Góp ý Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) của Luật sư Hoàng Nguyễn Hạ Quyên – Công ty Luật LNT & Partners – Hội thảo VCCI (Tp.HCM ngày 11/3/2014)

Thứ Hai 10:02 17-03-2014

Liên quan đến dự thảo Luật doanh nghiệp điều chỉnh, LNT & Partners trình bày một số ý kiến như sau:

STT

Hạng mục

Nội dung

Quy định hiện tại

Ý kiến của LNT

1

Đăng ký thành lập doanh nghiệp và ghi và mã hóa ngành nghề kinh doanh khi đăng ký kinh doanh

Có nên tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh?

-

Theo chúng tôi quy trình hiện tại là đơn giản, không cần phải tìm cách đơn giản hóa hơn nữa, trừ việc đăng ký doanh nghiệp nước ngoài.

Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh phải đăng ký và viết theo mã ngành và ghi rõ trong GCNĐKDN.

Theo chúng tôi nên áp dụng theo cách quản lý chung trên thế giới là doanh nghiệp được kinh doanh những ngành pháp luật không cấm, riêng (i) ngành có điều kiện thì phải đăng ký và cung cấp, chứng minh đủ điều kiện theo luật định và (ii) công ty có vốn nước ngoài thì phải kê khai rõ ngành nghề và làm rõ quy định về việc đăng ký ngành nghề không quy định trong Biểu cam kết gia nhập WTO về dịch vụ.

Ngoài ra, nếu cần thống kê thì yêu cầu doanh nghiệp xác nhận là ngành nghề dự kiến kinh doanh là thuộc thương mại, dịch vụ hay sản xuất.

Cơ chế quản lý nào hiệu quả để vừa giảm thiểu tình trạng “thủ tục đơn giản dẫn tới một số doanh nghiệp dễ dàng thành lập để lừa đảo, mua bán hóa đơn …” vừa tránh tình trạng gây khó khăn cho doanh nghiệp từ việc phải chịu hậu kiểm của nhiều cơ quan nhà nước khác nhau cho những vấn đề tương tự nhau.

-

Việc lập công ty để lừa đảo, mua bán hóa đơn là vấn đề hậu kiểm, theo đó cần tăng cường khâu hậu kiểm, chú trọng xây dựng các biện pháp chế tài đủ tính răn đe và triệt để khâu công bố thông tin của doanh nghiệp (cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp có vốn nước ngoài).

2

Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài

Xác định rõ khái niệm về “nhà đầu tư nước ngoài”?

Chồng chéo giữa Luật đầu tư, Quyết định 88/2009, Nghị định 102/2010 về định nghĩa này.

Theo chúng tôi, định nghĩa nhà đầu tư nước ngoài trong Quyết định 88/2009 là phù hợp:

a)   Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và chi nhánh của các tổ chức này tại nước ngoài và tại Việt Nam;

b)   Tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%.

c)   Quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%.

d)  Cá nhân nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam, cư trú tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam.

Giải quyết khái niệm nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp chủ thể có vốn đầu tư nước ngoài từ thế hệ thứ 2 trở đi

Chưa làm rõ, trừ quy định tại Điều 12.4 Nghị định 102/2010

Nếu theo định nghĩa tại Quyết định 88 trên đây thì cho dù đến tầng thứ mấy chúng ta vẫn xác định được đó là nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư trong nước.

Kiến nghị “Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp có ít nhất 51% sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài” có hợp lý không?

Chưa làm rõ

Theo chúng tôi chỉ cần làm rõ thuật ngữ nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài (là doanh nghiệp có phần vốn của nước ngoài, bất kể phần vốn đó chiếm bao nhiêu %) là đủ.

Chính sách áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài: cần phải xóa bỏ toàn bộ các phân biệt đối xử về thủ tục giữa các nhà đầu tư; chỉ duy trì các cơ chế đối xử khác biệt liên quan tới quyền kinh doanh.

Chưa quy định rõ ràng.

Theo chúng tôi, bất kể chính sách xây dựng theo hướng nào thì cần làm rõ:

a)      Đối xử với doanh nghiệp mà nước ngoài nắm từ 51% vốn trở lên;

b)      Đối xử với doanh nghiệp mà nước ngoài nắm từ 49% vốn trở xuống;

c)      Đối xử với doanh nghiệp nước ngoài nhưng được hưởng các điều kiện kinh doanh như doanh nghiệp trong nước theo Hiệp định quốc tế (ví dụ Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản).

Tránh tình trạng có quy định nhưng không thực thi được (ví dụ điều 29.4 Luật đầu tư quy định doanh nghiệp loại b) trên đây được hưởng các điều kiện đầu tư, kinh doanh như nhà đầu tư trong nước nhưng đến nay quy định này vẫn chưa được thi hành).

3

Doanh nghiệp nhà nước

Có nên có chương riêng về doanh nghiệp nhà nước trong Luật Doanh nghiệp không? Nếu có thì nội dung chủ yếu của chương này nên quy định điều gì (quy định các vấn đề quản trị đặc thù, bổ sung hoặc thay thế cho các nội dung tương ứng về quản trị đã quy định tại các chương tương ứng về công ty TNHH, công ty cổ phần)? Nếu không thì vì sao?

Áp dụng chung như doanh nghiệp thông thường

Theo chúng tôi không cần xây dựng thêm một chương riêng cho loại hình này, tuy nhiên nên quy định rõ là trong một số doanh nghiệp nhà nước đặc thù cần Nhà nước đặc biệt quan tâm, kiểm soát (dầu khí, khoáng sản, sản xuất lương thực,…) thì cho phép Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn riêng cho loại hình doanh nghiệp đó.

Những vấn đề nào cần lưu ý khi quy định về doanh nghiệp nhà nước?

Chưa có quy định

Chính sách minh bạch trong kinh doanh, đối trọng trong quản lý và trách nhiệm của người quản lý.

Tách biệt chức năng chủ sở hữu với các chức năng khác của nhà nước: cơ quan đại diện trực tiếp thực hiện các quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp không được trực tiếp thực hiện các chức năng khác của nhà nước như hoạch định và thực thi chính sách, quản lý và giám sát thị trường và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác?

-

Nên tuân thủ đúng theo quy định chung của Luật doanh nghiệp, trừ các doanh nghiệp đặc thù nêu trên.

4

Những vấn đề khác

Mô hình tổ chức quản trị doanh nghiệp

-

Theo chúng tôi quy định hiện hành khá đầy đủ.

Trình tư, thủ tục ra quyết định trong doanh nghiệp

-

Chưa có quy định hướng dẫn cho cách giải quyết bế tắc trong doanh nghiệp.

Nên có quy định về việc nếu các thành viên/cổ đông đều thống nhất thì chỉ cần những người đó ký tên vào Nghị quyết là đủ, không cần phải lập biên bản họp. Đây là thông lệ mà các nước khác đang áp dụng.

Về vốn doanh nghiệp, góp vốn, tăng vốn

-

Luật Doanh nghiệp nên làm rõ các nội dung sau:

a)  Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi đăng ký góp vốn bằng các tài sản khác không phải là tiền (ví dụ khi hoán đổi cổ phiếu, góp vốn bằng chứng khoán…).

b)  Ngoài ra, mặc dù có quy định về góp vốn bằng quyền SHTT nhưng thực tế còn gặp nhiều khó khăn (cách xác định giá, chuẩn mực kế toán chưa công nhận đây là tài sản hữu hình…).

c)  Tăng vốn của công ty cổ phần theo thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ gặp rất nhiều khó khăn (thậm chí không làm được) tại rất nhiều Sở KHĐT khắp cả nước.

Về bảo vệ cổ đông Tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp

Về công khai và minh bạch hóa thông tin

Về doanh nghiệp xã hội

-

Không ý kiến

Những vấn đề bất cập, vướng mắc khác trong quy định của Luật Doanh nghiệp cần kiến nghị sửa đổi

Luật Doanh nghiệp cần tập trung làm rõ các quy trình sau để đảm bảo Luật điều chỉnh có tính thực thi cao:

a)      Đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp nước ngoài, quy trình góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp trong nước;

b)      Đối xử với từng loại hình doanh nghiệp (tương ứng theo tỷ lệ vốn nước ngoài nắm giữ) như nêu trên;

c)      Có áp dụng tỷ lệ 51% cho tất cả các doanh nghiệp không?

d)     Làm rõ cơ quan có thẩm quyền giải thích Luật Doanh nghiệp và văn bản giải thích phải được công bố để làm nguồn tham khảo chính thức.

e)      Nên có quy định làm rõ về giá trị của thỏa thuận thành viên/thỏa thuận cổ đông.

f)       Nên có quy định làm rõ về tư cách của người đại diện theo pháp luật từ khi có quyết định thay đổi cho đến khi được Cơ quan Cấp phép chấp thuận.

g)      Các quy định trong Luật nên viết rõ ràng theo hướng đó là “quy phạm bắt buộc” hay “quy phạm tùy nghi”.

h)      Quy định về bầu dồn phiếu là bắt buộc hay tùy nghi, nếu áp dụng cho công ty cổ phần nhỏ lẻ thì cũng không cần thiết.

i)        Hội đồng quản trị có thể quy định là tỷ lệ cao hơn quá bán hay không hay nhất thiết phải áp dụng theo nguyên tắc quá bán?

j)        “Cổ phần khác” trong Luật Doanh nghiệp có được hiểu là bất kỳ loại cổ phần nào chưa được liệt kê trong Luật Doanh nghiệp hay không (ví dụ: có quyền phát hành cổ phần khác là loại cổ phần kết hợp ưu đãi cổ tức và ưu đãi biểu quyết hay không?)

Các văn bản liên quan