Báo cáo kết quả rà soát Luật Hải quan: Toàn diện và đủ sức thuyết phục – Luật gia Vũ Xuân Tiền Chủ tịch HĐTV, Công ty tư vấn VFAM Việt Nam

Thứ Bảy 21:46 03-09-2011


 
BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT LUẬT HẢI QUAN:  TOÀN DIỆN VÀ ĐỦ SỨC THUYẾT PHỤC
--------------------------------------- 


  
 
Trong Chương trình rà soát 16 Luật có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo rà soát Luật Hải quan có vị trí rất quan trọng. Bởi lẽ, thủ tục Hải quan, dù đã được cải tiến nhiều nhưng những kêu ca, phàn nàn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng còn không ít. Có thể đánh giá rằng, Báo cáo rà soát Luật Hải quan đã hoàn thành khá toàn diện và đủ sức thuyết phục.


I-                  NỘI DUNG ĐỀ CẬP KHÁ TOÀN DIỆN


Nội dung đã được đề cập trong báo cáo rà soát Luật Hải quan khá toàn diện. Điều đó thể hiện ở những điểm sau đây:
1.      Báo cáo rà soát đã xuất phát từ văn bản Luật Hải quan năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005;  06 Nghị định của Chính phủ, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ít nhất là 05 Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính liên quan đến việc thực hiện Luật Hải quan.

2.      Nội dung rà soát đã nêu 17 vấn đề theo trình tự của Luật Hải quan. Như vậy phạm vi rà soát đã bao trùm khá đầy đủ những nội dung được đề cập trong Luật Hải quan.

II-              NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỦ SỨC THUYẾT PHỤC

Báo cáo rà soát Luật Hải quan không chỉ toàn diện mà những nhận xét, khuyến nghị được đưa ra còn có sức thuyết phục cao. Điều đó thể hiện ở những điểm sau đây:

1.      Những nhận xét được đưa ra không bó hẹp trong quy định của Luật Hải quan mà còn bao gồm cả quy định tại các Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn. Báo cáo cũng chỉ rõ:
-         Những quy định thiếu thống nhất giữa các văn bản dưới luật với văn bản Luật;
-         Những thiếu sót khi Luật dành cho văn bản dưới Luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nhưng lại chưa có những hướng dẫn theo quy định của pháp luật.
-         Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hải quan do sự thiếu thống nhất và do "khoảng trống" trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
2.      Các khuyến nghị về sửa đổi Luật và các văn bản dưới Luật được đưa ra đã xuất phát từ việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
3.      Các khuyến nghị được đưa ra đã xuất phát từ những quy định tương ứng theo thông lệ quốc tế. Chẳng hạn, Báo cáo đã viện dẫn nhiều quy định của Công ước Kyoto mà Việt Nam đã ký kết gia nhập từ năm 2007. Riêng quan hệ giữa bên thứ ba với cơ quan Hải quan, báo cáo rà soát đã dẫn chiếu các Chuẩn mực 8.2, 8.5, 8.6. 8.7 của Phụ lục tổng quát, v.v...

III-           MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU, BỔ SUNG

Để Báo cáo rà soát toàn diện hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, có những vấn đề sau đây đề nghị bổ sung và báo cáo:

1.      Về trách nhiệm của công chức Hải quan

Ðiều 14 Luật Hải quan năm 2001 quy định về Công chức hải quan như sau:
1. Công chức hải quan là người được tuyển dụng, đào tạo và sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Công chức hải quan phải có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của pháp luật, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và phân công công tác.
Luật bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Hải quan năm 2005, bổ sung khoản 3 Điều này như sau:
3.Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế; gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan; nhận hối lộ; chiếm dụng, biển thủ hàng hoá tạm giữ và thực hiện các hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi.”

Chúng tôi cho rằng, quy định như trên chưa đủ để ngăn chặn tình trạng gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp của công chức hải quan. Thực tế đã chứng minh, dù Luật Hải quan đã được ban hành từ năm 2001, bổ sung, sửa đổi từ năm 2005, nhưng tình trạng các doanh nghiệp bị phiền hà, gặp những khó khăn vô lý tại các cửa khẩu khi làm thủ tục hải quan vẫn còn không ít. Hơn nữa, quy định trên chưa phù hợp với Luật bồi thường trách nhiệm nhà nước đã được ban hành và có hiệu lực thi hành. Trước khi thành lập công ty riêng thì tôi có làm giám đốc tài chính kiêm kế toán trưởng cho một công ty liên doanh nước ngoài. Tôi chóng mặt khi phải xử lý các chi phí ngoài để thanh toán các khỏan tiền tạm ứng. cứ một lô hàng đi về thì anh em kê khai ra 100 nghìn một cửa tính thuế, 100 nghìn mở cặp chì, 100 nghìn một contener… thì phí cộng lại mà nhà nước thu chứng từ cũng chỉ chiếm khoảng 20% tổng số chi một lô hàng đã thanh toán. Vậy làm thế nào để biết tất cả khoản chi không có chứng từ vào chi phí. Tất nhiên cũng có thể do anh em cán bộ khi khai cũng có việc gian lận. Như họ chỉ chi 70 thôi nhưng họ bảo 100. Nên tôi đề nghị phải quy định thêm vào điều khoản này để bảo đảm cho chất lượng công chức hải quan. Hiện tại chúng ta đánh giá quá cao việc tự khai tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp để rồi làm giảm nhẹ trách nhiệm của công chức hải quan cũng như công chức thuế. Tôi cho là không công bằng. vì anh đã làm thì anh phải chịu trách nhiệm.  

Hơn nữa, Điều 27 Luật Hải quan 2001 đã quy định rất rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Hải quan khi làm thủ tục hải quan như sau:
"Khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Hướng dẫn người khai hải quan khi có yêu cầu.
3. Thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì yêu cầu chủ hàng hóa, người chỉ huy phương tiện vận tải hoặc người được ủy quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám xét hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.
4. Lấy mẫu hàng hóa với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hàng hóa; sử dụng kết quả phân tích, kết quả giám định để xác định đúng mã số và chất lượng hàng hóa.
5. Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan đến hàng hóa, phương tiện vận tải để xác định đúng mã số, trị giá của hàng hóa phục vụ việc thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
6. Giám sát việc mở, đóng, chuyển tải, xếp dỡ hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
7. Yêu cầu người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường, dừng đúng nơi quy định.
8. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Những quy định nêu trên cho thấy, công chức hải quan có quyền hạn rất lớn. Do đó, không thể nhấn mạnh một chiều về việc doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm để làm giảm trách nhiệm của công chức hải quan khi có sai sót trong hồ sơ hải quan gây hậu quả cho Ngân sách Nhà nước hoặc cho người khai hải quan.
Vì vậy, xin đề nghị bổ sung  vào điều 14 khoản 4 như sau:
"4. Trường hợp công chức hải quan cố tình gây khó khăn, phiền hà, gây thiệt hại cho người làm thủ tục hải quan thì phải bồi thường thiệt hại theo Luật trách nhiệm bồi thương Nhà nước".

2.      Về kiểm tra sau thông quan

Ðiều 32 Luật Hải quan 2001 quy định về Kiểm tra sau thông quan như sau:
"1. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan, cơ quan hải quan được áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan.
2. Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyền ra quyết định kiểm tra sau thông quan. Trong trường hợp cần thiết, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định kiểm tra sau thông quan.

Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan. Tôi cho rằng quy định như trên là quá dài dẫn đến hậu quả như sau :
- tạo ra một tâm lý tùy tiện khi kiểm tra cho thông quan hàng hóa vì còn được kiểm tra sau thông quan đến 5 năm
- khi kiểm tra sau thông quan nếu phát hiện ra sai sót đặc biệt là những sai sót dẫn đến phải truy thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu với số tiền lớn thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ phá sản. bởi lẽ các loại thuế phát sinh tại cửa khẩu đều là thuế gián thu. Khi hàng hóa đã nhập về và bán hết và bị truy thu thuế thì doanh nghiệp chỉ còn có cách lấy vốn để nộp. và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khi nhận được truy thu người ta không đủ sức để nộp nữa thì người ta ngừng hoạt động kinh doanh, và có thể hiện nay trong số hàng loạt doanh nghiệp được đặt tên là doanh nghiệp bỏ trốn có rất nhiều doanh nghiệp dạng này. Nếu không đủ sức nộp nữa thì đóng cửa rồi ra thành lập doanh nghiệp khác và cũng không đi thanh toán thuế cũng không làm thủ tục giải thể. Bởi vì nếu làm tuyên bố giải thể vẫn phải nộp lại thuế. Cho nên hiện nay tôi có một anh bạn có 3 cái dấu của 3 công ty mà bây giờ không làm gì nữa, cũng không làm thủ tục giải thể vì nếu giải thể tất cả thì anh ấy phải bỏ ra vài trăm triệu nộp hết thuế. Nên anh bảo vậy thì tôi làm làm gì ? Cầm con dấu làm kỷ niệm, đi làm việc khác.

- Công chức hải quan có điều kiện để thông đồng với doanh nghiệp để làm giảm số thuế phải nộp. Sau khi kiểm tra sau thông quan phát hiện ra sai sót có thể công chức hải quan đã thông đồng với doanh nghiệp chuyển đi công tác ở nơi khác hoặc đã nghỉ hưu thậm chí đã chết. Như vậy thì khó có thể truy cứu trách nhiệm liên đới.

Vì vậy tôi đề nghị bỏ việc kiểm tra sau thông quan. Nếu để thì rút xuống trong 2 năm thôi chứ không để cho doanh nghiệp cứ phải sẵn sàng ngồi chờ suốt trong 5 năm lúc nào cũng có thể có quyết định ập xuống để kiểm tra sau thông quan. Chúng ta cũng phải phân biệt như thế này, việc xác định các chỉ tiêu đặc biệt quan trọng là vấn đề về thuế ở cửa khẩu hoàn toàn khác với thuế mà các doanh nghiệp nộp tờ khai hàng tháng. Bởi vì các loại thuế chúng tôi nộp cơ quan hải quan chỉ đóng dấu dã tiếp nhận tờ khai và chúng tôi cứ thế nộp thôi. Cơ quan thuế quản lý như chi cục thuế, cục thuế thì mấy năm mới xuống kiểm tra một lần. Nhưng đối với hải quan các anh kiểm tra rồi, cho thanh khoản rồi mà bây giờ kiểm tra lại sai thì lẽ ra anh đã kiểm tra thì anh phải chịu trách nhiệm cho chúng tôi.

. Căn cứ quyết định kiểm tra sau thông quan, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan tại doanh nghiệp để đối chiếu với tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện thì kiểm tra thực tế hàng hóa.
4. Trong quá trình kiểm tra, theo yêu cầu của cơ quan hải quan, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan tạo điều kiện, cung cấp chứng từ kế toán, các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra của cơ quan hải quan".
Điều đáng quan tâm là quy định " Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan". Quy định thời hạn như trên là quá dài và sẽ dẫn đến hậu quả như sau:
-         Tạo ra tâm lý tuỳ tiện khi kiểm tra cho thông quan hàng hoá vì được kiểm tra sau thông quan tới 05 năm tiếp theo.
-         Khi kiểm tra sau thông quan nếu phát hiện sai sót, đặc biệt là sai sót dẫn đến phải truy thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu với số tiền lớn có thể làm cho doanh nghiệp phá sản. Bởi lẽ, các loại thuế phát sinh tại của khẩu đều là thuế gián thu. Khi hàng hoá nhập về đã bán hết và bị truy thu thuế, doanh nghiệp chỉ còn cách lấy vốn để nộp.
-         Công chức hải quan có điều kiện để thông đồng với doanh nghiệp để làm giảm số thuế phải nộp. Song, khi kiểm tra sau thông quan phát hiện ra sai sót, có thể công chức hải quan đã thông đồng với doanh nghiệp chuyển đi công tác ở nơi khác hoặc đã nghỉ hưu và khó có thể truy cứu trách nhiệm liên đới.
Xin kiến nghị rút ngắn thời gian kiểm tra sau thông quan từ 5 năm xuống còn 02 năm.
 
3.      Về phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và xác định thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Ðiều 72 Luật Hải quan 2001 quy định:
"1. Việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật về phân loại hàng hóa.
Việc xác định thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ vào biểu thuế hiện hành.
Trong trường hợp không chấp nhận kết quả phân loại của người khai hải quan, cơ quan hải quan có quyền yêu cầu người đó cung cấp các tài liệu liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với sự chứng kiến của người khai hải quan để phân tích, phân loại và xác định lại thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đó; nếu người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân tích, phân loại của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu".
Việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và xác định thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thực tế trong những năm vừa qua, rất nhiều vụ có sự  thiếu thống nhất giữa cơ quan hải quan với các doanh nghiệp đều xuất phát từ vấn đề này. Luật giao cho Chính phủ quy định cụ thể về phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là đúng song cần quy định trong Luật về nguyên tắc cơ bản của việc phân loại. Vì vậy, xin kiến nghị sửa khoản 1 Điều 72 nêu trên như sau:
"1. Việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật về phân loại hàng hóa và phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
-         Phù hợp với thông lệ quốc tế;
-         Chi tiết, rõ ràng để ngăn chặn tình trạng vận dụng với những cách hiểu khác nhau".
     Riêng năm 2010 và đầu năm 2011 đã có mấy vụ kiện cáo về vấn đề này. Nó liên quan đến vấn đề áp cái gì và tỷ lệ thuế suất là bao nhiêu? Tôi nhớ ít nhất là tôi được các anh ý đến gặp và xin ý kiến giải quyết kiện chỗ này thế nào ? về công ty thép Thành Long giữa thép cácbon và không cácbon, bao nhiêu % hàm lượng cácbon. Và cuối cùng bị truy thu mười mấy tỷ. Cho đến xe tải van với xe tải không van, xe sạch và xe không sạch…. Chúng ta cần phải quy định thế nào cho rõ ràng. 
Trên đây là vài ý kiến góp ý cho báo cáo rà soát Luật  Hải quan. Xin trình bày để nhóm nghiên cứu tham khảo.
Xin trân trọng cảm ơn!
 

Các văn bản liên quan