Ý kiến của Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam “Vietrro” về Rà soát quy định quyền tác giả trong Luật SHTT và các Kiến nghị

Thứ Hai 11:35 03-10-2011

   

RÀ SOÁT QUY ĐỊNH QUYỀN TÁC GIẢ TRONG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CÁC KIẾN NGHỊ

 

MỤC I - PHẦN MỞ ĐẦU

Luật SHTT 2005, được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 đã tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ cho việc bảo hộ và thực thi các quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng nhưng vẫn không tránh khỏi thiếu sót, bất cập qua quá trình áp dụng thực tế. Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu nhiều lần đề cập trong các bài viết của mình. Bên cạnh đó, ngày 20.09.2011 vừa qua, Chính Phủ đã ban hành nghị định số 85/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan cũng đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp hơn.

MỤC II- NHỮNG NỘI DUNG RÀ SOÁT VÀ KHUYẾN NGHỊ

STT

Vấn đề

Qui định liên quan

Tiêu chí bị vi phạm

Phân tích vấn đề

1

Vị trí quyền sao chép trong nhóm quyền tài sản

BLDS 2005

Luật SHTT

Tính hợp lý

-        Quyền sao chép tác phẩm là một trong những quyền tài sản quan trọng của chủ sở hữu quyền tác giả;

-        Thứ tự sắp xếp các quyền tài sản cho thấy thứ tự quan trọng tương đối của mỗi quyền;

-        Khoản 3 điều 738 BLDS 2005 quy định quyền “sao chép tác phẩm” nằm đầu tiên trong nhóm quyền tài sản, trong khi đó Luật SHTT quy định quyền sao chép nằm ở vị trí thứ ba tại điều 20;

Điều 738. Nội dung quyền tác giả

……………

3. Quyền tài sản thuộc quyền tác giả bao gồm:

a) Sao chép tác phẩm;

..............

Điều 20. Quyền tài sản

............

c) Sao chép tác phẩm

.............

-       Dù biết rằng, thứ tự giữa các quyền không ảnh hưởng gì đến giá trị thực thi quyền sao chép. Nhưng để đảm bảo tính thống nhất và nhấn mạnh quyền sao chép thì nên đưa quyền này lên điểm a.

 

 

Khuyến nghị:

Dựa trên quy định BLDS 2005 và thực tiễn, đề nghị đưa quyền sao chép lên vị trí đầu của nhóm quyền tài sản (điểm a khoản 1 điều 20 Luật SHTT) để tương xứng với vai trò của quyền sao chép, qua đó nâng cao vai trò của CMOs quản lý quyền sao chép.

2

Định nghĩa sao chép tác phẩm

Luật SHTT

NĐ 100/2006/NĐ_CP

 

Tính hợp lý

-       Khoản 10 Điều 4 Luật SHTT định nghĩa:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

.............

10. Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.

ð  Rất nhiều người phân vân và đặt câu hỏi sao chép bao nhiêu phần trăm tác phẩm thì phải xin phép và phải trả tiền bồi thường cho chủ sở hữu quyền tác giả. Đồng thời cho rằng pháp luật quyền tác giả hiện hành chưa quy định về vấn đề này. Điều này không chỉ là suy nghĩ của sinh viên, học sinh mà ngay cả giảng viên các trường đại học cũng chưa nhận thức đúng về vấn đề này.

-       Trong khi đó, NĐ 100/2006/NĐ_CP đã quy định rõ:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

.........

4. Bản sao tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Bản sao chụp tác phẩm cũng là bản sao tác phẩm.

    Vấn đề là định nghĩa sao chép tác phẩm và bản sao tác phẩm được quy định ở hai văn bản khác nhau nên nếu chỉ đọc Luật thì nội dung này có thể được hiểu không chính xác.

 

 

Khuyến nghị:

Vì đây là nội dung mang tính ổn định nên quy định rõ trong Luật như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

.............

10. Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của một phần hoặc toàn bộ tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử. Sao chụp tác phẩm cũng là sao chép tác phẩm.

3

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

Luật SHTT 2005

NĐ 100/2006/NĐ-CP

Tính hợp lý

-       Theo quy định hiện hành: “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả là quyền nhân thân thuộc về tác giả” (Điều 19 Luật SHTT 2005). Sự “ Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” là hành vi xâm phạm quyền tác giả (Điều 28 Luật SHTT 2005).

Tuy nhiên, trong thực tế, có những hành vi cắt xén, sữa chữa tác phẩm không hề ảnh hưởng gì đến danh dự và uy tín của tác giả đối với tác phẩm. Vậy hành vi này là hợp pháp sao?

Đối với nội dung này, nên quy định tác giả có quyền: Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào.

Đối với xâm phạm quyền tác giả nên điều chỉnh theo hướng sau: Sự “ Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào là hành vi xâm phạm quyền tác giả trừ trường hợp có thỏa thuận của tác giả hoặc pháp luật có quy định khác.

Đối với xử lý xâm phạm quyền độc quyền này, tùy theo tính chất, mức độ mà có thể xử lý:

1. Nếu sửa chữa, cắt xén tác phẩm không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì phải xin lỗi, cải chính công khai.

2. Nếu sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì ngoài chế tài như khoản 1 còn phải bồi thường thiệt hại.

 

 

Khuyến nghị:

“Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào

 (Điều 19 Luật SHTT 2005).

Sự “ Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào trừ trường hợp có thỏa thuận của tác giả hoặc pháp luật có quy định khác” là hành vi xâm phạm quyền tác giả (Điều 28 Luật SHTT 2005).

4

Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

 

Luật SHTT 2005

NĐ 100/2006/NĐ-CP

 

- Luật SHTT quy định:

Điều 23.Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

.............

2. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

- NĐ 100/2006/NĐ-CP quy định:

Điều 20. Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

............

2. Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

ð  Với cách quy định của Nghị định đã làm hạn chế việc khai thác, sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian: sao chép, trình diễn,.... Theo đó, chỉ được sử dụng các tác phẩm này để nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu.

 

 

Khuyến nghị:

Định nghĩa lại thuật ngữ “sử dụng” tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP theo hướng sử dụng với nghĩa là hành vi thực hiện quyền tài sản đối với tác phẩm tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

5

Thuật ngữ tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả

Luật SHTT 2005

NĐ 100/2006/NĐ-CP

Tính thống nhất

Luật SHTT 2005 sử dụng thuật ngữ “Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả” là chưa chính xác và không thể hiện hết chức năng của tổ chức này.

Theo đó, các tổ chức này ngoài vai trò đại diện cho các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả còn có chức năng quản lý tập thể quyền tác giả, cân bằng lợi ích của người sử dụng, công chúng hưởng thụ và tác giả, chủ sở hữu quyền.

Bên cạnh đó, tổ chức này có tên tiếng Anh là “Collective management organization” viết tắt “CMO” có nghĩa là “tổ chức quản lý tập thể”

(http://www.wipo.int/about-ip/en/about_collective_mngt.html)

Cục bản quyền tác giả cũng sử dụng thuật ngữ này

(http://cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=category&id=35&Itemid=80)

 

 

Khuyến nghị:

Đề nghị sửa “tổ chức đại diện tập thể” thành “tổ chức quản lý tập thể”

6

Tổ chức quản lý tập thể.

 

NĐ 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung ND 100/2006/ND-CP

Tính hợp lý

Điều 41 Nghi định số 85

Điều 41. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan

1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ khi hoạt động phải tuân thủ các điều kiện sau:

a) Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan ủy quyền.

b) Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải có hợp đồng ủy quyền bằng văn bản với các chủ thể quyền về việc quản lý một quyền, một nhóm quyền cụ thể.

c) Việc thu, phân phối tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất được phát sinh từ việc khai thác quyền, nhóm quyền quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan và hợp đồng ủy quyền.

2. Trong trường hợp tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều tổ chức đại diện tập thể được ủy quyền đại diện cho các quyền, nhóm quyền khác nhau, các bên có thể thỏa thuận để một tổ chức thay mặt đàm phán cấp phép sử dụng, thu và phân chia tiền, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi thực hiện.

3. Việc quản lý, thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định sau:

a) Việc thu, phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch.

b) Tổ chức đại diện tập thể được giữ lại một khoản tiền phù hợp trên tổng số tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được để chi phí cho việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức trên cơ sở thỏa thuận với người ủy quyền. Mức tiền giữ lại được điều chỉnh phù hợp với hiệu quả của hoạt động đại diện tập thể trên cơ sở thỏa thuận với người ủy quyền và có thể được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền thu được.

c) Việc thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất từ các tổ chức tương ứng của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hối.

4. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện chế độ báo cáo 6 tháng, một năm hoặc đột xuất theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

a) Báo cáo gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính bao gồm các nội dung: sửa đổi, bổ sung Điều lệ, quy chế hoạt động; thay đổi nhân sự lãnh đạo; tham gia các tổ chức quốc tế; các hoạt động đối ngoại khác; biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất; chương trình kế hoạch dài hạn và hàng năm; tình hình hoạt động, ký hợp đồng ủy quyền, hợp đồng cấp phép sử dụng; hoạt động thu, mức thu, phương thức phân phối; cách thức thực hiện việc phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất; các hoạt động liên quan khác.

b) Trường hợp sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện

Điều 45a. Nguyên tắc và phương thức thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất

1. Nhuận bút, thù lao quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 4 Điều 29 và quyền lợi vật chất quy định tại khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ được xác định theo các nguyên tắc sau:

a) Việc trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với thực tiễn của đất nước.

b) Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất căn cứ vào thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất sử dụng tác phẩm.

c) Các đồng tác giả, tập thể tác giả thỏa thuận về tỷ lệ phân chia nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo thể hiện trong tác phẩm, phù hợp với hình thức sử dụng.

d) Tác giả của tác phẩm, tổ chức, cá nhân thực hiện cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; người Việt Nam thực hiện sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh thực hiện trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này thực hiện trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác; thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác được hưởng thêm nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khuyến khích.

đ) Việc sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải có hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.

e) Các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước lập dự trù kinh phí chi nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất trong phạm vi ngân sách và các nguồn thu khác theo quy định pháp luật.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và các khoản 1 và 2 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung

PHÂN TÍCH

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong ND 85/2011/ND-CP, việc quan lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý tập thể quyền tác giả được quy định chi tiết hơn và siết chặt hơn so với nghị định 100/2006/ND-CP.

Đối với tổ chức quản lý tập thể trong lĩnh vực quyền liên quan, hoạt động của tổ chức này bị giám sát một cách khắt khe và hầu như mất những quyền chủ động, độc lập cơ bản. Thật vậy, chức năng lớn nhất của 1 CMOs là quản lý, cấp phép, thu và phân phối tiền. Hoạt động này phải báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước 1 cách rất chi tiết. Đồng thời, quyền chủ động ban hành biểu giá để cấp phép theo sự ủy quyền của chủ sở hữu gần như cũng không còn, vì : “ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và các khoản 1 và 2 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung” (khoản 2 điều 45a ND 85). Chúng ta đều biết, RIAV quản lý quyền cho nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình, và theo quy định, việc sử dụng bản ghi vào mục đích kinh doanh, thương mại của tổ chức, cá nhân thì kg cần xin phép, chỉ cần trả tiền nhuận bút, vậy họ đã mất đi một phần quyền độc quyền của mình rồi. Nay, ngay cả tiền nhuận bút đối với sản phẩm do họ làm ra khi người khác sử dụng họ cũng kg được quyền quyết định, mà do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành biểu giá. Mỗi sản phẩm bản ghi được đầu tư với giá trị hoàn toàn khác nhau, cơ quan nhà nước có đủ thông tin để đánh giá giá trị đầu tư của họ kg? sao kg để cho thị trường quyết định: nếu hay, giá hợp lý thì họ sử dụng, kg thì họ sử dụng tác phẩm khác???

Về phía hiệp hội Quyền sao chép, ngoài việc bị ràng rất chặt về hoạt động (phải báo cáo hầu như nhất cử nhất động của Hiệp hội) thì với Nghị định mới này, làm đập tắt mọi hy vọng xây dựng một tổ chức hoạt động hiệu quả, vừa đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu quyền, vừa cần bằng với tính xã hội là tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận với các giá trị văn hóa, khoa học và nghệ thuật.

Thật vậy, nghị định 100 quy định “Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn việc phân chia tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác đối với những trường hợp tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan chưa ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan” đây giống như là ánh sáng le lói cuối đường hầm cho những khó khăn trong hoạt động của hiệp hội thì Nghị định 85 đã dập tắt ngọn lửa, ánh sáng này.

Chúng ta đều biết, sao chép là quyền độc quyền của tác giả đối với tác phẩm. Hoạt động sao chép tác phẩm xảy ra hàng ngày, hàng giờ, mọi lúc mọi nơi. Nhu cầu của người sử dụng cũng đa dạng. Người sử dụng nhiều khi chỉ có nhu cầu sử dụng 1 phần tác phẩm, nếu mua sách gốc do nhà xuất bản phát hành thì khả năng tài chính không cho phép và theo đó sẽ phát sinh nhu cầu photo phần tác phẩm đó. Việc này kg thể kiểm soát được và pháp luật cũng không thể cấm vì kg thể kiểm soát được hành vi trong thời đại kỹ thuật hiện đại như ngày nay. Nếu họ lên nhà xuất bản, lên hệ với tác giả xin phép photo thì chi phí cho việc xin phép này còn cao hơn nhiều lần cho việc mua ấn phẩm gốc.

Ngược lại, vì kg khuyến khích sao chép ấn phẩm, đồng thời cũng tôn trong quyền độc quyền của tác giả, các CMOs về sao chép của VN cũng như trên thế giới đều kg khi nào cấp phép photo toàn bộ ấn phẩm.

Đã nói đến ấn phẩm thì chúng ta đều biết có nhiều loại hình tác phẩm ở đó. Vậy nếu 1 quyển sách dày 300 trang, bao gồm rất nhiều loại hình tác phẩm như bài viết, tác phẩm nhiếp ảnh, bài thơ,... nếu CMO kg có ủy quyền từ chủ sở hữu 1 tác phẩm nhiếp ảnh trong đó thì việc cấp phép kg thành công sao? CMOs về sao chép cấp phép và thu tiền đền bù, đây là khoản để bù đắp 1 phần thiệt hại mà nhà xuất bản và chủ sở hữu phải gánh chịu do hành vi sao chép. Vậy thì với quy định mới này, một vài lĩnh vực khai thác quyền ở VN kg thể hoạt động được dù có CMOs tương ứng với nó.

ð   có thể nói, nội dung sửa đổi của ND 85/2011/ND-CP về quản lý tập thể quyền tác giả đã hạn chế và siết chặt hoạt động của các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả nói chung và của Hiệp hội Quyền sao chép nói riêng.

 

Các văn bản liên quan