Luật sư Võ Thị Như Ngọc – Trưởng VPLS Vũ Thị Như Ngọc góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 20 tại Hội thảo VCCI TP.HCM ngày 17/3/2015

Thứ Ba 11:37 07-04-2015

VỀ VIỆC TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN DOANH NGHIỆP

Hoàn thiện dự thảo thông tư quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng ( Thay thế Thông tư số 20/2014 /TT-BKHCN )

                                                                              Luật sư Võ Thị Như Ngọc

                                                                         VPLS VÕ THỊ NHƯ NGỌC

            Mặc dù việc góp ý sửa đổi  Thông tư số 20/2014 /TT-BKHCN ( gọi tắt là Thông tư  20 ) đã thực hiện đến lần thứ ba nhưng dường như  cho đến thời điểm này “dự thảo ba lần sừa đổi Thông tư  20”  vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được hết các nội dung của phần lớn doanh nghiệp vì những điều cần thì chưa có mà những điều có thì bị trùng lắp.

            Vậy. Nếu phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu thì chúng ta cần phải có một điểm chung duy nhất : Việc góp ý sửa đổi Thông tư 20 theo định hướng "nới lỏng" không đồng nghĩa là bỏ ngõ.

Tại Phạm vi điều chỉnh . Phần lưu ý 2 :

Theo hướng quy định cụ thể cho từng ngành, không nên quy định chung chung.

Vì vậy cần phải có phụ lục đính kèm.

Phần bổ sung 

Quy định về trường hợp máy móc, thiết bị là “đồ cổ” hoặc máy móc thiết bị nhập khẩu nhằm “mục đích sưu tầm”. Bởi lẽ giá trị của loại thiết bị này vô cùng lớn. Các trường hợp nói trên đều là máy móc đã qua sử dụng nhưng không thể áp dụng theo quy định tại Thông tư này.

Khoản 2 điều 6

Vướng vào cách soạn thảo quy định đã cũ : quy định chung chung và không cần thiết, sẽ là rào cản đối với doanh nghiệp, cũng như gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước khi xác định tiêu chí này.

Các doanh nghiệp khó mà tìm được một loại máy “vừa đã qua sử dụng, vừa tiết kiệm năng lượng, vừa bảo vệ môi trường”

Khoản 3 điều 6

Vẫn là cách quy định chung chung. Doanh nghiệp nhập khẩu không cần phải biết và cũng không có điều kiện để biết đến các loại quy hoạch này.

Khoản 4 điều 6

Không bình đẳng giữa Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp khác, có thể kìm hãm Doanh nghiệp nhà nước. Vì Doanh nghiệp nhà nước phải đáp ứng hai tiêu chí, trong khi Doanh nghiệp khác thì chỉ cần đáp ứng một trong hai tiêu chí.

Khoản 5 điều 6

Điểm a là một hướng mở hơn cho doanh nghiệp khi tăng mốc thời gian từ 5 năm (so với quy định cũ) lên 10 năm.

Điểm b

Có thể hiểu: Trường hợp máy móc đã qua thời gian sử dụng quá 10 năm thì mới áp dụng tiêu chí chất lượng còn lại để xem xét việc nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu  một chiếc máy đã qua sử dụng 10 năm mà chất lượng còn 80% thì không hợp lý. Tiêu chuẩn 80% có thể là quá cao, nên nghiên cứu giảm tiêu chuẩn này xuống.

Điều 6 có quá nhiều quy định để có thể nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. Sẽ làm rào cản đối với doanh nghiệp.

Đề nghị

Bỏ khoản 2, khoản 3 điều 6.

Chỉ nên quy định 3 điều kiện sau đây:

-         Không thuộc các trường hợp cấm nhập khẩu.

-         Quy định về thời gian sử dụng.

-         Quy định về chất lượng còn lại sau sử dụng.

Khoản 2 điều 8

Trường hợp trong nước đã sản xuất được nhưng có chất lượng kém hoặc thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế thì sao, cần có quy định để quản lý trong trường hợp này?

Ví dụ: Câu chuyện Việt Nam đã làm được ốc vít cho tập đoàn  Samsung.

Khoản 3 điều 8 :

Có chất lượng đạt từ 70% trở lên.

( 70% so với cái gì? So với linh kiện được thay thế hay so với chất lượng ban đầu của linh kiện )

Rất nhiều lần góp ý : Đã là luật thì phải rõ ràng câu chữ. Tránh việc khi áp dụng luật bị suy diễn theo chiều hướng có lợi hoặc có hại.

            Điểm a khoản 1 điều 9

Quy định chứng thư giám định trong trường hợp này là không cần thiết vì đây là tiêu chí “thời gian sử dụng”. Đã có căn cứ vào thời gian sử dụng thì không áp dụng tiêu chí chất lượng. Chỉ nên quy định thủ tục giám định năm sản xuất của máy móc trong trường hợp không xác định được năm sản xuất.

            Điều 12

Quy định này là rào cản cho Doanh nghiệp vì khi đã lựa chọn tổ chức giám định thì tổ chức giám định phải chịu trách nhiệm về kết quả giám định của họ.

Điều này cũng tạo điều kiện để cán bộ hải quan gây khó dễ cho doanh nghiệp.

Đề nghị

-         Chỉ quy định trường hợp giám định lại khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật và phải có kết luận của Thanh tra chuyên ngành.

Trên  đây  là một số ý kiến của tác giả đối với việc tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp trong quá trình xây dựng sừa đổi Thông tư 20/2014 /TT-BKHCN ./.

                                                                 VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VÕ THỊ NHƯ NGỌC

                                                                                         TRƯỞNG VĂN PHÒNG

Các văn bản liên quan