Thạc sĩ Trương Trọng Nghĩa, Ủy viên BCH Hội Luật gia TP Hồ Chí Minh

Thứ Ba 17:37 25-07-2006


Góp ý
 
Dự thảo Nghị định quy định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư
 
(Thạc sĩ Trương Trọng Nghĩa, Ủy viên BCH Hội Luật gia TP)
 
****** 

 
Tên Nghị định
 
-         Bỏ chữ “quy định”, vì nghị định đã là quy định.
 
 
Chương I
 
-         Đ. 1, k.1: quan hệ giữa luật chung và luật đặc thù như vậy không hợp lý, vì LĐT là luật mẹ, có những quy định chung cho cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp (như các điều 5, Chương II và III…), nếu giao cho Chính phủ quy định riêng trái với LĐT thì sao ?
 
-         K. 2: cũng vậy: nếu luật đặc thù trái với những nguyên tắc cơ bản của luật mẹ thì luật mẹ bị vô hiệu hóa đối với hình thức đầu tư này.
 
-         Đ. 4: nói rõ tiếng nước ngòai thông dụng là tiếng nào (theo ngôn ngữ của Liên hiệp quốc ?)
 
 
Chương II
 
 
Chương III: Còn nhiều điều phải bàn về nội dung, cách sọan thảo và áp dụng các danh mục, nếu không sẽ rất bất hợp lý và tạo kẽ hở khi áp dụng.
 
-         Các danh mục được chọn theo tiêu chí nào ? Nên có tiêu chí chung cho địa bàn ưu đãi và lĩnh vực ưu đãi trước khi quy định cụ thể thì mới khách quan, hợp lý. Căn cứ tiêu chí này, về sau có thể điều chỉnh, bổ sung.
 
-         Nên kết hợp giữa ưu đãi theo địa bàn và lĩnh vực: có những dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư thực hiện ở vùng xa, vùng sâu  sẽ thuận lợi hơn ở vùng dân cư đông (khí hậu phù hợp, nhân công sẵn, chi phí thấp…), như vậy nhà đầu tư tại đó được ưu đãi gấp đôi, gấp ba (ví dụ: bảo vệ môi trường, xây dựng cầu đường…). Có nên coi tòan bộ 5 tỉnh Tây nguyên là đặc biêt khó khăn ? Nếu đầu tư vào du lịch ở Đà Lạt hay trồng cà phê ở Đắc Lắc thì sao ?
 
-         Tiêu chí sử dụng thường xuyên từ 5000 lao động trở lên cần kèm theo tiêu chí về trình độ công nghệ và môi trường thì mới nên đặc biệt khuyến khích.
 
-         Danh mục cấm đầu tư cũng không hợp lý: có những lĩnh vực chỉ nên cấm những công đọan, công việc nhất định, cụ thế; có những công đọan, công việc thậm chí còn nên ưu đãi. Điểm 10 và 14 của Danh mục cấm trùng nhau. Hoan nghênh việc thận trọng đối với dịch vụ điều tra và thám tử, vì các dịch vụ này (kể cả dịch vụ bảo vệ) đang thả nổi vể pháp lý và có dấu hiệu xâm phạm quyền công dân (xâm phạm đời tư, nguy cơ tống tiền…), nhưng có nên đưa vào dạng đầu tư có điều kiện ?
 
-         Danh mục D: nhất thiết phải xem lại. Chưa thấy tính hợp lý trong việc phân biệt đối xử với đầu tư nước ngòai trong đánh bắt hải sản, thăm dò và khai thác khóang sản, vận tải, xuất nhập khẩu, phân phối …và liệu quy định như vậy có vi phạm cam kết quốc tế ? Dễ dẫn đến nguy cơ “xin-cho”, “giấy phép con”. Điểm 14 nên quy định thành một điều riêng, nói rõ:”Những điều kiện đối với đầu tư phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế, đồng thời cấm lợi dụng việc chứng nhận những điều kiện trên để gây phiền hà, vụ lợi và cấm đặt thêm những điều kiện hay chứng nhận ngòai quy định của Nghị định”.
 
-         Vì sao không có quy định điều kiện đối với đầu tư chung trong nước và nước ngòai ?
 
-         Đ. 28, K.3, e: , thành lập, tham gia các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp không phải là dịch vụ hỗ trợ đầu tư.
 
-         Đ. 29: cần làm rõ đâu là trách nhiệm nhà nước, đâu là “hỗ trợ”, ví dụ các công trình hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào nên là nghĩa vụ, vì nhà nước độc quyền về điện, nước, viễn thông.
 
-         Đ. 33, nên nói rõ “kể cả Việt kiều là công dân nước khác”.
 
 
Chương IV
 
-         Đ. 35: “công bố” đã có nghĩa là “công khai”
 
-         Đ. 38: chỉ nên quy định:” việc mở tài khỏan tại ngân hàng nước ngòai theo quy định của pháp luật để tránh “xin-cho”. Ngân hàng NNVN có tránh nhiệm ban hành quy định để mọi người làm theo, không cho phép từng trường hợp.
 
-         Đ. 40: thay chữ “tiếp cận” bằng chữ “được cung ứng”.
 
-         Đ. 42: nên quy định “nhà đầu tư được chọn lựa để được giải quyết một hoặc một số các biện pháp sau...”. Nên quy định rõ về các lọai thiệt hại được bồi thường (trực tiếp, gián tiếp, chi phí tư vấn, lợi nhuận bị mất đi…).
 
 
Chương V
 
-         Đ. 51: tại sao chỉ quy định đối với khu chế xuất và khu công nghiệp?
 
 
Chương VI
 
-         Đ. 53: quy định quá rộng; một số lĩnh vực không cần đến cấp Thủ tướng chấp thuận hoặc nói rõ Thủ tướng chỉ chấp thuận một số lọai dự án tùy tính chất (ví dụ: cảng biển chính của quốc gia hay quốc lộ liên quan đến an ninh –quốc phòng); Thủ tướng không cần phê duyệt một số công đọạn của dự án (ví dụ: xây dựng, thăm dò…); Quy định việc Thủ tướng chấp thuận dự án khu vui chơi giải trí, du lịch, văn hóa, thể thao “quy mô từ 1500 tỉ trở lên” rất buồn cười, vì người ta chỉ cần hạ xuống 5 – 10 tỉ là thóat khỏi sự chấp thuận đó, thậm chí hạ thấp hơn, sau đó bổ sung vốn ? Nói chung nên sọan lại với tiêu chí rõ ràng, tránh hình thức chủ nghĩa.
 
- Đ. 54: nói rõ: dự án do Thủ tướng chấp thuận thì phải do Thủ tướng chấp thuận
điều chỉnh.
 
 
Chương VI
 
-         Đ. 61: có nhất thiết mọi dự án đầu tư có điều kiện đều phải qua thẩm tra (tiền kiểm), ví dụ các dự án khách sạn, vui chơi gỉai trí  quy mô nhỏ. Trong nhiều trường hợp, tiền kiểm chỉ gây phiền hà, nhưng sau đó thì bỏ hòan tòan khâu hậu kiểm.
 
-         Đ. 62: Dự án ĐTNN dưới 300 tỉ (có thể lên đến 10 – 15 triệu USD, nghĩa là quy mô không nhỏ) cũng nên có giải trình kinh tế - kỹ thuật, đặc biệt mô tả công nghệ định áp dụng và tác động của dự án đối với môi trường (nếu có) chứ không thể chỉ cam kết.
 
-         Đ. 63: Nội dung thẩm tra cần làm rõ lọai hình công nghệ, sở hữu trí tuệ và tác động của dự án đối với môi trường. 
 
-         Đ. 64, k. 4: những lĩnh vực này cần nghiên cứu, bổ sung them, ví dụ dịch vụ pháp lý cũng phải có bảo hiểm.
 
-         Đ. 67: Dự án thuộc quyền Chính phủ quyết định thì việc từ chối do không hợp lệ cũng phải do Chính phủ quyết, Bộ chỉ nên tham mưu. Cũng nên như vậy đối với Đ. 69.
 
 
Chương VII
 
-         Đ. 97: khái niệm trọng tài nước ngòai và trọng tài quốc tế hiện nay chưa rõ.
 
-         Đ. 98, k. 4: có nên thêm “trọng tài nước ngòai” ?
 
Chương VIII
 
-         Đ. 99, k. 2: cần nói rõ, nếu đăng ký lại thì có áp dụng ưu đãi cũ hay ưu đãi theo luật mới ?
 
-         Đ. 100: Chính phủ nên nói rõ văn bản và điều khỏan nào bị bãi bỏ, và khi bãi bỏ thì những dự án đầu tư trước Luật này áp dụng theo văn bản nào, khi có tranh chấp xử lý theo văn bản nào ?
 
Luật gia Trương Trọng Nghĩa

Các văn bản liên quan