Chỉ định thầu: Hạn chế hay mở rộng
Chỉ định thầu: Hạn chế hay mở rộng?
Ngọc Thu thực hiện – Theo Báo Công nghiệp Việt Nam số 54 ngày 10/8/2005
Thời gian qua, hình thức chỉ định thầu đã đem lại hiệu quả không nhỏ trong việc phát huy nội lực của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng phát hiện ra một số vấn đề làm giảm hiệu quả của các dự án và giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện, dự thảo Luật Đấu thầu mua sắm công đang được trình Quốc hội xem xét và có khá nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc nên mở rộng hay thu hẹp hình thức chỉ định thầu. Về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng – Vụ trưởng Vụ Quản lý Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thành viên Ban Soạn thảo đã có cuộc phỏng vấn với phóng viên Báo Công nghiệp Việt Nam.
Thế giới cho phép mà Việt Nam cấm thì hơi vô lý
- Nhiều ý kiến cho rằng, so với hình thức đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu không hiệu quả bằng, ông có ý kiến gì về những nhận định trên?
Ông Nguyễn Việt Hùng: Quả thật, so với hình thức đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu không hiệu quả bằng. Số liệu thống kê cho thấy, mức tiết kiệm trong đấu thầu rộng rãi (mức mà ta trúng thầu qua đấu thầu rộng rãi so với giá gói thầu ban đầu-PV) vào khoảng 15-16%. Trong đấu thầu hạn chế thì con số này vào khoảng 8-9%, còn trong chỉ định thầu thì khoảng 0.3 hoặc 0%. Phải nói rằng chỉ định thầu có tính cạnh tranh không bằng các hình thức khác. Cho nên đây được coi là một hình thức đặc biệt chứ không phải là hình thức chủ yếu trong quy chế đấu thầu.
- Nếu tính cạnh tranh của chỉ định thầu không mạnh, tại sao chúng ta không loại
bỏ hình thức này?
- Tôi cho rằng, thế giới cho phép dùng hình thức chỉ định thầu mà Việt Nam cấm nó thì hơi vô lý. Chỉ có điều cần đưa ra những thủ tục, chế tài nào để giảm thiểu những rủi ro của hình thức này. Trong thực tế, chỉ định thầu ở một số trường hợp là tối cần thiết. Chẳng hạn, một nhà máy điện có sự cố, mất điện, không khắc phục ngay mà lại đi thông báo mời thầu, lập hồ sơ đánh giá mất hàng tháng thì không thể được. Hay một cái giếng khoan dầu mang lại doanh thu hàng triệu USD một ngày nếu bị tắc, thì phải cho chỉ định thầu để mà sửa ngay. Hoặc những vấn đề liên quan đến sản phẩm thử nghiệm, bí mật an ninh quốc phòng…thì làm sao có thể công khai tất cả. Rồi những gói thầu trị giá nhỏ như trong Quy chế quy định là dưới 1 tỷ đồng…
Không có giới hạn dự án giá trị bao nhiêu sẽ được chỉ định thầu
- Như vậy sẽ không có giới hạn là dự án giá trị bao nhiêu sẽ được chỉ định thầu?
- Đúng vậy, không có giới hạn bằng tiền là dự án giá trị bao nhiêu sẽ được chỉ định thầu. Điều quan trọng là có đủ lý do để mà chỉ định thầu hay không. Phải lý giải được tại sao không đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế mà lại chỉ định thầu?
Chúng ta có nhiều công trình được chỉ định thầu mà tôi thấy không gặp phải vấn đề gì cả, ví dụ đường Hồ Chí Minh hồi chỉ định thầu tổng dự toán vào khoảng 3.200 tỷ đồng, hay một công trình mang tính cấp bách của Nhà máy lọc dầu Dung Quất là san lấp mặt bằng được chỉ định thầu 65 tỷ đồng và một loạt công trình thủy điện hiện tại được Thủ tướng cho phép thực hiện theo hình thức tổng thầu.
- Ông nói cần đưa ra những chế tài để giảm thiểu những rủi ro của hình thức chỉ định thầu, có thể hiểu những chế tài hiện hành của ta chưa đủ mạnh?
- Trong Thông tư gần đây nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hướng dẫn hết sức chi tiết trình tự, quy trình thực hiện chỉ định thầu. Nó cũng na ná như một quá trình đấu thầu nhưng mà rút gọn hơn. Theo đó, bên chủ đầu tư sẽ đưa ra các yêu cầu tương tự như một hồ sơ mời thầu để xem công việc cần những gì, trên cơ sở đó, đơn vị được chỉ định thầu đưa ra giải pháp, kế hoạch thực hiện, tiến độ và các chi phí. Sau đó người ta mới đánh giá với mức chào hàng như vậy đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính…thì người ta mới chuyển sang thương thảo ký hợp đồng. Điều đó có nghĩa rằng, nếu như nhà thầu không đáp ứng được hoặc bị chấm không đạt thì người ta có thể lựa chọn đơn vị khác để chỉ định thầu hoặc nhà thầu sẽ phải làm lại hồ sơ đó. Như vậy, quy trình chỉ định thầu là tương đối chặt chẽ. Đặc biệt giá trong chỉ định thầu phải là dự toán được duyệt và không được vượt mức dự toán đó.
Tuy nhiên các quy định dù tốt đến mấy thì cũng chỉ là trên giấy. Cũng là chỉ định thầu nhưng có nơi làm rất tốt, có nơi làm rất kém, thậm chí là không bảo đảm chất lượng. Đó là sản phẩm của người thực hiện.
Thu hẹp hay mở rộng diện được chỉ định thầu còn phải bàn
- Vậy trong dự thảo Luật Đấu thầu mua sắm công sẽ bị thu hẹp hình thức chỉ định thầu?
- Luật Đấu thầu mua sắm công mới dự thảo lần đầu, tuy nhiên qua tinh thần báo cáo về Pháp lệnh đấu thầu thì các đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng có lẽ hiện trạng cho phép chỉ định thầu trong Quy chế là hơi rộng quá. Để tăng cường hiệu quả cũng như quản lý chặt hơn tiền của Nhà nước, nhiều đại biểu cho rằng cần phải thu hẹp hơn diện được chỉ định thầu và có những quản lý chặt chẽ hơn. Cũng có người cho rằng chỉ định thầu cần được mở rộng hơn, Những ý kiến này cho rằng con số 1 vài tỷ đối với một số địa phương là con số quá nhỏ không cần phải đưa lên duyệt ở cấp cao hơn, nên để ở địa phương chủ động hơn trong quá trình thực hiện. Nhưng vấn đề này còn phải trao đổi nhiều.
Người ta vẫn lách luật vì các chế tài xử lý chưa hiệu quả
- Trong dự thảo Luật Đấu thầu mua sắm công, hình thức chỉ định thầu có điểm gì khác so với Quy chế hiện hành?
- Trong dự thảo Luật Đấu thầu mua sắm công có điểm mới là đưa ra một loạt các chế tài xử lý vi phạm. Theo đó có 3 loại hình xử lý vi phạm: Một là nếu như vi phạm gây ra thua thiệt tài chính, thất thoát thì người nào gây ra (có thể là chủ đầu tư, hoặc bên mời thầu, nhà thầu, cơ quan quản lý…) phải đền bù bằng tiền; Hai là có những điều nghiêm cấm không được vi phạm như thông đồng, móc ngoặc, gian lận…sẽ bị đưa vào danh sách đen. Xử phạt danh sách đen có thể không chỉ bằng tiền mà còn cấm không được tham gia đấu thầu trong một thời gian nào đó; Ba là những vi phạm không gây hiệu quả nghiêm trọng sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo.
- Ông cho rằng với chế tài như vậy, những tiêu cực trong chỉ định thầu sẽ được hạn chế?
- Về mặt kỹ thuật, nội dung thì Quy chế hiện hành của chúng ta không thua kém quy định về đấu thầu trên thế giới. Nhưng người ta vẫn lách luật được vì chế tài xử lý chưa hiệu quả. Hiện tại việc xử lý vi phạm vẫn thuộc về người có thẩm quyền ra quyết định. Nếu người có thẩm quyền mà không khách quan thì rất khó.
Xin cảm ơn Ông!
Ngọc Thu thực hiện – Theo Báo Công nghiệp Việt Nam số 54 ngày 10/8/2005
Thời gian qua, hình thức chỉ định thầu đã đem lại hiệu quả không nhỏ trong việc phát huy nội lực của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng phát hiện ra một số vấn đề làm giảm hiệu quả của các dự án và giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện, dự thảo Luật Đấu thầu mua sắm công đang được trình Quốc hội xem xét và có khá nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc nên mở rộng hay thu hẹp hình thức chỉ định thầu. Về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng – Vụ trưởng Vụ Quản lý Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thành viên Ban Soạn thảo đã có cuộc phỏng vấn với phóng viên Báo Công nghiệp Việt Nam.
Thế giới cho phép mà Việt Nam cấm thì hơi vô lý
- Nhiều ý kiến cho rằng, so với hình thức đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu không hiệu quả bằng, ông có ý kiến gì về những nhận định trên?
Ông Nguyễn Việt Hùng: Quả thật, so với hình thức đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu không hiệu quả bằng. Số liệu thống kê cho thấy, mức tiết kiệm trong đấu thầu rộng rãi (mức mà ta trúng thầu qua đấu thầu rộng rãi so với giá gói thầu ban đầu-PV) vào khoảng 15-16%. Trong đấu thầu hạn chế thì con số này vào khoảng 8-9%, còn trong chỉ định thầu thì khoảng 0.3 hoặc 0%. Phải nói rằng chỉ định thầu có tính cạnh tranh không bằng các hình thức khác. Cho nên đây được coi là một hình thức đặc biệt chứ không phải là hình thức chủ yếu trong quy chế đấu thầu.
- Nếu tính cạnh tranh của chỉ định thầu không mạnh, tại sao chúng ta không loại
bỏ hình thức này?
- Tôi cho rằng, thế giới cho phép dùng hình thức chỉ định thầu mà Việt Nam cấm nó thì hơi vô lý. Chỉ có điều cần đưa ra những thủ tục, chế tài nào để giảm thiểu những rủi ro của hình thức này. Trong thực tế, chỉ định thầu ở một số trường hợp là tối cần thiết. Chẳng hạn, một nhà máy điện có sự cố, mất điện, không khắc phục ngay mà lại đi thông báo mời thầu, lập hồ sơ đánh giá mất hàng tháng thì không thể được. Hay một cái giếng khoan dầu mang lại doanh thu hàng triệu USD một ngày nếu bị tắc, thì phải cho chỉ định thầu để mà sửa ngay. Hoặc những vấn đề liên quan đến sản phẩm thử nghiệm, bí mật an ninh quốc phòng…thì làm sao có thể công khai tất cả. Rồi những gói thầu trị giá nhỏ như trong Quy chế quy định là dưới 1 tỷ đồng…
Không có giới hạn dự án giá trị bao nhiêu sẽ được chỉ định thầu
- Như vậy sẽ không có giới hạn là dự án giá trị bao nhiêu sẽ được chỉ định thầu?
- Đúng vậy, không có giới hạn bằng tiền là dự án giá trị bao nhiêu sẽ được chỉ định thầu. Điều quan trọng là có đủ lý do để mà chỉ định thầu hay không. Phải lý giải được tại sao không đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế mà lại chỉ định thầu?
Chúng ta có nhiều công trình được chỉ định thầu mà tôi thấy không gặp phải vấn đề gì cả, ví dụ đường Hồ Chí Minh hồi chỉ định thầu tổng dự toán vào khoảng 3.200 tỷ đồng, hay một công trình mang tính cấp bách của Nhà máy lọc dầu Dung Quất là san lấp mặt bằng được chỉ định thầu 65 tỷ đồng và một loạt công trình thủy điện hiện tại được Thủ tướng cho phép thực hiện theo hình thức tổng thầu.
- Ông nói cần đưa ra những chế tài để giảm thiểu những rủi ro của hình thức chỉ định thầu, có thể hiểu những chế tài hiện hành của ta chưa đủ mạnh?
- Trong Thông tư gần đây nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hướng dẫn hết sức chi tiết trình tự, quy trình thực hiện chỉ định thầu. Nó cũng na ná như một quá trình đấu thầu nhưng mà rút gọn hơn. Theo đó, bên chủ đầu tư sẽ đưa ra các yêu cầu tương tự như một hồ sơ mời thầu để xem công việc cần những gì, trên cơ sở đó, đơn vị được chỉ định thầu đưa ra giải pháp, kế hoạch thực hiện, tiến độ và các chi phí. Sau đó người ta mới đánh giá với mức chào hàng như vậy đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính…thì người ta mới chuyển sang thương thảo ký hợp đồng. Điều đó có nghĩa rằng, nếu như nhà thầu không đáp ứng được hoặc bị chấm không đạt thì người ta có thể lựa chọn đơn vị khác để chỉ định thầu hoặc nhà thầu sẽ phải làm lại hồ sơ đó. Như vậy, quy trình chỉ định thầu là tương đối chặt chẽ. Đặc biệt giá trong chỉ định thầu phải là dự toán được duyệt và không được vượt mức dự toán đó.
Tuy nhiên các quy định dù tốt đến mấy thì cũng chỉ là trên giấy. Cũng là chỉ định thầu nhưng có nơi làm rất tốt, có nơi làm rất kém, thậm chí là không bảo đảm chất lượng. Đó là sản phẩm của người thực hiện.
Thu hẹp hay mở rộng diện được chỉ định thầu còn phải bàn
- Vậy trong dự thảo Luật Đấu thầu mua sắm công sẽ bị thu hẹp hình thức chỉ định thầu?
- Luật Đấu thầu mua sắm công mới dự thảo lần đầu, tuy nhiên qua tinh thần báo cáo về Pháp lệnh đấu thầu thì các đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng có lẽ hiện trạng cho phép chỉ định thầu trong Quy chế là hơi rộng quá. Để tăng cường hiệu quả cũng như quản lý chặt hơn tiền của Nhà nước, nhiều đại biểu cho rằng cần phải thu hẹp hơn diện được chỉ định thầu và có những quản lý chặt chẽ hơn. Cũng có người cho rằng chỉ định thầu cần được mở rộng hơn, Những ý kiến này cho rằng con số 1 vài tỷ đối với một số địa phương là con số quá nhỏ không cần phải đưa lên duyệt ở cấp cao hơn, nên để ở địa phương chủ động hơn trong quá trình thực hiện. Nhưng vấn đề này còn phải trao đổi nhiều.
Người ta vẫn lách luật vì các chế tài xử lý chưa hiệu quả
- Trong dự thảo Luật Đấu thầu mua sắm công, hình thức chỉ định thầu có điểm gì khác so với Quy chế hiện hành?
- Trong dự thảo Luật Đấu thầu mua sắm công có điểm mới là đưa ra một loạt các chế tài xử lý vi phạm. Theo đó có 3 loại hình xử lý vi phạm: Một là nếu như vi phạm gây ra thua thiệt tài chính, thất thoát thì người nào gây ra (có thể là chủ đầu tư, hoặc bên mời thầu, nhà thầu, cơ quan quản lý…) phải đền bù bằng tiền; Hai là có những điều nghiêm cấm không được vi phạm như thông đồng, móc ngoặc, gian lận…sẽ bị đưa vào danh sách đen. Xử phạt danh sách đen có thể không chỉ bằng tiền mà còn cấm không được tham gia đấu thầu trong một thời gian nào đó; Ba là những vi phạm không gây hiệu quả nghiêm trọng sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo.
- Ông cho rằng với chế tài như vậy, những tiêu cực trong chỉ định thầu sẽ được hạn chế?
- Về mặt kỹ thuật, nội dung thì Quy chế hiện hành của chúng ta không thua kém quy định về đấu thầu trên thế giới. Nhưng người ta vẫn lách luật được vì chế tài xử lý chưa hiệu quả. Hiện tại việc xử lý vi phạm vẫn thuộc về người có thẩm quyền ra quyết định. Nếu người có thẩm quyền mà không khách quan thì rất khó.
Xin cảm ơn Ông!