Ý kiến của Bà Vũ Minh Hồng

Thứ Năm 07:26 29-06-2006


Thứ nhất tôi đề nghị xem lại điều nói về định nghĩa, điều 3. Về bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm tôi nghĩ phải thiết kế lại một nội dung khác. Bên bảo đảm là bên đưa ra 1 biện pháp, 1 khả năng mà ở đây có liệt kê, nhưng về bản chất tôi đề nghị nói rõ đó là bên có trách nhiệm thanh toán 1 khoản nợ hay nghĩa vụ bằng cách lựa chọn 1 trong các biện pháp như cầm cố, thế chấp… Thứ 2 đề nghị sửa phần định nghĩa của bên nhận bảo đảm, tôi đề nghị tham khảo quy định của các nước khác, ở đấy họ quy định rất rõ ràng, bên bảo đảm là bên có được lợi ích từ tài sản đã bảo đảm, khái niệm như ở dự thảo rất rối và làm người ta khó hiểu.
Vấn đề thứ 2, tôi rất quan tâm đến các vị ngồi đây cho nên tôi xin được đối thoại một chút như ý kiến của chị luật sư lúc nãy phát biểu làm tôi giật mình, nhưng tôi cũng hiểu đó là do lỗi của BLDS, vd như chị nhắc lại 1 quan điểm đã hết sức lỗi thời đó là quyền của chủ sở hữu luôn luôn là tuyệt đối và có thể là đối kháng và không có một bên nào có thể thắng. Như thế thì nó sẽ làm thất bại hoàn toàn GDBĐ vì GDBĐ về bản chất là tăng cường thiết chế bảo vệ bên nhận bảo đảm. Bên nhận bảo đảm về bản chất của thiết chế dân sự đấy chính là chiếm hữu, tôi rất tiếc là trong BLDS đã không đưa ra được một chế định mới là chế định chiếm hữu, sau khi nói về chế định quyền sở hữu thì phải nói đến chế định chiếm hữu, chiếm hữu rất quan trọng, đó là những người có quyền tài sản mà tài sản đấy được giao dịch trong đời sống dân sự và nó làm tăng lưu lượng hàng hóa cũng như tăng vốn, tài sản cho 1 quốc gia, cho mỗi 1 thể nhân và pháp nhân kinh doanh. Tôi rất tiếc vì hiện nay bên nhận bảo đảm là bên đang thủ đắc, tôi đề nghị phải xem lại định nghĩa về bên nhận bảo đảm, thủ đắc đó là chiếm hữu chứ không phải chỉ là người giữ tài sản. Tôi rất lo ngại nếu nói rằng nghị định này hoặc sau này làm 1 luật về thực hiện nghĩa vụ dân sự thì nguy hiểm quá, tôi sợ tư duy bị lệch ở đây tôi ko biết có vị nào chia sẻ ý kiến này với tôi như thế nào? Chúng ta biết rằng để thực hiện nghĩa vụ thì thông qua các quan hệ hợp đồng và trong quan hệ hợp đồng thì khi cần thiết người ta sẽ dùng cơ chế về bồi thường thiệt hại và cơ chế phạt và một hai cơ chế nữa để người ta bảo đảm nghĩa vụ đó, ngoài ra cũng rất tiếc ở trong BLDS tại phần trái vụ mà ta dịch là nghĩa vụ cũng có 1 vấn đề rất quan trọng đấy là quyền yêu cầu, cái quyền yêu cầu cũng không đưa vào BLDS và đấy chính là 1 cơ chế để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, những bảo đảm đấy ta không đặt ở đây, ở nghị định này không nói (ở BLDS nói rồi) mà nghị định này chỉ nói về những bảo đảm tức là những nghĩa vụ nhưng được thực hiện bằng cơ chế bảo đảm. Tôi đề nghị anh Huỳnh và chị Hiền làm sao đó để mọi người hiểu rõ hơn nữa về các thiết chế dân sự.

Các văn bản liên quan