Góp ý của LS, TS Bùi Quang Nhơn-Cần Thơ

Thứ Năm 15:16 27-07-2006


Góp ý Dự thảo Nghị định thi hành Luật đầu tư
LS TS Bùi Quang Nhơn
 
            Luật Đầu tư đã có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, sau khi nghiên cứu dự thảo Nghị định qui định hướng dẫn thi hành luật đầu tư, Tôi có một số ý kiến nêu sau:

1.- Vấn đề sử dụng từ “Tư cách pháp nhân”, đây là Quy định tại Điều 84 đến 100 của Bộ Luật Dân sự, Đề nghị thay cụm từ nầy bằng Cụm Từ:” Có tư cách pháp lý kinh doanh thương mại” Hoặc “Có tư cách Thương nhân theo quy định Luật thương mại”  Hoặc “Có tư cách Thương nhân”
 
2.-  Điều 3, có 3 khoản 1, 2, 3 ghi lại đúng nguyên văn Điều 5 Luật đầu tư. đề nghị trong Nghị định không lập lại
 
3.- “Điều 8. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

            Khoản 3 Dự thảo đã dùng cụm từ "hợp đồng liên doanh" trong khi khoản 4 Điều 3 Dự thảo lại dùng "hợp đồng thành lập doanh nghiệp" nhưng không có trong "giải thích từ ngữ".  Đề nghị bổ sung cho phần giải thích từ ngử cụm từ "hợp đồng liên doanh"
            Trong Điều 78 quy định nội dung Hợp đồng Liên doanh
 
4.- Điều 9 Hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh

            Khoản 1 Điều 9 của Nghị định quy định khái niệm “Hợp đồng hợp tác kinh doanh”             “Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư để tiến hành đầu tư, kinh doanh, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi nhà đầu tư mà không thành lập pháp nhân mới”.

            Khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư đã quy định: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân” Đề nghị điều chỉnh cho thống nhất với Luật
            Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì Luật quy định là “hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư”, Nghị định lại quy định là “văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư”.
 
5.- Điều 10. Ban điều phối và Văn phòng điều hành thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh
1. Trong quá trình kinh doanh, các Bên hợp doanh có thể thoả thuận thành lập Ban điều phối để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đề nghị quy định phần: tỷ lệ thành viên Ban điều phối do thoả thuận của hai Bên, trường hợp Hai Bên không thống nhất được tỷ lệ của thành viên Ban điều phối thì phải yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án phán quyết

2. Trường hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh có Bên nước ngoài thì Bên hợp doanh nước ngoài được thành lập Văn phòng điều hành tại Việt Nam để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh. đề nghị bổ sung: Chi phí của Văn phòng điều hành tại Việt Nam do Bên nước ngoài gánh chịu

6.- Điều 12. Đầu tư theo hình thức Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài

            Điều 12 quy định về việc đầu tư theo hình thức Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài là chưa hợp lý. Cụ thể theo quy định của Điều này, Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty được thành lập, tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nhưng lại có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trong khi đó việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư là theo quy định của Luật đầu tư. Đề nghị nên quy định lại cho rõ

7.- Điều 24 Đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Đề nghị nên Quy định rõ: 
            1/ Nguời Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng chưa nhập Quốc tịch nước ngoài
            2/ Nguời Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng đã nhập Quốc tịch nước ngoài
            Quyền và nghĩa vụ của hai nhóm người nầy khác nhau hay giống nhau?

8.- Điều 45. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư 1. Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp quy định tại Điều 65 của Luật Đầu tư.

2. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có quyền quyết định chấm dứt hoạt động của dự án trong trường hợp:

a) Dự án đầu tư không được triển khai hoặc không có khả năng thực hiện theo đúng tiến độ đã được cam kết sau mười hai tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trừ trường hợp được gia hạn, cho tạm ngừng thực hiện dự án theo quy định tại Điều 44 Nghị định này;

b) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật mà theo đó pháp luật quy định phải chấm dứt hoạt động. 3. Trường hợp theo bản án, quyết địnhcủa Toà án, Trọng tài về việc chấm dứt hoạt động dự án do vi phạm nghiêm trọng pháp luật, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ vào quyết định, bản án của Toà án, Trọng tài để quyết định chấm dứt hoạt động. 4. Quyết định chấm dứt dự án đầu tư được gửi cho nhà đầu tư và lưu tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư.            

Đề nghị bổ sung: Cơ quan cấp phép đầu tư, Toà án, Trọng tài khi quyết định chấm dứt đầu tư phải giải quyết về tài sản gắn liền với đất thực hiện dư án đầu tư và các quyền lợi, nghĩa vụ của các nên liên quan và người thứ ba 

9.- Điều 52, Mục h:  Dự án đào tạo cao đẳng có cần thiết phải do Thủ tướng Chính phủ cấp giấy chứng nhận hay không ? Đề nghị: giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục và đào tạo10.- Điều 53: Đề nghị về Thẩm quyền chấp thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư: chỉ có 2 cấp: 1- Chính phủ cấp giấy chứng nhận cho các dự án mà Bộ KHĐT làm đầu mối trình duyệt. 2- UBND các tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư do sở KHĐT trình duyệt Lý do là:

             1-Không thể Bộ KHĐT vừa tham mưu lại vừa làm việc thay Chính phủ để cấp giấy chứng nhận đầu tư.

             2-Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cũng không thể cấp giấy chứng nhận đầu tư vì tổ chức này chưa được quy định nhiệm vụ quyền hạn rõ ràng.                      

Các văn bản liên quan