Ý kiến của ông Vũ Chu Hiền, Công ty XNK Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật (Technoiport).

Thứ Bảy 21:50 03-09-2011

Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CHO

DỰ THẢO BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT LUẬT HẢI QUAN 2001, SỬA ĐỔI 2005

 

Vũ Chu Hiền

Công ty XNK Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật( Technoiport).

 

Từ khi Luật Hải quan 2001, SĐ 2005 có hiệu lực đến nay, môi trường pháp lý cho hoạt động thương mại quốc tế đã có nhiều thay đổi do việc Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, kèm theo đó là nghĩa vụ thực hiện các các cam kết của nhà nước khi gia nhập tổ chức này cũng như việc Việt Nam ký kết tham gia Công ước Kyoto (sửa đổi, bổ sung) về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan do vậy nội dung Luật Hải quan cũng như  các văn bản hướng dẫn thi hành đã không còn đáp ứng thực tế cuốc sống và và chuẩn mực quốc tế ,  thiếu đầy đủ, đồng bộ, cụ thể do vậy việc thực hiện báo cáo rà soát Luật HQ 2001, sửa đổi 2005 cũng như đưa ra các khuyến nghị sửa đổi là một việc làm đáng hoan nghênh và ghi nhận.

 

Các tác giả Dự thảo báo cáo đã thực hiện một khối lượng công việc rà soát đồ sộ liên quan đến 1 Công ước, 9 Luật, 2 Pháp lệnh, 15 Nghị định, 3 Quyết định và 18 Thông tư và đã tập trung vào 22 vấn đề theo 4 tiêu chí : tính minh bạch, tính thống nhất, tính hợp lý và tính khả thi.

 

Ở góc độ Doanh nghiệp , chúng tôi quan tâm nhất đến tiêu chí thứ tư , sau đó là tiêu chí thứ ba.

 

Trong nội dung của Dự thảo báo cáo khá chi tiết nhưng có lẽ xuất phát từ góc độ của các cơ quan quản lý  nên các tác giả tập trung rà soát chủ yếu vào 3 tiêu chí đầu trong 21 v/đ nêu ra, riêng tính khả thi – tiêu chí cuối cùng chỉ được đề cập đến ở v/đ  thứ hai, đây có lẽ là thiếu sót cơ bản trong Dụ thảo này vì nếu  3 là tiêu chí đầu tiên chưa đạt  thì chắc chắn sẽ dẫn đến tiêu chí thứ tư cũng không đạt . Ngoài ra như đã nêu, đây là tiêu chí mà Cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi quan tâm nhất vì mọi khó khăn, mắc mớ giữa các DN với các CQNN trong việc thưc thi pháp luật  đều xuất phát từ đây mà ra.

Tất cả các Nghị định, các Công ước mà Chính phủ đã tham gia và cam kết thì có lẽ chúng ta phải xây dựng việc sửa đổi từ đấy. Từ cam kết của Chính phủ đến các luật nội địa, đến nghị định… Từ năm 2005 đến nay Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO rồi trước đó có cam kết theo công ước Kyoto, theo HS… thì tất cả những cái đó phải được phản ánh trong các luật nội địa theo cam kết của nhà nước.

Về vấn đề chứng từ khác theo quy định của pháp luật – đây là một nỗi hãi hùng của các doanh nghiệp vì chúng tôi không biết doanh nghiệp khác bao gồm những gì. Nó như một cái phễu – luật là cái miệng phuễ, đến nghị định, thông tư và đến khâu cuối cùng là diễn gỉai, áp dụng luật thì là của cán bộ thừa hành. Tạo ra sư bất bình thường giữa cán bộ và doanh nghiệp.

Vấn đề hậu kiểm xem xét giảm nhẹ chế tài cho doanh nghiệp. Nếu việc hậu kiểm mà anh nào sai khâu nào thì chịu khâu đấy chứ không thể dồn hết vào doanh nghiệp và sau đó nếu hải quan có sai thì doanh nghiệp chịu trách nhiệm nhẹ hơn. Điều này không thể được. Bởi vì nếu hải quan sai thì hải quan phải chịu. 

Trên cơ sở như đã trình bày một cách tóm tắt, chúng tôi đề nghị nên bổ sung vào Dự thảo Báo cáo rà soát các v/đ đầy đủ theo các tiêu chí , đặc biệt là tiêu chí thứ 4 để trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị hợp lý nhằm sửa đổi Luật Hải quan theo hướng đáp ứng cả 4 tiêu chí đề ra ở mức độ cao nhất có thể được.

 

Xin chúc các Quí vị đại biêu tham dự Hội thảo đôì dào sức khoẻ và xin cám ơn vì đã nghe ý kiến đóng góp này.

                               

                                            

                                                                                       Hà nội 30/8/2011.   

 

Các văn bản liên quan