là nước láng giềng của chúng ta cũng 51% và Thái Lan cũng 30%. Như vậy ngay những nước gần chúng ta trong khu vực thì tỷ lệ này đã vượt lên gấp 3, gấp 4 lần khả năng sử dụng công nghệ cao của mình rồi.
Trong lúc đó Chính phủ báo cáo rằng tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ vốn dưới 2 tỷ là đến 14% còn vốn dưới 10 tỷ đến 40%. Như vậy trên 50% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu chúng ta không hỗ trợ cho các doanh nghiệp này trong giai đoạn công nghệ đổi mới hàng ngày, hàng giờ như thế này thì chúng tôi nghĩ rằng rất khó để chúng ta nâng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhất là giai đoạn chúng ta đang gia nhập các tổ chức thương mại thế giới và sắp tới là gia nhập WTO.
Do vậy chúng tôi thấy, ý để tách thành một quỹ này với 3 mục tiêu rất rõ trong này định hình ra thì tôi so sánh đối chiếu điều này với quy định trong Luật khoa học công nghệ có quỹ phát triển khoa học công nghệ nói chung thì mục đích nó rõ và cũng là tách biệt. Thứ hai nữa là quy chế để sử dụng cái này cũng có những điểm khác biệt. Đặc biệt vừa rồi của Bộ trưởng Hoàng Văn Phong nói cũng rất rõ nên tôi tán thành quan điểm này nhưng có một điều đặt ra là trong luật đang nói chung quá. Khi nói quỹ phát triển khoa học công nghệ ở Luật Khoa học công nghệ thì luật nói rất rõ, tức là quỹ này có hẳn một điều lệ và điều lệ này do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc thành lập và hoạt động của quỹ đó. Nhưng quỹ này trong luật này chỉ nói một câu rất chung chung tức là Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Vậy thì hoạt động của quỹ này theo quy chế hay theo điều lệ hay ai quy định hoạt động mà Thủ tướng chỉ thành lập thôi, phải chăng quỹ này do Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ sau Thủ tướng là Bộ trưởng điều hành hay sao, để minh bạch trong luật tôi thấy cần phải quy định rõ câu ở cuối của điều này để khi tiếp cận quỹ này người ta có thể hiểu rất kỹ.
Một vấn đề chung nữa và rất nhiều ý kiến đã phát biểu là vấn đề chính sách thuế, chúng tôi nghiên cứu kỹ các loại chính sách thuế trong Luật Khoa học Công nghệ chúng ta đã thông qua, chúng tôi cũng nghiên cứu kỹ một loạt điều liên quan đến miễn giảm thuế cho các trường hợp ở doanh nghiệp. Chúng tôi thấy rằng việc quy định thuế, miễn thuế đối với các doanh nghiệp đổi mới vào luật này tôi thấy hoàn toàn phù hợp.
Bây giờ chúng ta hướng đến một điều chúng ta thường hay nói là tại sao chúng ta không bỏ bớt luật khung đi, mà phải làm luật cụ thể, khi nghiên cứu hoặc người ta làm một vấn đề gì thì người ta nhìn ngay luật, lĩnh vực đấy người ta áp dụng ngay thì nó rất thuận tiện.
Hôm qua chúng tôi có theo dõi và thấy rất băn khoăn một chương trình thời sự buổi tối, rất nhiều chuyên gia cũng nói rằng hiện nay nhiều cái khó thì Quốc hội đẩy lại cho Chính phủ, nói thật nói câu đó là để cho Quốc hội, chúng tôi trăn trở lắm, cảm thấy mình có trách nhiệm trong một vấn đề rất lớn như thế, không lý gì tại sao khi chúng ta làm Luật chuyển giao công nghệ này, báo cáo các vị là Luật chuyển giao công nghệ này trong Bộ luật Dân sự quy định tại Chương XXXVI chỉ 4 điều thôi.
Trong Bộ luật Dân sự quy định tại Chương XXXVI, 4 điều về chuyển giao công nghệ, bây giờ chúng ta cụ thể hoá được một luật có 65 điều này tôi cho rằng rất tốt, phải nói Ban soạn thảo đã tiếp thu rất cơ bản những ý đại biểu thảo luận trong kỳ họp vừa rồi.
Tại sao chúng ta không đưa những điều miễn giảm thuế cụ thể vào đây, ví dụ trong điều miễn giảm thuế đối với cơ sở đầu tư để đổi mới công nghệ tại Luật thuế doanh nghiệp tại Điều 18 đã quy định rất rõ, Chính phủ quy định cụ thể việc xác định thu nhập và thời gian miễn giảm thuế theo quy định tại điều này, miễn giảm thuế cho các trường hợp khác như là phần thu nhập thực hiện cho các hợp đồng trực tiếp cho nông nghiệp nông thôn. Như vậy, rõ ràng trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp chúng ta đã quy định những khung cơ bản rồi, bây giờ ta nên cụ thể Luật chuyển giao công nghệ này để khi các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân người ta hoạt đông công nghệ, hoạt động chuyển giao công nghệ người ta nhìn vào thấy người ta được ưu đãi gì, không lúc đó lại đi giở, đi tìm tôi nghĩ cũng rất vất vả mà nhiều luật chúng ta cũng đưa chính sách miễn giảm thuế vào. Đấy là 2 vấn đề chung chúng tôi xin phát biểu thêm.
Một số điều cụ thể, thứ nhất, chúng tôi xin phát biểu, Điều 4 chúng tôi tán thành rất nhiều ý kiến của các vị đại biểu, đặc biệt là đại biểu Trần Ngọc Đường vừa phát biểu trước tôi. Nghiên cứu trong dự thảo này tôi thấy rằng tại Chương IV đã có hẳn 18 điều quy định một loạt các chính sách và biện pháp để khuyến khích, ứng dụng chuyển giao công nghệ. Nhưng để có một chương hoành tráng như thế về sau đọc rất vui, nhưng đọc Điều 4 này nó chung chung quá, toàn là tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích, chú trọng. Khi tôi nghiên cứu các luật khác thì Điều 4 này là điều rất cơ bản để nó định hướng cho đằng sau, những định hướng mà chỉ có định hướng thuận lợi, chú trọng và nâng cao thôi thì tôi nghĩ không rõ, mà ở đây phải nói rõ Nhà nước có chính sách đầu tư trọng điểm cái gì Nhà nước ưu tiên.
Ví dụ: Khoản 1, Điều 30 đã nói rõ Nhà nước ưu tiên đầu tư thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực nông thôn chẳng hạn, để có một số điều sau thì chúng ta phải đưa vào đây một ý rất cơ bản Nhà nước ưu tiên cho lĩnh vực đấy, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực đấy hoặc Nhà nước đầu tư cho những lĩnh vực công nghệ gì? Nhà nước có chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân ra sao. Tôi tán thành ý kiến đại biểu Đặng Văn Xướng đã nói, tức là cái này thiết kế thành 3 khoản rất rõ và thiết kế lại điều này rõ hơn.
Ý kiến thứ hai, tôi xin tán thành ý kiến của đại biểu Trần Ngọc Đường đã phát biểu là Điều 9, Điều 10 và Điều 11 nên đưa vào Chương II, tức là chương hợp đồng công nghệ. Bởi vì Chương I là chương những ý rất chung, nếu chúng ta đưa vào cụ thể những địa bàn khuyến khích, những loại công nghệ chuyển giao có điều kiện thì chúng tôi nghĩ rằng nó cũng không sai, nhưng để Chương I làm sao ta thấy những vấn đề quy định chung nhất, những vấn đề bao quát nhất, Điều 9, Điều 10 và Điều 11 có thể nên đưa vào Chương II.
Chúng tôi xin phát biểu tiếp là ở Chương II, tên chương tôi tán thành ý kiến nghiên cứu nội hàm của tất cả các điều đã nói ở đây thì không phải là chuyện ký hợp đồng hay hợp đồng gồm cái gì mà nó gồm những việc còn những hình thức, phạm vi chuyển giao công nghệ ra sao thành ra tên chương đổi lại là chuyển giao công nghệ. Điều này nó phù hợp với điều giải thích từ ngữ, giải thích từ ngữ chúng ta cũng giải thích là hoạt động chuyển giao công nghệ gồm chuyển giao công nghệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ thì như vậy nó rất phù hợp. Chúng tôi không ngại là tên một chương trùng với tên nội luật, bởi vì Luật chuyển giao công nghệ thì tôi nghĩ không có vấn đề gì phải băn khoăn.
Ở các điều liên quan đến các điều cấm, chúng tôi băn khoăn, ở Điều 13 chúng ta các nghiêm cấm hành vi, tức là cấm các công nghệ gây hậu quả xấu thì không được chuyển giao. Nhưng ở Điều 15 chúng ta lại nói trong cam kết hợp đồng là phải có cam kết về trách nhiệm của các bên trong trường hợp công nghệ gây hậu quả xấu. Như vậy rõ ràng bên trên người ta cấm, những cái gây hậu quả xấu, nhưng đến đây ta cho phép được chuyển giao những công nghệ gây hậu quả xấu, nhưng phải có cam kết trách nhiệm khi nó xảy ra. Như vậy nó mâu thuẫn, tôi đề nghị xem lại Tiết d Khoản 2, Điều 15 nó sẽ mâu thuẫn với Điều 13 và Điều 11 là các công nghệ cấm chuyển giao. Như vậy trên ta cấm, nhưng dưới ta cho chuyển giao và ta đưa những điều kiện cam kết khi anh vi phạm thì sẽ bị xử lý cái gì. Tôi hiểu trong điều này như thế thì nó mâu thuẫn với nhau.
Điều 20, chúng tôi tán thành những ý thiết kế trong này, nhưng chúng tôi đối chiếu với điều của quyền, của các tổ chức thực hiện dịch vụ này thì tôi thấy mâu thuẫn. Mâu thuẫn là khi chúng ta giao cho các tổ chức làm dịch vụ chuyển giao công nghệ thì chúng ta yêu cầu họ khi làm dịch vụ đó anh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất cả các ý kiến của mình về tư vấn, thẩm định, định giá. Nhưng bên nhận công nghệ không chịu trách nhiệm trước pháp luật, theo quan điểm của tôi thì chính ra trong việc giao nhận công nghệ quyền của bên nhận rất lớn bên cạnh trách nhiệm của bên giao. Còn anh làm dịch vụ môi giới, anh làm nhiệm vụ trung gian thì là dịch vụ thôi chứ còn bắt anh kia chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc dịch vụ của mình, nhưng anh nhập công nghệ rác, công nghệ sai, công nghệ lạc hậu thì anh không chịu trách nhiệm, anh được đòi bồi thường hay anh được hưởng ưu đãi thì theo tôi không hợp lý.
Như vậy phải thiết kế một khoản nữa là quyền của bên nhận công nghệ là phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình để nó tương ứng với trách nhiệm cũng như quyền của các tổ chức cá nhân thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ. Thực tế tôi thấy để hạn chế tối đa chuyện công nghệ rác thải hay các công nghệ lạc hậu bên ngoài vào thì phải đề cao trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân nghiên cứu nhập các công nghệ bên ngoài vào. Còn một số ý cụ thể nữa chúng tôi sẽ xin gửi lại Ban soạn thảo, xin cảm ơn.
Đặng Văn Thanh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Ngân sách
Kính thưa các đồng chí, tôi xin phát biểu vào một số vấn đề cụ thể:
Trước hết, một số ý kiến các đồng chí phát biểu lúc sáng có nhiều nội dung li ên quan đến Điều 4, Điều 7, Điều 11, Điều 14, Điều 15 tôi cơ bản đồng ý và không có gì phát biểu thêm. Tôi xin phép đi thẳng vào Chương II, về Chương II đã có một số đồng chí phát biểu ý kiến, trong đó tôi đề nghị chương này với tên là hợp đồng chuyển giao công nghệ, nhưng thực ra xem xét kỹ thì nó bao gồm 3 nội dung tương đối với nhau.
Nội dung liên quan đến hợp đồng thực ra chỉ có 3 điều thôi, Điều 14, Điều 15, Điều 18, còn lại các Điều 16, 17, 19, 20, 21 thực ra là điều quy định quyền và nghĩa vụ của bên giao, bên nhận chuyển giao công nghệ. Còn liên quan đến các Điều 23, 24, 25, 26, 27, 28 này quy định về thủ tục đăng ký đối với chuyển giao công nghệ có điều kiện mà như đồng chí Bạch Mai đã nói, có hai điều tại Chương IV nó liên quan đến vấn đề trách nhiệm và nghĩa vụ của bên giao, bên nhận trong điều kiện cụ thể, giao nhận cho các vùng ở nông thôn hoặc các vùng khó khăn.
Tôi đề nghị, Chương II nên sắp xếp lại và lấy tên là: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao, nhận công nghệ. Đấy là vấn đề thứ nhất.
Khi xác định quyền, nghĩa vụ của các bên, chỗ này có hai chuyện, một là vấn đề liên quan đến hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trong này các đồng chí xác định, khẳng định mang tính pháp lý là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng phương thức giao dịch điện tử. Tôi muốn hỏi là nếu như theo định nghĩa tại điều đầu tiên về chuyển giao công nghệ thì chuyển giao công nghệ thuần túy chỉ là việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử d ụng một phần hoặc toàn bộ các thành phần. Như vậy có phải tất cả chuyển giao công nghệ đều phải hợp đồng hay không và ngoài chuyển giao dưới h ình thức hợp đồng tức là có thanh toán, có giá cả, có chấp nhận các h ình thức chuyển giao khác d ưới hình thức biếu, tặng, hiến, cho, có cần thiết phải hợp đồng ràng buộc các bên hay không, chỗ này đề nghị làm r õ thêm.
Theo tôi cái chính khi nói chuyển giao công nghệ này, ta nói như vậy khẳng định lại ở đây theo đúng luật các đồng chí quy định có hai dạng. Một là dạng chuyển giao công nghệ, hai là dịch vụ chuyển giao công nghệ. Nên chăng chủ yếu là vấn đề dịch vụ chuyển giao công nghệ thì bắt buộc phải hợp đồng. Còn bản thân việc chuyển giao công nghệ có trường hợp bắt buộc hợp đồng, có trường hợp không nhất thiết hợp đồng. Vấn đề chỉ cần nếu như công nghệ đó chuyển giao có điều kiện thì chúng ta cần có sự quản lý của Nhà nước, cần có sự đăng ký, cần có sự chấp thuận cho phép chuyển giao. Còn khi người ta chuyển giao thì người ta không đòi hỏi thanh toán, không đòi lấy tiền v.v... hoàn toàn chuyển giao vì bí quyết nào đó v.v... tôi nghĩ nhất thiết trường hợp này chúng ta cứ phải đặt ra bắt buộc phải ký hợp đồng như trong luật. Đấy là vấn đề thứ nhất.
Vấn đề thứ hai, liên quan tới quy định hợp đồng, tôi đề nghị nếu được nên tách ra 2 loại hợp đồng rõ ràng ra vì trong hình thức chuyển giao công nghệ ta có một là chuyển giao mang tính chuyển giao quyền sở hữu và hai là chuyển giao quyền sử dụng, hai nội dung này rất khác nhau. Vì thế tôi đề nghị nếu hợp đồng quy định trong luật tách riêng hai loại hợp đồng đối với chuyển giao công nghệ.
Vấn đề nữa, do quy định hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện theo nguyên tắc giao kết hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân sự tại Điều 18. Tôi đề nghị nếu có quy định là thực hiện theo quy định luật chính là Luật Thương mại, còn Luật dân sự cũng là một luật, nhưng bên cạnh việc thực hiện theo Bộ luật dân sự thì thực hiện theo Luật Thương mại, vì Luật Thương mại có hẳn một chương về các hợp đồng cung ứng dịch vụ mà quy định khá chi tiết về trách nhiệm các bên cũng như vấn đề về giá cả, vấn đề thanh toán, vấn đề điều kiện, điều khoản v.v... về cả khiếu kiện.
Vấn đề thứ ba, nếu như theo trình tự này, tôi tổng hợp lại thấy trong tại các điều từ Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, ta quy định về việc chấp thuận đăng ký đối với các loại chuyển giao công nghệ có điều kiện. Vì thế nếu theo trình tự này, tôi đề nghị xem xét lại: Một là xác định công nghệ để xin chuyển giao. Sau khi xác định rồi làm giấy đề nghị để xin được chấp thuận, Nhà nước tổ chức xem xét chấp thuận, tất nhiên chỗ này có liên quan đến Bộ Khoa học công nghệ môi trường và Bộ Tài chính. Sau khi chấp thuận rồi thì cho ký kết hợp đồng, sau khi ký kết hợp đồng đăng ký hợp đồng, sau khi đăng ký hợp đồng lúc đó mới xem xét để cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng. Chỗ này các đồng chí xem lại có mâu thuẫn không và việc đăng ký hợp đồng nhằm mục đích gì, vì ở đây khi chuyển giao có điều kiện thì ta phải xin chấp thuận đăng ký và được Nhà nước cho phép lúc đó mới được ký hợp đồng, mà trong ký hợp đồng quy định tại Điều 15 thì ta quy định khá nhiều nội dung về giá, phương thức thanh toán, thời điểm, thời hạn hiệu lực hợp đồng, quy định về các nội dung chuyển giao vậy thì các khoản này đã ký kết rồi, nhưng sau đó chúng ta lại xin đăng ký hợp đồng, đăng ký hợp đồng thời hạn quy định trong khoảng thời gian 10 ngày. Vậy nếu trường hợp này 10 ngày đó không được chấp nhận hoặc chấp nhận trong thời gian 10 ngày thì những điều khoản ký hợp đồng này có hiệu lực không? v.v... Tôi nghĩ rằng nó vướng cho người ký. Về nguyên tắc trong Luật thương mại khi đã ký hợp đồng, đã giao kết hợp đồng thì mọi điều khoản hợp đồng phải được thực hiện, trừ trường hợp hợp đồng quy định có những điều khoản khác, thực hiện khác v.v...
Vì thế chỗ này tôi đề nghị nên xem lại, nên chăng nên tập trung chính vào chỗ nếu như những công nghệ chuyển giao có điều kiện thì các bên giao, bên nhận, đặc biệt giao từ trong nước ra nước ngoài, rồi từ nước ngoài về, thì anh phải xin được sự chấp thuận của Nhà nước. Nhà nước cho giấy chấp thuận đấy thì việc ký kết được thực hiện trên cơ sở giấy chấp thuận đấy. Sau đó Nhà nước mới kiểm tra lại xem việc giao nhận đấy có đầu đủ không? Chứ tôi nghĩ có thêm một giai đoạn nữa là đăng ký hợp đồng xong rồi quản lý hợp đồng đăng ký đấy, thì tôi e ngại rằng thủ tục này hơi phiền hà, thứ hai là nó mâu thuẫn với bản thân hợp đồng đã ký kết và chữ ký của 2 bên giao, nhận trở thành vô nghĩa nếu như cơ quan quản lý về đăng ký hợp đồng đấy lại chậm trễ hoặc không chấp nhận hoặc bác cái gì đó, mà sau này tôi chỉ nghĩ rằng cơ quan này có trách nhiệm kiểm tra và có thể tôi không chấp nhận, hoặc có thể tôi có ý kiến về việc anh vi phạm giấy phép, tôi cho phép anh chuyển giao công nghệ A, anh lại đi chấp nhận công nghệ B thì đấy là anh vi phạm, tôi nghĩ cái đó nên xem lại toàn bộ điều ở trong đoạn này.
Điều 21 giá và phương thức thanh toán, tôi đề nghị điều này sửa lại. Giá, ở đây người ta không gọi là giá thanh toán, phải chăng là giá dịch vụ chuyển giao công nghệ, còn việc thanh toán trên cơ sở giá đó cho đúng Luật, chứ không nên gọi là giá thanh toán mà là giá của dịch vụ chuyển giao, hay giá của dịch vụ làm môi giới cho việc chuyển giao đó. Còn thanh toán ấy có thể là thanh toán trên cơ sở một lần hoặc nhiều lần thì đó là chuyện khác.
Vấn đề thứ hai, mục hai quy định phương thức thanh toán thì tôi nghĩ thanh toán trả kỳ vụ v.v... tôi nghĩ chỗ này nếu quy định thế này khi lập bảng chỗ này nó không phải là chú thích, mà đây nó là phương thức chuyển giao công nghệ và xác định lợi ích của các bên chuyển giao thì đúng hơn. Bởi vì trong cái này, báo cáo đồng chí theo tôi hiểu thì chuyển giao ngoài chuyện mua đứt bán đoạn, tức chuyển giao hẳn quyền sử dụng, quyền sở hữu thì có một số trường hợp người ta cũng chuyển giao, nhưng chuyển giao dưới hình thức đầu tư, dưới dạng vốn góp thông qua công nghệ này. Và lúc đó lợi ích 2 bên cùng chia sẻ, chứ không phải dứt khoát cái gì cũng phải thanh toán, mà đây có thể giữa 2 bên cùng chấp nhận rủi ro. Cho nên, nếu có trong điều này tôi đề nghị giữ lại mục c tức là phương thức thanh toán, thực chất là trả gọn một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa của tiến độ chuyển giao công nghệ và theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời tất cả phương thức thanh toán này phải được quy định trong hợp đồng, hay nói khác đi việc thanh toán ấy được tuân thủ theo các quy định hợp đồng và các quy định hợp đồng lại ký kết tuân thủ theo các quy định của luật pháp và của hai bên thỏa thuận. Như vậy, nó đầy đủ hơn.
Còn về vấn đề quỹ, tôi có ý kiến, tôi cho rằng đây là vấn đề liên quan đến chủ trương khá lớn của Nhà nước. Theo tôi, tôi cho rằng giai đoạn hiện nay là giai đoạn chúng ta đang đi vào phát triển trí thức và giai đoạn này giai đoạn chúng ta đang chuẩn bị hội nhập rất mạnh và thành công trong hội nhập, thắng lợi trong cạnh tranh cái chính là yếu tố về chất lượng tăng trưởng, yếu tố chất lượng phát triển mà khoa học kỹ thuật công nghệ là một trong những động lực cực kỳ quan trọng. Cho nên tôi nghĩ đây không thuần túy ở Luật này, mà đây hình thành chủ trương lớn của Nhà nước trong vấn đề đầu tư và phát triển khoa học công nghệ, từ đó lựa chọn ra những ngành công nghệ mũi nhọn, từ đó để tập trung vào cái gì đó để nâng cao năng suất về sản phẩm, năng suất sản xuất của Việt Nam. Vì thế, tôi rất đồng tình, chúng ta nên hình thành Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ quốc gia, tất nhiên quỹ này phải làm rõ hơn về vấn đề hỗ trợ, về vấn đề giúp đỡ, về vấn đề tạo điều kiện. Cái chính là tập trung vào những nội dung chính mà các đồng chí đề cập ra, tôi đồng ý hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đổi mới công nghệ, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức trong việc chuyển giao công nghệ phục vụ cho phát triển theo chiến lược phát triển của đất nước này, nó không chỉ thuần tuý vấn đề là nông nghiệp, nông thôn đâu, chiến lược Nhà nước tập trung vào các ngành mũi nhọn để hỗ trợ cái này, tôi cho là cực kỳ quan trọng.
Vấn đề thứ ba, Quỹ hỗ trợ là gì, hỗ trợ cho các tổ chức nghiên cứu thực hiện đầu tư mà ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, cái đó là cái rất phù hợp trong điều kiện hiện nay.
Tôi đề nghị ở Mục 3, quy định về vấn đề Quỹ hỗ trợ được thành lập từ nguồn sau đây, các đồng chí chia 3 nguồn như thế này tôi sợ nó chưa đủ. Một là ngân sách Nhà nước, đồng ý là Nhà nước sẽ có một chủ trương tôi nghĩ là cần thiết, ngân sách này trong từng thời gian tăng, giảm tuỳ theo chiến lược của Nhà nước.
Thứ hai, lãi của vốn vay, tôi đề nghị chỗ này ghi lại cho chuẩn, không phải lãi vốn vay đâu mà là khoản thu về tiền lãi, tiền cho vay chứ không phải lãi vốn vay, tiền vốn gửi đầu tư. Vấn đề ở đây tôi chỉ gợi ý là để duy trì quỹ, nên chăng phải cho một cơ chế là được sử dụng vốn để thực hiện trong đầu tư được không. Về quỹ tôi đề nghị như vậy. Cuối cùng, liên quan đến Điều 51, 52, 53, 54 cũng đồng tình với các đồng chí là nên có chi tiết, nhưng tôi đề nghị tất cả các điều này tập trung vào một điều là quy định về các khoản ưu đãi của Nhà nước cho đầu tư chuyển giao công nghệ hay cho vấn đề chuyển giao công nghệ, trong đó có ưu đãi về thuế, ưu đãi về lập Quỹ nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp, ưu đãi vấn đề khấu hao nhanh, ưu đãi vấn đề hỗ trợ đầu tư trực tiếp.v.v..còn lại cụ thể thế nào nên để dành cho các luật khác, bởi chúng ta đi vào quá sâu như vậy nó sẽ vướng, sau này sẽ khó, giống như Luật đầu tư chung vừa rồi ta đã ban hành ra.

Các văn bản liên quan