Ý kiến của các doanh nghiệp phía nam
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Chính phủ ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Hiện nay, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội Nghị định hướng dẫn nhưng quan trọng là Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật và Nghị định này. Đây là những văn bản hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục, quy trình xử lý các hoạt động dịch vụ liên quan đến hải quan và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Do đó, Ngày 11/11/2005 Bộ Tài chính kết hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến của doanh nghiệp phía nam về nội dung dự thảo các Thông tư về thủ tục hải quan, về kiểm tra sau thông quan, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Ông Vũ Quang Trinh – Công ty TPC Vina
- Là công ty có trụ sở chính tại Đồng Nai, làm thủ tục tại hai nơi là Tp.HCM và Đồng Nai. Khi nhập khẩu của nước ngoài thì chỉ tính tạm giá, cuối tháng thì mới có giá chuẩn, sau đấy mới có giá chính thức nên khi nhập hàng có mức giá trên vận đơn chênh lệch với mức giá thanh toán chính thức, có thể thấp hơn hay có thể cao hơn, vướng mắc đã gửi kiến nghị lên Tổng cục hải quan nhưng chưa được giải quyết. Công ty sẽ bị phạt sau 30 ngày không thanh toán căn cứ vào giá trên vận đơn.
- Các mặt hàng mới chưa cập nhật trong danh sách, việc áp mức giá tính thuế các mặt hàng này chủ yếu và tuỳ vào nhân viên hải quan xác định (chứ không phải tùy theo cơ quan hải quan). Chẳng hạn, một hóa chất do ngành cao su nhập để lưu hóa cao su thì mức thuế là 30-40%, nhưng nếu mua để phục vụ cho công tác nghiên cứu thì có thể là 0-3%. Nếu doanh nghiệp cũng mua hóa chất này nhưng không nhằm mục đích lưu hóa cao su thì việc xác định mức thuế là tuỳ vào nhân viên hải quan, hoặc 0%, hoặc 40%. Như vậy, nếu Thông tư mới có đưa thêm những quy định này vào thì sẽ giảm bớt nhiều tiêu cực.
- Đối với kê khai hải quan điện tử thì cũng là số liệu trên máy, liệu có được xử lý chính xác, nhanh chóng và cải tiến hơn cho doanh nghiệp? Nội bộ cơ quan hải quan cũng nên có sự chuyển đổi cho phù hợp với cách làm mới.
Ông Nguyễn Cao Nhơn – Giám đốc Nhà máy chế biến nông sản Tín Nghĩa (Đồng Nai)
Là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê.
- Về xác nhận thực xuất: trước đây, một lô hàng giao vào kho ngoại quan thì phải mở tờ khai, tập kết lô hàng để giao, khi giao đủ hàng thì báo với cơ quan hải quan để xác nhận thực xuất trên ô số 27 của tờ khai hải quan. Khi cà phê vào kho ngoại quan, hải quan xác nhận thực xuất rồi thì được xác nhận là hàng hóa đã tiêu thụ, đã báo cáo doanh thu và làm thủ tục hoàn thuế tại Cục thuế Đồng Nai.
Tổng cục hải quan có văn bản về xác nhận thực xuất với hàng xuất khẩu gửi kho ngoại quan. Theo nội dung văn bản này thì hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu mới xác định là thực xuất, trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan mà gửi kho ngoại quan để chờ xuất thì chưa được coi là hàng thực xuất khẩu. Vậy thì theo quy định của hải quan thì thời hạn xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan là 18 tháng tính từ ngày mở tờ khai, có nghĩa là khách hàng có thể để hàng trong kho ngoại quan 18 tháng sau, đồng nghĩa với việc đơn vị xuất khẩu 18 tháng sau chưa xác định được kết quả. Như vậy, hoạt động kinh doanh xuất hàng thực tế của doanh nghiệp không lên doanh thu, không hoàn thuế, không tính được lợi nhuận (trong khi phí liên quan đến hàng thì được đưa vào hạch toán) là hệ quả của việc không xác nhận thực xuất của hải quan trên ô số 27. Đề nghị đối với hàng trong kho ngoại quan thì nên xác nhận thực xuất, còn đối với hàng xuất FOB thì mới chờ B/L (vận đơn), khi xuất hàng đi thì mới có vận đơn nên phải đến 18 tháng sau doanh nghiệp mới được xác nhận thực xuất, rất ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Hàng xuất vào kho ngoại quan là hàng nông sản quản lý sao cho chặt chẽ, hàng nông sản thường có tỉ lệ hao hụt tự nhiên mà hải quan không xác nhận thực xuất, không thanh lý tờ khai do có chênh lệch vì hao hụt. Như vậy, hải quan phải quản lý cho chặt chẽ và nếu hàng hóa có bị hao hụt thì cũng phải chấp nhận, đề nghị có hướng dẫn cụ thể về việc này.
- Về tính thuế đối với hàng nhập khẩu: hàng nhập của nước ngoài với khối lượng nhất định chênh lệch +/- 10%, nhưng thực tế hàng vào thì khối lượng ít hơn thì thuế nhập khẩu phải đóng ít hơn. Có vấn đề là hai nơi tính thuế không thống nhất: nếu hàng nhập về cảng Tp. Hồ Chí Minh, thì hải quan tại Tp. Hồ Chí Minh tính theo số thực tế (nếu nhập ít hơn thì được giảm thuế), nhưng tại hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu (nhập hàng về cảng Phú Mỹ) thì tính thuế theo kê khai hải quan ban đầu mà không theo lượng hàng nhập thực tế, đề nghị có sự thống nhất của các cơ quan hải quan.
Ông Nguyễn Thanh Bình – Công ty CP Nam Việt
- Về hoàn thuế xuất nhập khẩu: dự thảo Thông tư quy định: hoàn thuế là 60 ngày từ lúc doanh nghiệp nộp hồ sơ chứng minh thực xuất; cơ quan hải quan sẽ chịu trách nhiệm trả lãi nếu hoàn thuế chậm cho các doanh nghiệp. Đối với các trường hợp doanh nghiệp trong tình huống này nhưng chưa đến thời điểm ngày 1/1/2006, cơ quan hải quan có áp dụng những quy định theo dự thảo Thông tư mới cho các trường hợp này hay không?
Ông Thái Ngọc Hiệp – Công ty Triump
- Về kho bảo thuế: Điều 24 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan nhưng chưa thấy có quy định cụ thể trong các dự thảo Thông tư hướng dẫn đến thủ tục hải quan tại kho bảo thuế.
- Về kiểm tra thực tế hàng: công ty có hai loại hình thức nhập hàng là nhập vào kho bảo thuế và nhập để kinh doanh hàng nội địa. Thường nhập hàng trong các container có nhiều tờ khai, trong đó đó có ít tờ khai hàng kinh doanh (không được miễn kiểm tra), các tờ khai còn lại thì được miễn kiểm tra tuy cùng đóng chung một container. Cơ quan hải quan ra quyết định kiểm tra xác xuất hay kiểm tra tỷ lệ cả container do lô hàng không được miễn kiểm tra thì được đóng ở trong và lô hàng được miễn kiểm thì đóng phía ngoài. Như vậy thì coi như phải kiểm tra cả container trong khi hàng được miễn kiểm thì nhiều. Đó là điểm bất cập mà doanh nghiệp thường gặp.
Ông Trần Thiện Tài - Tập đoàn điện tử Philips tại Việt Nam
- Hiện tại chúng ta có biểu thuế xuất nhập khẩu có quy định rõ ràng từng chương, từng hạng mục. Nhưng so với thực tế thì biểu thuế này chưa cập nhật kịp thời so với nhu cầu thực tế đa dạng. Có những vật liệu, sản phẩm mà theo doanh nghiệp là áp theo mã HS này nhưng theo quan điểm của cơ quan hải quan thì áp theo mã HS khác. Như vậy, có sự tranh chấp giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan về vấn đề áp mã HS. Nên chăng có một cơ quan giám định để việc áp mã HS được khách quan, chính xác, công bằng để tránh trường hợp ở cơ quan hải quan này thì áp mã HS này nhưng tại cơ quan hải quan khác thì áp mã HS khác, rất ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp.
Ông Đinh Tiến Kiệt – Công ty chế biến thủy sản Cà Mau
- Cơ chế doanh nghiệp tự khai báo, tự tính thuế và tự chịu trách nhiệm về việc áp mã tính thuế, nhưng tại cơ quan hải quan thì áp mã tính thuế khác, mặc dù doanh nghiệp không cố ý nhưng giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp đã xảy ra tranh chấp.
- Hàng được miễn kiểm nhưng do quá trình khách quan như trong quá trình đóng hàng hay do bao bì bể, hay khách hàng lấy mẫu, hoặc đóng container không hết nên lượng hàng thực xuất ít hơn lượng hàng khai báo trong tờ khai ban đầu. Theo quy định thì doanh nghiệp sẽ làm công văn xin xuất thiếu và bắt buộc phải kiểm tra 100% mà cũng theo quy định thì mặt hàng thủy sản là được miễn kiểm tra.
Việc này dẫn đến tình trạng làm hư hỏng hàng do là hàng thủy sản, hoặc trễ nải tàu bè có thể gây không thanh toán được bộ chứng từ đó hoặc huỷ hợp đồng luôn. Đề nghị cơ quan hải quan chấp nhận công văn xin xuất thiếu và hải quan kiểm tra chấp nhận lượng hàng thực xuất để đảm bảo doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm theo tình hình thực tế, tránh đẩy doanh nghiệp vào tình trạng bắt buộc phải gian dối để hoàn thành lô hàng.
- Về việc không xác nhận thực xuất vào tờ khai hải quan mà căn cứ vào các chứng từ vận tải để thực hiện các khâu về thuế và hải quan: nhận thấy không khả thi do bộ chứng từ gồm có 3 B/L gốc phải trình Ngân hàng và giao cho khách hàng nước ngoài, doanh nghiệp chỉ còn bản copy, liệu doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan hải quan và cơ quan thuế để làm thủ tục hoàn thuế thì có được chấp nhận không. Trong khi đó, nếu yêu cầu hãng tàu phát hành 4 B/L gốc thì không phù hợp với thông lệ ngoại thương quốc tế.
Bà Lê Thị Kim Chi – Công ty CP Giấy Vĩnh Huê
- Phân loại các doanh nghiệp theo tiêu chí doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách pháp luật hải quan và doanh nghiệp chấp hành chưa tốt: danh sách các doanh nghiệp được phân loại này có được công bố công khai?
- Hàng hóa kiểm tra toàn bộ: kiểm tra 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm sẽ kết thúc, nếu phát hiện có vi phạm thì sẽ tiếp tục kiểm tra để phát hiện mức độ vi phạm. Đề nghị quy định rõ kiểm tra 10% lô hàng là thế nào? vì nếu kiểm tra 10% lô hàng mà ở cuối container thì cũng coi như là kiểm tra 100% lô hàng.
- Về việc chậm nộp thuế: đề nghị nêu rõ việc thông báo nộp thuế lần 1 hay lần 2 mới cưỡng chế thuế.
Ông Phạm Văn Hiệp – Công ty Fashion Garments (Đồng Nai)
- Hàng sản xuất xuất khẩu: ân hạn thuế là 275 ngày nhưng đối với tờ khai xuất khẩu thì trong vòng 60 ngày phải nộp hồ sơ xin không thu. Trường hợp doanh nghiệp vừa nhập hàng 2-3 tháng mà xuất hàng luôn thì phải làm thủ tục khai tờ khai xuất trong vòng 60 ngày. Trong tờ khai xuất khẩu phải có chứng từ thanh toán mà doanh nghiệp xuất hàng vào kho thì một tháng sau mới thực xuất ra khỏi Việt Nam, một tháng sau nữa thì mới có chứng từ thanh toán, như vậy làm thủ tục khai tờ khai xuất trong vòng 60 ngày là không thể kịp được. Việc thanh toán qua Ngân hàng thì Ngân hàng chỉ thông báo cho doanh nghiệp là thông báo có hay thông báo nợ, không có chữ ký xác nhận của Ngân hàng trong khi quy định mới là phải có chữ ký xác nhận của Ngân hàng là điều rất khó cho doanh nghiệp làm thủ tục hoàn thuế.
- Việc kiểm tra hàng hóa: doanh nghiệp không thể biết được cơ quan hải quan sẽ kiểm tra hàng từ kiện nào đến kiện nào và cũng không thể chờ đợi cơ quan hải quan phân kiểm hóa xong thì mới chất hàng, vì việc chất hàng của doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian. Việc chỉ định từ kiện nào đến kiện nào thì phải có pack in list nhưng quy định đối với hàng đồng nhất thì không cần pack in list. Những bất cập này rất khó cho doanh nghiệp làm thủ tục thông quan.
Bà Phạm Kiều Oanh – Công ty may Nhà Bè
- Xác định mã số hàng hóa: là để xác định giá tính thuế mà các doanh nghiệp ngành may thì làm hàng sản xuất xuất khẩu hoặc hàng gia công là sản phẩm không tính thuế. Như vậy đối với các mặt hàng này thì có cần phải chính xác hay không vì thực chất mặt hàng này đã được ưu đãi về thuế, trong khi áp mã hàng hóa cho từng loại vải là rất chi tiết và đa dạng, nếu doanh nghiệp chẳng may áp sai thì bị lập biên bản vì áp sai mã hàng hóa. Đề nghị không đặt nặng vấn đề áp mã hàng hóa đối với hàng may mặc sản xuất xuất khẩu hay gia công vì rõ ràng có chính sách ưu đãi về thuế đối với các mặt hàng này.
- Xác nhận thực xuất: hàng miễn kiểm mà xuất thiếu mà là hàng dệt may thì việc xuất thiếu phát sinh vào ban đêm hay ngày nghỉ thì doanh nghiệp không biết liên hệ với cơ quan hải quan như thế nào để xin được kiểm, được xuất thiếu. Phát sinh tình trạng doanh nghiệp phải kê khai xuất đủ, gian dối để hoàn tất thủ tục, đến khi xin chứng từ thì phải xin đúng hàng xuất, việc chênh lệch số liệu như vậy phát sinh rất nhiều vấn đề khi hoàn thuế. Đề nghị làm rõ quy định hải quan không xác nhận thực xuất vào tờ khai hải quan đối với kể cả hàng miễn kiểm và hàng có kiểm tra trong dự thảo Thông tư lần này.
Ông Cao Vĩnh Phúc – Công ty Scancom
- Về việc hải quan không xác nhận thực xuất: nếu hải quan căn cứ trên số B/L thì có thể trên cùng một B/L có thể có 2-3 tờ khai, trên B/L đôi khi không thể hiện số lượng chi tiết, chỉ thể hiện số lượng carton, số kiện nên căn cứ trên B/L đôi khi không có số lượng thực xuất.
- Thời hạn nộp hồ sơ là 60 ngày: doanh nghiệp nhập hàng nhiều và xuất hàng cũng nhiều mà thời hạn nộp hồ sơ để thanh lý tờ khai là 60 ngày thì doanh nghiệp làm việc rất manh mún, một tờ khai nhập đôi khi phải thanh lý rất nhiều lần trong khi đã có quy định ân hạn là 275 ngày, nên chăng chỉnh sửa thời gian nộp hồ sơ 60 ngày thành 275 ngày cho phù hợp.
- Về định mức tiêu hao nguyên vật liệu nhập khẩu: doanh nghiệp phải tự kê khai, đăng ký định mức tiêu hao nguyên vật liệu nhập khẩu với cơ quan hải quan nơi nhập khẩu trước khi xuất khẩu sản phẩm. Như vậy, khi nhập khẩu hàng vào thì có phải đăng ký định mức ngay hay không? trường hợp có thay đổi mẫu mã thì phải đăng ký với cơ quan hải quan. Như vậy việc đăng ký này dựa trên cơ sở nào? lúc đã xuất hàng chưa? hay cứ có thay đổi mẫu mã là đăng ký lại?
- Doanh nghiệp có nhập máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp (100% vốn đầu tư nước ngoài), trên dây chuyền máy móc đó có các thùng để sản phẩm mà hải quan xác định phải đóng thuế. Thiết bị, máy móc có giá trị bao nhiêu thì được coi là tài sản cố định? Có quy định rằng dây chuyền đồng bộ thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, vậy phải xin phép của cơ quan có thẩm quyền (rất phức tạp) hoặc phải xác định là máy lẻ thì phải đóng thuế trong khi để nhập máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định thì thuế nhập khẩu là 0%.
Ông Tạo – Công ty Mabuchi
- Về hàng xuất khẩu: Công ty là doanh nghiệp chế xuất. Thông thường, hàng được miễn kiểm nhưng đối với hàng xuất khẩu lẻ thì cơ quan hải quan vẫn kiểm tra. Như vậy, hàng xuất của công ty là hàng miễn kiểm nhưng hàng xuất đủ container và hàng xuất lẻ lại khác nhau thì đó có là quy định hay phải điều chỉnh cho phù hợp?
- Khi công ty mua hàng của một số nhà sản xuất nội địa thì có khai báo với hải quan và cơ quan hải quan xác nhận là miễn kiểm nhưng vẫn cho chờ xem xe có tới hay không trong khi xe thì đợi tại công ty, đó cũng là điểm bất cập gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Ông Nguyễn Hùng Trường – Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Trường Thành
- Về thanh khoản: Sau khi hết thời hạn 275 ngày thì trong thời hạn 60 ngày, doanh nghiệp phải hoàn thành hồ sơ thanh khoản nguyên liệu, nhưng trong thực tế, có các lô hàng nhập khẩu tiếp theo thì doanh nghiệp bị cưỡng chế ngay trong thời hạn 60 ngày đó, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
- Lô hàng bị cưỡng chế đôi khi làm ảnh hưởng đến các lô hàng tiếp theo, các lô hàng nhập tiếp theo không được nhập vào, thời gian ân hạn chỉ cho phép trong vòng 30 ngày là thời gian quá ít cho các lô hàng xuất sản xuất. Đề nghị trong dự thảo Thông tư lần này có quy định giải quyết dứt điểm các lô hàng bị cưỡng chế này, không để ảnh hưởng cho các lô hàng tiếp theo.
Ông Vũ Quang Trinh – Công ty TPC Vina
- Là công ty có trụ sở chính tại Đồng Nai, làm thủ tục tại hai nơi là Tp.HCM và Đồng Nai. Khi nhập khẩu của nước ngoài thì chỉ tính tạm giá, cuối tháng thì mới có giá chuẩn, sau đấy mới có giá chính thức nên khi nhập hàng có mức giá trên vận đơn chênh lệch với mức giá thanh toán chính thức, có thể thấp hơn hay có thể cao hơn, vướng mắc đã gửi kiến nghị lên Tổng cục hải quan nhưng chưa được giải quyết. Công ty sẽ bị phạt sau 30 ngày không thanh toán căn cứ vào giá trên vận đơn.
- Các mặt hàng mới chưa cập nhật trong danh sách, việc áp mức giá tính thuế các mặt hàng này chủ yếu và tuỳ vào nhân viên hải quan xác định (chứ không phải tùy theo cơ quan hải quan). Chẳng hạn, một hóa chất do ngành cao su nhập để lưu hóa cao su thì mức thuế là 30-40%, nhưng nếu mua để phục vụ cho công tác nghiên cứu thì có thể là 0-3%. Nếu doanh nghiệp cũng mua hóa chất này nhưng không nhằm mục đích lưu hóa cao su thì việc xác định mức thuế là tuỳ vào nhân viên hải quan, hoặc 0%, hoặc 40%. Như vậy, nếu Thông tư mới có đưa thêm những quy định này vào thì sẽ giảm bớt nhiều tiêu cực.
- Đối với kê khai hải quan điện tử thì cũng là số liệu trên máy, liệu có được xử lý chính xác, nhanh chóng và cải tiến hơn cho doanh nghiệp? Nội bộ cơ quan hải quan cũng nên có sự chuyển đổi cho phù hợp với cách làm mới.
Ông Nguyễn Cao Nhơn – Giám đốc Nhà máy chế biến nông sản Tín Nghĩa (Đồng Nai)
Là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê.
- Về xác nhận thực xuất: trước đây, một lô hàng giao vào kho ngoại quan thì phải mở tờ khai, tập kết lô hàng để giao, khi giao đủ hàng thì báo với cơ quan hải quan để xác nhận thực xuất trên ô số 27 của tờ khai hải quan. Khi cà phê vào kho ngoại quan, hải quan xác nhận thực xuất rồi thì được xác nhận là hàng hóa đã tiêu thụ, đã báo cáo doanh thu và làm thủ tục hoàn thuế tại Cục thuế Đồng Nai.
Tổng cục hải quan có văn bản về xác nhận thực xuất với hàng xuất khẩu gửi kho ngoại quan. Theo nội dung văn bản này thì hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu mới xác định là thực xuất, trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan mà gửi kho ngoại quan để chờ xuất thì chưa được coi là hàng thực xuất khẩu. Vậy thì theo quy định của hải quan thì thời hạn xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan là 18 tháng tính từ ngày mở tờ khai, có nghĩa là khách hàng có thể để hàng trong kho ngoại quan 18 tháng sau, đồng nghĩa với việc đơn vị xuất khẩu 18 tháng sau chưa xác định được kết quả. Như vậy, hoạt động kinh doanh xuất hàng thực tế của doanh nghiệp không lên doanh thu, không hoàn thuế, không tính được lợi nhuận (trong khi phí liên quan đến hàng thì được đưa vào hạch toán) là hệ quả của việc không xác nhận thực xuất của hải quan trên ô số 27. Đề nghị đối với hàng trong kho ngoại quan thì nên xác nhận thực xuất, còn đối với hàng xuất FOB thì mới chờ B/L (vận đơn), khi xuất hàng đi thì mới có vận đơn nên phải đến 18 tháng sau doanh nghiệp mới được xác nhận thực xuất, rất ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Hàng xuất vào kho ngoại quan là hàng nông sản quản lý sao cho chặt chẽ, hàng nông sản thường có tỉ lệ hao hụt tự nhiên mà hải quan không xác nhận thực xuất, không thanh lý tờ khai do có chênh lệch vì hao hụt. Như vậy, hải quan phải quản lý cho chặt chẽ và nếu hàng hóa có bị hao hụt thì cũng phải chấp nhận, đề nghị có hướng dẫn cụ thể về việc này.
- Về tính thuế đối với hàng nhập khẩu: hàng nhập của nước ngoài với khối lượng nhất định chênh lệch +/- 10%, nhưng thực tế hàng vào thì khối lượng ít hơn thì thuế nhập khẩu phải đóng ít hơn. Có vấn đề là hai nơi tính thuế không thống nhất: nếu hàng nhập về cảng Tp. Hồ Chí Minh, thì hải quan tại Tp. Hồ Chí Minh tính theo số thực tế (nếu nhập ít hơn thì được giảm thuế), nhưng tại hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu (nhập hàng về cảng Phú Mỹ) thì tính thuế theo kê khai hải quan ban đầu mà không theo lượng hàng nhập thực tế, đề nghị có sự thống nhất của các cơ quan hải quan.
Ông Nguyễn Thanh Bình – Công ty CP Nam Việt
- Về hoàn thuế xuất nhập khẩu: dự thảo Thông tư quy định: hoàn thuế là 60 ngày từ lúc doanh nghiệp nộp hồ sơ chứng minh thực xuất; cơ quan hải quan sẽ chịu trách nhiệm trả lãi nếu hoàn thuế chậm cho các doanh nghiệp. Đối với các trường hợp doanh nghiệp trong tình huống này nhưng chưa đến thời điểm ngày 1/1/2006, cơ quan hải quan có áp dụng những quy định theo dự thảo Thông tư mới cho các trường hợp này hay không?
Ông Thái Ngọc Hiệp – Công ty Triump
- Về kho bảo thuế: Điều 24 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan nhưng chưa thấy có quy định cụ thể trong các dự thảo Thông tư hướng dẫn đến thủ tục hải quan tại kho bảo thuế.
- Về kiểm tra thực tế hàng: công ty có hai loại hình thức nhập hàng là nhập vào kho bảo thuế và nhập để kinh doanh hàng nội địa. Thường nhập hàng trong các container có nhiều tờ khai, trong đó đó có ít tờ khai hàng kinh doanh (không được miễn kiểm tra), các tờ khai còn lại thì được miễn kiểm tra tuy cùng đóng chung một container. Cơ quan hải quan ra quyết định kiểm tra xác xuất hay kiểm tra tỷ lệ cả container do lô hàng không được miễn kiểm tra thì được đóng ở trong và lô hàng được miễn kiểm thì đóng phía ngoài. Như vậy thì coi như phải kiểm tra cả container trong khi hàng được miễn kiểm thì nhiều. Đó là điểm bất cập mà doanh nghiệp thường gặp.
Ông Trần Thiện Tài - Tập đoàn điện tử Philips tại Việt Nam
- Hiện tại chúng ta có biểu thuế xuất nhập khẩu có quy định rõ ràng từng chương, từng hạng mục. Nhưng so với thực tế thì biểu thuế này chưa cập nhật kịp thời so với nhu cầu thực tế đa dạng. Có những vật liệu, sản phẩm mà theo doanh nghiệp là áp theo mã HS này nhưng theo quan điểm của cơ quan hải quan thì áp theo mã HS khác. Như vậy, có sự tranh chấp giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan về vấn đề áp mã HS. Nên chăng có một cơ quan giám định để việc áp mã HS được khách quan, chính xác, công bằng để tránh trường hợp ở cơ quan hải quan này thì áp mã HS này nhưng tại cơ quan hải quan khác thì áp mã HS khác, rất ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp.
Ông Đinh Tiến Kiệt – Công ty chế biến thủy sản Cà Mau
- Cơ chế doanh nghiệp tự khai báo, tự tính thuế và tự chịu trách nhiệm về việc áp mã tính thuế, nhưng tại cơ quan hải quan thì áp mã tính thuế khác, mặc dù doanh nghiệp không cố ý nhưng giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp đã xảy ra tranh chấp.
- Hàng được miễn kiểm nhưng do quá trình khách quan như trong quá trình đóng hàng hay do bao bì bể, hay khách hàng lấy mẫu, hoặc đóng container không hết nên lượng hàng thực xuất ít hơn lượng hàng khai báo trong tờ khai ban đầu. Theo quy định thì doanh nghiệp sẽ làm công văn xin xuất thiếu và bắt buộc phải kiểm tra 100% mà cũng theo quy định thì mặt hàng thủy sản là được miễn kiểm tra.
Việc này dẫn đến tình trạng làm hư hỏng hàng do là hàng thủy sản, hoặc trễ nải tàu bè có thể gây không thanh toán được bộ chứng từ đó hoặc huỷ hợp đồng luôn. Đề nghị cơ quan hải quan chấp nhận công văn xin xuất thiếu và hải quan kiểm tra chấp nhận lượng hàng thực xuất để đảm bảo doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm theo tình hình thực tế, tránh đẩy doanh nghiệp vào tình trạng bắt buộc phải gian dối để hoàn thành lô hàng.
- Về việc không xác nhận thực xuất vào tờ khai hải quan mà căn cứ vào các chứng từ vận tải để thực hiện các khâu về thuế và hải quan: nhận thấy không khả thi do bộ chứng từ gồm có 3 B/L gốc phải trình Ngân hàng và giao cho khách hàng nước ngoài, doanh nghiệp chỉ còn bản copy, liệu doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan hải quan và cơ quan thuế để làm thủ tục hoàn thuế thì có được chấp nhận không. Trong khi đó, nếu yêu cầu hãng tàu phát hành 4 B/L gốc thì không phù hợp với thông lệ ngoại thương quốc tế.
Bà Lê Thị Kim Chi – Công ty CP Giấy Vĩnh Huê
- Phân loại các doanh nghiệp theo tiêu chí doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách pháp luật hải quan và doanh nghiệp chấp hành chưa tốt: danh sách các doanh nghiệp được phân loại này có được công bố công khai?
- Hàng hóa kiểm tra toàn bộ: kiểm tra 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm sẽ kết thúc, nếu phát hiện có vi phạm thì sẽ tiếp tục kiểm tra để phát hiện mức độ vi phạm. Đề nghị quy định rõ kiểm tra 10% lô hàng là thế nào? vì nếu kiểm tra 10% lô hàng mà ở cuối container thì cũng coi như là kiểm tra 100% lô hàng.
- Về việc chậm nộp thuế: đề nghị nêu rõ việc thông báo nộp thuế lần 1 hay lần 2 mới cưỡng chế thuế.
Ông Phạm Văn Hiệp – Công ty Fashion Garments (Đồng Nai)
- Hàng sản xuất xuất khẩu: ân hạn thuế là 275 ngày nhưng đối với tờ khai xuất khẩu thì trong vòng 60 ngày phải nộp hồ sơ xin không thu. Trường hợp doanh nghiệp vừa nhập hàng 2-3 tháng mà xuất hàng luôn thì phải làm thủ tục khai tờ khai xuất trong vòng 60 ngày. Trong tờ khai xuất khẩu phải có chứng từ thanh toán mà doanh nghiệp xuất hàng vào kho thì một tháng sau mới thực xuất ra khỏi Việt Nam, một tháng sau nữa thì mới có chứng từ thanh toán, như vậy làm thủ tục khai tờ khai xuất trong vòng 60 ngày là không thể kịp được. Việc thanh toán qua Ngân hàng thì Ngân hàng chỉ thông báo cho doanh nghiệp là thông báo có hay thông báo nợ, không có chữ ký xác nhận của Ngân hàng trong khi quy định mới là phải có chữ ký xác nhận của Ngân hàng là điều rất khó cho doanh nghiệp làm thủ tục hoàn thuế.
- Việc kiểm tra hàng hóa: doanh nghiệp không thể biết được cơ quan hải quan sẽ kiểm tra hàng từ kiện nào đến kiện nào và cũng không thể chờ đợi cơ quan hải quan phân kiểm hóa xong thì mới chất hàng, vì việc chất hàng của doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian. Việc chỉ định từ kiện nào đến kiện nào thì phải có pack in list nhưng quy định đối với hàng đồng nhất thì không cần pack in list. Những bất cập này rất khó cho doanh nghiệp làm thủ tục thông quan.
Bà Phạm Kiều Oanh – Công ty may Nhà Bè
- Xác định mã số hàng hóa: là để xác định giá tính thuế mà các doanh nghiệp ngành may thì làm hàng sản xuất xuất khẩu hoặc hàng gia công là sản phẩm không tính thuế. Như vậy đối với các mặt hàng này thì có cần phải chính xác hay không vì thực chất mặt hàng này đã được ưu đãi về thuế, trong khi áp mã hàng hóa cho từng loại vải là rất chi tiết và đa dạng, nếu doanh nghiệp chẳng may áp sai thì bị lập biên bản vì áp sai mã hàng hóa. Đề nghị không đặt nặng vấn đề áp mã hàng hóa đối với hàng may mặc sản xuất xuất khẩu hay gia công vì rõ ràng có chính sách ưu đãi về thuế đối với các mặt hàng này.
- Xác nhận thực xuất: hàng miễn kiểm mà xuất thiếu mà là hàng dệt may thì việc xuất thiếu phát sinh vào ban đêm hay ngày nghỉ thì doanh nghiệp không biết liên hệ với cơ quan hải quan như thế nào để xin được kiểm, được xuất thiếu. Phát sinh tình trạng doanh nghiệp phải kê khai xuất đủ, gian dối để hoàn tất thủ tục, đến khi xin chứng từ thì phải xin đúng hàng xuất, việc chênh lệch số liệu như vậy phát sinh rất nhiều vấn đề khi hoàn thuế. Đề nghị làm rõ quy định hải quan không xác nhận thực xuất vào tờ khai hải quan đối với kể cả hàng miễn kiểm và hàng có kiểm tra trong dự thảo Thông tư lần này.
Ông Cao Vĩnh Phúc – Công ty Scancom
- Về việc hải quan không xác nhận thực xuất: nếu hải quan căn cứ trên số B/L thì có thể trên cùng một B/L có thể có 2-3 tờ khai, trên B/L đôi khi không thể hiện số lượng chi tiết, chỉ thể hiện số lượng carton, số kiện nên căn cứ trên B/L đôi khi không có số lượng thực xuất.
- Thời hạn nộp hồ sơ là 60 ngày: doanh nghiệp nhập hàng nhiều và xuất hàng cũng nhiều mà thời hạn nộp hồ sơ để thanh lý tờ khai là 60 ngày thì doanh nghiệp làm việc rất manh mún, một tờ khai nhập đôi khi phải thanh lý rất nhiều lần trong khi đã có quy định ân hạn là 275 ngày, nên chăng chỉnh sửa thời gian nộp hồ sơ 60 ngày thành 275 ngày cho phù hợp.
- Về định mức tiêu hao nguyên vật liệu nhập khẩu: doanh nghiệp phải tự kê khai, đăng ký định mức tiêu hao nguyên vật liệu nhập khẩu với cơ quan hải quan nơi nhập khẩu trước khi xuất khẩu sản phẩm. Như vậy, khi nhập khẩu hàng vào thì có phải đăng ký định mức ngay hay không? trường hợp có thay đổi mẫu mã thì phải đăng ký với cơ quan hải quan. Như vậy việc đăng ký này dựa trên cơ sở nào? lúc đã xuất hàng chưa? hay cứ có thay đổi mẫu mã là đăng ký lại?
- Doanh nghiệp có nhập máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp (100% vốn đầu tư nước ngoài), trên dây chuyền máy móc đó có các thùng để sản phẩm mà hải quan xác định phải đóng thuế. Thiết bị, máy móc có giá trị bao nhiêu thì được coi là tài sản cố định? Có quy định rằng dây chuyền đồng bộ thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, vậy phải xin phép của cơ quan có thẩm quyền (rất phức tạp) hoặc phải xác định là máy lẻ thì phải đóng thuế trong khi để nhập máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định thì thuế nhập khẩu là 0%.
Ông Tạo – Công ty Mabuchi
- Về hàng xuất khẩu: Công ty là doanh nghiệp chế xuất. Thông thường, hàng được miễn kiểm nhưng đối với hàng xuất khẩu lẻ thì cơ quan hải quan vẫn kiểm tra. Như vậy, hàng xuất của công ty là hàng miễn kiểm nhưng hàng xuất đủ container và hàng xuất lẻ lại khác nhau thì đó có là quy định hay phải điều chỉnh cho phù hợp?
- Khi công ty mua hàng của một số nhà sản xuất nội địa thì có khai báo với hải quan và cơ quan hải quan xác nhận là miễn kiểm nhưng vẫn cho chờ xem xe có tới hay không trong khi xe thì đợi tại công ty, đó cũng là điểm bất cập gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Ông Nguyễn Hùng Trường – Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Trường Thành
- Về thanh khoản: Sau khi hết thời hạn 275 ngày thì trong thời hạn 60 ngày, doanh nghiệp phải hoàn thành hồ sơ thanh khoản nguyên liệu, nhưng trong thực tế, có các lô hàng nhập khẩu tiếp theo thì doanh nghiệp bị cưỡng chế ngay trong thời hạn 60 ngày đó, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
- Lô hàng bị cưỡng chế đôi khi làm ảnh hưởng đến các lô hàng tiếp theo, các lô hàng nhập tiếp theo không được nhập vào, thời gian ân hạn chỉ cho phép trong vòng 30 ngày là thời gian quá ít cho các lô hàng xuất sản xuất. Đề nghị trong dự thảo Thông tư lần này có quy định giải quyết dứt điểm các lô hàng bị cưỡng chế này, không để ảnh hưởng cho các lô hàng tiếp theo.