Luật sư Trần Vũ Hải

Thứ Năm 07:25 29-06-2006

Tôi chỉ xin nói vài ý. Thứ nhất, nghị định này không nên làm thay cái mà luật phải làm, nghị định này đã quy định cho UBND một số quyền mặc dù chung chung thôi nhưng tôi lo ngại rằng nó quá thẩm quyền tức là liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm nói là UBND có quyền về thuyết phục sau đó là phối hợp thu hồi… tôi nghĩ đây là quyền của Tòa án. Trong trường hợp này ta phải nói rõ UB chỉ có quyền xử lý một số vấn đề vd quyền liên quan đến quyền sử dụng đất… tức là đăng ký của nhà nước hoặc nhà nước cấp, các trường hợp khác tôi e rằng vì hiện nay các UB có quá nhiều việc mà dân suốt ngày kiện mà không giải quyết được bây giờ lại thêm việc này tôi em rằng hơi khó. Trên thực tế chỉ có việc nào có tiền thì anh ta mới làm, còn những việc không có tiền chắc sẽ không làm. Tôi nghĩ quy định này rất thất trọng và việc này đáng nhẽ phải đưa vào Bộ luật tố tụng dân sự nghĩa là nói đến biện pháp khẩn cấp mà Tòa án quyết định.
Vấn đề thứ 2, trọng nghị định có nói về vấn đề tài sản bảo đảm hình thành do người đầu tư thứ 3 đầu tư vào tài sản thế chấp thì phần đấy cũng có thể được coi là phần thế chấp. Tôi nghĩ điều này nguy hiểm lắm, trừ khi có thỏa thuận khác, vd 1 tòa nhà, tôi đầu tư thang máy hay bàn ghế… cũng là đầu tư vào tài sản, trường hợp này tôi tự nhiên bị dính vào mà đáng nhẽ phải nói rõ là chỉ khi nào người thứ 3 đồng ý thì mới được. Cái này là can thiệp vào công việc của các bên nên tôi đề nghị ngắn gọn thế này luật làm thế nào thì làm đừng làm thay luật, nghị định đừng làm, nếu thay luật tôi cho rằng là trái hiến pháp. Ở đây có một số điều khoản nói thực ra là trái hiến pháp mặc dù có thể thuận lợi hơn cho các ngân hàng nhưng sẽ vi phạm đến quyền của công dân, trong trường hợp này ví dụ như UB có quyền xử lý công dân mà không thông qua Tòa án và ngân hàng có quyền tước đoạt tài sản của người khác mà người ta không cam kết cho phép. Tôi xin hết.

Các văn bản liên quan