Đại biểu Trịnh Ngọc Phương tỉnh Tây Ninh góp ý dự thảo Luật hộ tịch tại kỳ họp thứ 7 của QH
Đại biểu Nguyễn Văn Khánh tỉnh Đồng Nai góp ý dự thảo Luật hộ tịch tại kỳ họp thứ 7 của QH
Nguyễn Văn Khánh - Đồng Nai
Kính thưa Quốc hội,
Tham gia ý kiến vào dự thảo Luật hộ tịch, tôi xin có một số ý kiến như sau:
Trước hết về sự cần thiết ban hành luật, tôi thống nhất với các ý kiến các đại biểu đã phát biểu. Thực tế trong tình hình của chúng ta hiện nay thì việc ban hành luật rất cần thiết, bởi vì việc thực hiện các nội dung của việc đăng ký hộ tịch hiện nay ở các địa phương nhất là ở các vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều phiền hà cho nhân dân. Trong điều kiện hiện nay chúng ta cũng đang giảm biên chế ở mỗi một địa phương chỉ có 1-2 cán bộ làm công tác đăng ký hộ tịch. Trong những trường hợp người cán bộ này vắng mặt, vì những lý do bất khả kháng, ví dụ ốm đau, bệnh tật thì nhân dân khi đến đăng ký không được tạo điều kiện thuận lợi. Điều đó ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Do đó, tôi thống nhất với ý kiến của một số đại biểu về sự cần thiết phải ban hành luật.
Về các nội dung cụ thể, tôi xin có một số ý kiến như sau:
Trong việc thực hiện triển khai Hiến pháp 2013 Quốc hội đã thông qua và hiện nay đang từng bước đi vào cuộc sống thì các dự thảo luật đảm bảo quyền con người, quyền công dân, nhất là đảm bảo thuận lợi, giảm bớt các thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân là mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ cũng như mỗi công chức, viên chức đang hướng tới. Trong tình hình hiện nay tôi thấy Đề án 896 của Chính phủ có thể nói là một cố gắng rất lớn để có thể thực hiện được điều này và để đưa Hiến pháp đến với người dân.
Trong lộ trình của Đề án quan trọng, nhất là cơ sở tích hợp dữ liệu quốc gia, vấn đề này theo lộ trình của Đề án đặt ra mục tiêu đến hết năm 2015 sẽ hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong phạm vi toàn quốc và khi có cơ sở dữ liệu này, các dự án luật như Luật căn cước công dân, Luật cư trú, Luật hộ tịch sẽ có những thay đổi rất lớn, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Ví dụ lộ trình đặt ra đến năm 2020 khi chúng ta có được thẻ căn cước công dân thì các giấy tờ liên quan đến hộ tịch, hộ khẩu sẽ được xóa bỏ. Tôi cho rằng nếu đạt được mục tiêu này vào năm 2020 thì lúc đó người dân dù điều kiện có thể khó khăn nhưng những yêu cầu về bản thân được giải quyết một cách thuận lợi nhất. Từ đó các thủ tục hành chính mà mục tiêu Đề án 896 đề ra sẽ đạt được.
Qua ý kiến của một số đại biểu vừa phát biểu, thứ nhất là đại biểu Ngọc tôi thấy hiện nay vẫn còn một số các ý kiến chưa thống nhất giữa dự thảo Luật căn cước công dân và dự thảo Luật hộ tịch. Tôi cho rằng những vấn đề này trong giai đoạn quá độ từ nay đến năm 2015 khi chúng ta hoàn thành cơ sở dữ liệu quốc gia cũng như đến năm 2020 khi chúng ta có thể triển khai được thẻ căn cước công dân cũng có thể có những bước chuyển tiếp. Ví dụ như giấy khai sinh hay một số các nội dung mà trong dự thảo Luật hộ tịch đã nêu lên. Tuy nhiên, do mục tiêu như đề án 896 đề ra, tôi đề nghị trong dự thảo Luật hộ tịch này nên bỏ quy định về khái niệm số định danh cá nhân. Bởi vì như dự thảo Luật căn cước sáng nay đã được thảo luận tại hội trường số định danh cá nhân đã được quy định ở trong Luật căn cước của công dân. Trên cơ sở đó, tôi cũng đề nghị bỏ quy định về số định danh cá nhân, cấp số định danh cá nhân, bởi vì nội dung này đã được quy định ở trong dự thảo Luật căn cước công dân.
Vấn đề thứ hai, tôi đề nghị bỏ quy định về nơi cư trú của cá nhân, vì nội dung này cũng đã được quy định ở trong Luật cư trú và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú.
Tôi xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.
�)� c��P `V niên, người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Chúng tôi thấy quy định như vậy là đúng nhưng chưa đầy đủ. Như vậy còn một nhóm đối tượng là người đã thành niên nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa được điều chỉnh. Vì tại Điều 23 Bộ luật dân sự hiện hành có quy định trong các trường hợp đại diện hợp pháp, có cả trường hợp người được tòa án nhân dân chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Do vậy chúng tôi đề nghị cần bổ sung.Tại Khoản 2, Điều 18 thủ tục đăng ký kết hôn, có quy định thời hạn đăng ký kết hôn là 5 ngày dành cho cán bộ, công chức tư pháp nghiên cứu hồ sơ sau đó báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để giải quyết. Chúng tôi thấy quy định như thế này không chặt chẽ. Bao nhiêu ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã mới giải quyết cho đăng ký, theo chúng tôi nghĩ đăng ký hôn nhân cần phải 5 ngày làm việc để nghiên cứu hồ sơ là quá dài, không cần thiết. Những trường hợp đầy đủ thủ tục và đầy đủ các loại giấy tờ quy định trong 1 ngày có thể đăng ký được.
Đối với những trường hợp công tác ở xa, được nghỉ phép để về đăng ký hôn nhân lại phải chờ, viết như thế này bất hợp lý. Trên thực tế chúng ta cũng đang làm như vậy, cho nên chúng tôi đề nghị nghiên cứu và có sửa đổi.
Khoản 3, còn có nhiều việc, các đồng chí quy định việc kết hôn phải tiến hành trang trọng, thế nào là trang trọng. Cán bộ tư pháp hỏi lần cuối cùng, có lần đầu, có lần giữa không, bao nhiêu lần và lần cuối cùng mới đăng ký. Có nhiều quy định trong Nghị định 158 và Nghị định 24 chưa được điều chỉnh ở trong này. Ví dụ như khai sinh cho trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi, khai sinh cho trường hợp quá hạn, khai tử quá hạn, xác định giới tính như chị Ngọc đã nêu và rất nhiều vấn đề khác. Chúng tôi đề nghị rà soát lại tất cả các quy định của văn bản pháp luật hiện hành đang còn có hiệu lực, đang phù hợp. Xin cảm ơn Quốc hội.