Luật Đấu thầu: các quy định mới có khả thi?
Dự thảo Luật đấu thầu: các quy định mới có khả thi?
Theo Tạp chí nghiên cứu lập pháp ngày 05/09/2005
Mặc dù thừa nhận việc Dự thảo Luật Đấu thầu đã đặt ra nhiều quy định mới và tích cực, song ông Nguyễn Văn Thuận, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, vẫn tỏ ra e ngại về tính hiệu lực, hiệu quả của nó trước thực trạng đấu thầu phức tạp hiện nay.
Tại cuộc thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Dự án Luật Đấu thầu vừa diễn ra cuối tuần qua, ông Thuận giải thích cho quan điểm này là đội ngũ cán bộ đấu thầu của nước ta đang có vấn đề cả về năng lực, đạo đức và cả cách làm việc. “Không nước nào mà tất cả các bộ đều làm dự án. Đấu thầu nhiều khi rất “giời ơi” vì đã phân chia khu vực này của anh, khu vực kia của tôi hết rồi”, ông Thuận nói và cho rằng, hai chủ thể chính trong hoạt động đấu thầu là bên mời thầu và nhà thầu cần phải có cơ chế kiểm soát và phải kiểm soát được.
Đây là một hoạt động mang tính nhạy cảm và đang bị coi là xuất phát điểm của nhiều vụ tiêu cực nhất trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Thậm chí, ông Trương Quang Được, Phó chủ tịch Quốc hội đã dùng cụm từ “màn kịch đấu thầu” để chỉ hành động này, mà trong đó, chủ đầu tư là đạo diễn, còn các nhà thầu là những vai diễn lành nghề. “Nếu chúng ta làm tốt được Luật Đấu thầu, tổ chức thực hiện tốt được thì đây là một trong những công cụ để chống tiêu cực, tham nhũng có hiệu quả”, ông Được nói. Ngay cả với các dự án, công trình quốc phòng, ông Được cũng đặt vấn đề rằng, đã đến lúc phải tính đến có sự tham gia của các doanh nghiệp thông qua đấu thầu đối với một số dự án nhất định...
Rõ ràng, việc tổ chức thực hiện và đảm bảo mọi nội dung quy định trong Luật Đấu thầu được áp dụng đúng trong thực tế hoàn toàn không đơn giản. Việc Ban soạn thảo đưa ra những hành vi bị cấm cùng hình thức xử phạt, các quy định về quyền khiếu nại trong quá trình đấu thầu được đánh giá cao và được cho là những công cụ cần thiết để có thể đưa hoạt động đấu thầu vào trật tự. “Trình tự và thủ tục khiếu nại trong hoạt động đấu thầu là hình thức tài phán hành chính đang được nhiều nước áp dụng và Việt Nam nên chuyển sang hướng này”, ông Thuận đồng tình về mô hình cơ quan giải quyết khiếu nại trong đấu thầu với sự tham gia của các bên. Tuy nhiên, ông cũng đặt câu hỏi rằng, trong trường hợp cơ quan này không giải đáp thoả đáng khiếu nại thì bên khiếu nại sẽ tiếp tục trình tự như thế nào là điều Ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung để đảm bảo trọn vẹn thủ tục này.
Ngay cả việc sửa đổi, giảm phạm vi được áp dụng hình thức chỉ định thầu từ 6 trường hợp theo Quy chế Đấu thầu hiện hành xuống còn 4 trường hợp cũng được coi là giải pháp “xiết chặt” hình thức chỉ định thầu đang bị lạm dụng và bị coi là nguyên nhân của nhiều vụ việc tiêu cực trong hoạt động đấu thầu. Theo đó, chỉ các gói thầu trong trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ; các gói thầu liên quan đến lợi ích chung, lợi ích quốc gia do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; các gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá trị dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp có giá trị dưới 1 tỷ đồng được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình do Chính phủ quy định.
Tuy nhiên, không chỉ là giới hạn phạm vi, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xem xét để làm rõ thêm và cụ thể hơn các tiêu chí của gói thầu được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu cần được Ban soạn thảo đặc biệt quan tâm. Không chỉ vậy, những quy định về nội dung hợp đồng, về trường hợp được điều chỉnh hợp đồng... cũng phải rõ ràng, cụ thể, thống nhất. Ông Đặng Văn Thanh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội cho rằng, điều quan trọng là kết quả đấu thầu phải mang tính pháp lý để tránh tình trạng hiện nay là nhà thầu chấp nhận mọi giá rồi sau đó thương thảo điều chỉnh hợp đồng. Việc làm rõ mọi tiêu chí, nội hàm các quy định cũng là cách để đảm bảo tính khả thi của các quy định trong Luật Đấu thầu, là điều kiện để mọi hoạt động đấu thầu sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước đều nằm trong tầm kiểm soát.
Theo Tạp chí nghiên cứu lập pháp ngày 05/09/2005
Mặc dù thừa nhận việc Dự thảo Luật Đấu thầu đã đặt ra nhiều quy định mới và tích cực, song ông Nguyễn Văn Thuận, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, vẫn tỏ ra e ngại về tính hiệu lực, hiệu quả của nó trước thực trạng đấu thầu phức tạp hiện nay.
Tại cuộc thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Dự án Luật Đấu thầu vừa diễn ra cuối tuần qua, ông Thuận giải thích cho quan điểm này là đội ngũ cán bộ đấu thầu của nước ta đang có vấn đề cả về năng lực, đạo đức và cả cách làm việc. “Không nước nào mà tất cả các bộ đều làm dự án. Đấu thầu nhiều khi rất “giời ơi” vì đã phân chia khu vực này của anh, khu vực kia của tôi hết rồi”, ông Thuận nói và cho rằng, hai chủ thể chính trong hoạt động đấu thầu là bên mời thầu và nhà thầu cần phải có cơ chế kiểm soát và phải kiểm soát được.
Đây là một hoạt động mang tính nhạy cảm và đang bị coi là xuất phát điểm của nhiều vụ tiêu cực nhất trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Thậm chí, ông Trương Quang Được, Phó chủ tịch Quốc hội đã dùng cụm từ “màn kịch đấu thầu” để chỉ hành động này, mà trong đó, chủ đầu tư là đạo diễn, còn các nhà thầu là những vai diễn lành nghề. “Nếu chúng ta làm tốt được Luật Đấu thầu, tổ chức thực hiện tốt được thì đây là một trong những công cụ để chống tiêu cực, tham nhũng có hiệu quả”, ông Được nói. Ngay cả với các dự án, công trình quốc phòng, ông Được cũng đặt vấn đề rằng, đã đến lúc phải tính đến có sự tham gia của các doanh nghiệp thông qua đấu thầu đối với một số dự án nhất định...
Rõ ràng, việc tổ chức thực hiện và đảm bảo mọi nội dung quy định trong Luật Đấu thầu được áp dụng đúng trong thực tế hoàn toàn không đơn giản. Việc Ban soạn thảo đưa ra những hành vi bị cấm cùng hình thức xử phạt, các quy định về quyền khiếu nại trong quá trình đấu thầu được đánh giá cao và được cho là những công cụ cần thiết để có thể đưa hoạt động đấu thầu vào trật tự. “Trình tự và thủ tục khiếu nại trong hoạt động đấu thầu là hình thức tài phán hành chính đang được nhiều nước áp dụng và Việt Nam nên chuyển sang hướng này”, ông Thuận đồng tình về mô hình cơ quan giải quyết khiếu nại trong đấu thầu với sự tham gia của các bên. Tuy nhiên, ông cũng đặt câu hỏi rằng, trong trường hợp cơ quan này không giải đáp thoả đáng khiếu nại thì bên khiếu nại sẽ tiếp tục trình tự như thế nào là điều Ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung để đảm bảo trọn vẹn thủ tục này.
Ngay cả việc sửa đổi, giảm phạm vi được áp dụng hình thức chỉ định thầu từ 6 trường hợp theo Quy chế Đấu thầu hiện hành xuống còn 4 trường hợp cũng được coi là giải pháp “xiết chặt” hình thức chỉ định thầu đang bị lạm dụng và bị coi là nguyên nhân của nhiều vụ việc tiêu cực trong hoạt động đấu thầu. Theo đó, chỉ các gói thầu trong trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ; các gói thầu liên quan đến lợi ích chung, lợi ích quốc gia do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; các gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá trị dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp có giá trị dưới 1 tỷ đồng được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình do Chính phủ quy định.
Tuy nhiên, không chỉ là giới hạn phạm vi, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xem xét để làm rõ thêm và cụ thể hơn các tiêu chí của gói thầu được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu cần được Ban soạn thảo đặc biệt quan tâm. Không chỉ vậy, những quy định về nội dung hợp đồng, về trường hợp được điều chỉnh hợp đồng... cũng phải rõ ràng, cụ thể, thống nhất. Ông Đặng Văn Thanh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội cho rằng, điều quan trọng là kết quả đấu thầu phải mang tính pháp lý để tránh tình trạng hiện nay là nhà thầu chấp nhận mọi giá rồi sau đó thương thảo điều chỉnh hợp đồng. Việc làm rõ mọi tiêu chí, nội hàm các quy định cũng là cách để đảm bảo tính khả thi của các quy định trong Luật Đấu thầu, là điều kiện để mọi hoạt động đấu thầu sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước đều nằm trong tầm kiểm soát.