VCCI góp ý Nghị định thay thế Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định XPVPHC trong lĩnh vực hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật;quản lý phát triển nhà

Thứ Năm 14:50 07-01-2016

Kính
gửi: Thanh tra Bộ Xây dựng

Trả
lời Công văn số 2793/BXD – TTr của Bộ Xây dựng ngày 26/11/2015 về việc đề nghị
góp ý Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu
tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng,
sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật;
kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở (sau
đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở
góp ý của doanh nghiệp, hiệp hội, có một số ý kiến như sau:

1.
Một
số quy định tại Dự thảo chưa thống nhất với quy định tại các văn bản pháp luật
có liên quan

Về
nguyên tắc, quy định tại Nghị định này phải thống nhất với các văn bản pháp luật
có quy định liên quan đến các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 1 Điều
1 Dự thảo. Nhìn chung, phần lớn các quy định của Dự thảo là thống nhất với các
văn bản pháp luật có liên quan, tuy nhiên vẫn còn một số quy định chưa đảm bảo
được yêu cầu này, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét để hoàn thiện. Cụ thể
như sau:


Nguyên
tắc xử phạt vi phạm hành chính (Điều 3)

Khoản
2 Điều 3 Dự thảo quy định: “đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có nhiều
công trình, hạng mục công trình, tổ chức, cá nhân đã bị xử phạt hành chính và đã
chấp hành xong quyết định xử phạt nhưng lại lặp lại hành vi vi phạm hành chính
đó tại công trình, hạng mục công trình khác thuộc dự án thì bị coi là tái phạm”.

Quy
định về tái phạm tại Dự thảo dường
như chưa thống nhất với khoản 5 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012,
theo đó hành vi bị coi là tái phạm
khi hành vi này được lặp lại trong khoảng thời gian chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.

Để
đảm bảo thống nhất, đề nghị Ban soạn thảo xem xét điều chỉnh quy định tại
khoản 2 Điều 3 Dự thảo để phù hợp với khoản 5 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012.


Vi
phạm quy định về trật tự xây dựng (Điều 14)

Điểm
a khoản 7 Điều 14 Dự thảo quy định xử phạt đối với hành vi “xây dựng công trình
không đúng quy hoạch xây dựng được duyệt”. Quy định này dường như chưa bao quát
và phù hợp với Luật Xây dựng ở điểm:

Theo
quy định tại khoản 1 Điều 91 Luật Xây dựng thì “đối với khu vực, tuyến phố
trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù
hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành”. Như vậy, không phải trường hợp nào
cũng có quy hoạch và yêu cầu phải “phù hợp với quy hoạch” là chưa bao quát hết
các trường hợp quy định tại Luật Xây dựng 2014.

Do
đó, đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi quy định theo hướng, “xây dựng công
trình không đúng quy hoạch xây dựng được duyệt hoặc quy chế quản lý hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được
cơ quan có thẩm quyền ban hành
” để đảm bảo thống nhất với Luật Xây dựng
2014.


Vi
phạm quy định về điều kiện hoạt động xây dựng (Điều 22)

Điểm
d khoản 2 Điều 22 Dự thảo quy định xử phạt đối với hành vi “nội dung đăng ký cấp
chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không phù hợp với nội dung đăng ký kinh
doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền”.

Luật
Doanh nghiệp 2014 có sửa đổi quan trọng liên quan đến đăng ký kinh doanh đó là
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không còn ghi ngành, nghề đăng ký kinh
doanh nữa. Từ quy định này, hầu hết các văn bản có liên quan đều không xem xét,
xử lý đối với hành vi kinh doanh ngành nghề không phù hợp với đăng ký kinh
doanh. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét bỏ quy định này để
đảm bảo thống nhất với tinh thần của Luật Doanh nghiệp năm 2014.


Vi
phạm quy định liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường

Dự
thảo có một số quy định liên quan đến hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường như:

·
Các hành vi vi phạm về xả thải bùn thải
quy định tại khoản 2 Điều 49 trong nhóm hành vi vi phạm về thu gom, vận chuyển
và xử lý bùn thải hệ thống thoát nước tại đô thị, khu dân cư nông thôn tập
trung và khu công nghiệp (Điều 49);

·
Các hành vi vi phạm về xử lý chất thải rắn
quy định tại khoản 3 Điều 51 trong nhóm hành vi vi phạm về thu gom, vận chuyển,
đổ và xử lý chất thải rắn từ hoạt động xây dựng

Việc
xử phạt đối với các hành vi vi phạm trên có thể chồng lấn với phạm vi điều chỉnh
của Nghị định 179[1],
đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại các nhóm hành vi này để tránh hiện tượng
cùng hành vi vi phạm nhưng có nhiều hình thức xử lý ở các văn bản khác nhau
cùng quy định.

2.
Một
số quy định về hành vi vi phạm và mức xử phạt chưa hợp lý


Khung
xử phạt quá rộng

Một
số quy định về khung xử phạt trong Dự thảo có khoảng cách quá rộng, chẳng hạn
như:

·
Phạt cảnh
cáo
hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một số
hành vi vi phạm về khởi công xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều 13.
Từ cảnh cáo đến mức cao nhất 10.000.000 đồng là mức có độ chênh lệch quá lớn;

·
Phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng đối với nhóm hành vi chậm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công
trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt kể từ ngày công trình hoàn
thành, đưa vào khai thác, sử dụng đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án
nhóm A (điểm a khoản 4 Điều 16);

·
Phạt từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000
đồng đối với hành vi nghiệm thu khi chưa có khối lượng thi công (khoản 6 Điều
33);

·
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với một số hành vi vi phạm quy định về kinh doanh khoáng sản
làm vật liệu xây dựng, vật liệu xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 39;

·
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng đối với một số hành vi vi phạm của chủ đầu tư dự án kinh doanh
bất động sản vi phạm quy định về kinh doanh bất động sản quy định tại khoản 4
Điều 57

·

Khung
xử phạt quá rộng có thể gây ra hiện tượng thiếu công bằng cho các đối tượng bị
xử phạt khi có cùng hành vi vi phạm và trao quá nhiều quyền cho cán bộ thực
thi.


vậy, để hạn chế tình trạng này, đề nghị Ban soạn thảo rà soát toàn bộ Dự
thảo để thu hẹp khoảng cách về mức phạt trong khung.


Mức
phạt chưa tương ứng với mức độ của hành vi vi phạm

Về
nguyên tắc, mức phạt phải tương ứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
Phần lớn quy định tại Dự thảo đã đáp ứng được yêu cầu này, tuy nhiên vẫn còn một
số quy định chưa đảm bảo, đề nghị Ban soạn thảo xem xét, cân nhắc để điều
chỉnh phù hợp, ví dụ:

·
Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng
(Điều 25)

Dự thảo xếp hành vi vi phạm “phiếu kết quả thí nghiệm
không có chữ ký của trưởng phòng thí nghiệm và chữ ký của nhân viên thí nghiệm,
dấu pháp nhân của cơ sở quản lý phòng thí nghiệm theo quy định” (điểm c khoản
1) vào cùng chung với nhóm hành vi “không thực hiện các biện pháp bảo đảm an
toàn cho người, thiết bị công trình hạ tầng, kỹ thuật, công trình xây dựng, bảo
vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan khu vực khảo sát” (điểm b khoản 1) là chưa hợp
lý, bởi hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 có thể là lỗi về mặt kỹ thuật giấy tờ,
không có tính chất nguy hiểm như hành vi tại điểm b khoản 1 – có thể tác động đến
tính mạng, sức khỏe của con người.

Hơn nữa, với lỗi thuộc về kỹ thuật tài liệu này bị xử
phạt với mức từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng là quá nặng, nếu so với các
hành vi khác có cùng mức phạt trong Dự thảo.

Do đó, để đảm bảo tính hợp lý, đề nghị Ban soạn
thảo
chuyển hành vi vi phạm tại điểm b ra khỏi khung xử phạt này và hạ
khung xử phạt đối với hành vi tại điểm c khoản 1 Điều 25 xuống thấp hơn mức đề
xuất tại Dự thảo.


Cùng
tính chất nhưng ở các khung xử phạt khác nhau

Một
số hành vi vi phạm quy định tại Dự thảo có cùng tính chất vi phạm nhưng lại ở
các khung xử phạt khác nhau, điều này có thể gây ra khó khăn khi triển khai thực
hiện, ví dụ:

·
Vi phạm quy định về trật tự xây dựng (Điều
14):

Khoản 5 Điều 14 Dự thảo quy định xử phạt đối với
hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy
phép xây dựng mới với mức thấp nhất là cảnh cáo và cao nhất là 50.000.000 đồng.

Khoản 8 Điều 14 Dự thảo quy định xử phạt đối với một
số hành vi như “xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng” (điểm a); “Xây dựng
công trình sai cốt xây dựng” (điểm b) với khung xử phạt từ 50.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng.

Theo quy định tại Luật Xây dựng thì “chỉ giới xây dựng”,
“cốt xây dựng” là những nội dung trong Giấy phép xây dựng. Điều này đồng nghĩa
với việc, “xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng”; “Xây dựng công trình
sai cốt xây dựng” là thi công công trình sai
nội dung giấy phép xây dựng
, tức là các hành vi quy định tại điểm a, b khoản
8 đã nằm trong quy định tại khoản 5 Điều 14.

Do vậy, để đảm bảo thống nhất về mức xử phạt đối với
hành vi vi phạm cùng tính chất, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định tại điểm
a, b khoản 8 Điều 14 hoặc loại trừ các hành vi quy định tại điểm a, b khoản 8 đối
với hành vi vi phạm tại khoản 5 Điều 14.

·
Một số hành vi có sự trùng lặp và ở các
khung xử phạt khác nhau

Nhóm hành vi quy
định tại khoản 1 Điều 29 trùng với nhóm hành vi quy định tại khoản 1 Điều 14;

Nhóm hành vi quy
định tại khoản 3 Điều 29 trùng với nhóm hành vi quy định tại khoản 4 Điều 14;

Nhóm hành vi quy
định tại Điều 34 trùng với nhóm hành vi quy định tại Điều 17;

Nhóm hành vi quy
định tại khoản 2 Điều 35 trùng với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18;

Hành vi quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 36 trùng với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều
31

Đề
nghị Ban soạn thảo
rà soát toàn bộ Dự thảo và loại bỏ các
hành vi trùng lặp.

·
Vi phạm quy định về quản lý, lưu trữ hồ

Điều 19 và khoản 3 Điều 31 Dự thảo đều quy định về
hành vi vi phạm về lưu trữ quản lý hồ sơ tuy có khác nhau về loại hồ sơ phải
lưu trữ, nhưng tính chất của hai loại hồ sơ này (hồ sơ quản lý chất lượng các
công việc xây dựng và hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng) thật khó để xác định
cái nào quan trọng hơn, vì vậy với hai hành vi vi phạm này có khung xử phạt
khác nhau dường như là chưa hợp lý (khung từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
với khung từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng). Đề nghị Ban soạn thảo điều
chỉnh lại hai nhóm hành vi này về cùng một khung xử phạt.

3.
Quy
định có tính chất can thiệp hành chính vào quan hệ dân sự

Dự
thảo có một số quy định xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến hợp đồng như:


“Hợp đồng xây dựng không ký tên, đóng dấu
theo quy định” (điểm b khoản 1);


“Hợp đồng xây dựng không đầy đủ nội
dung, thông tin hoặc căn cứ ký kết hợp đồng theo quy định” (điểm b khoản 1 Điều
34);


“Hợp đồng kinh doanh bất động sản không
đầy đủ các nội dung chính, không được công chứng hoặc chứng thực theo quy định”
(điểm c khoản 1 Điều 57);


“Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản
không đầy đủ các nội dung chính theo quy định” (điểm b khoản 2 Điều 58)


“Thực hiện giao dịch về nhà ở mà không lập
hợp đồng bằng văn bản theo quy định; hoặc hợp đồng không đầy đủ nội dung theo
quy định; hoặc không công chứng, chứng thực hợp đồng nhà ở hoặc văn bản thừa kế
nhà ở theo quy định” (khoản 1 Điều 60)

Dự
thảo quy định xử phạt đối với các hành vi trên dường như là sự can thiệp hành
chính vào quan hệ dân sự và là không cần thiết, bởi vì:


Các hành vi vi phạm về hợp đồng trên đã
có quy định pháp luật khác điều chỉnh và các bên trong hợp đồng sẽ phải gánh chịu
những chế tài tương ứng đối với các hành vi vi phạm trên, chẳng hạn như: nếu hợp
đồng không có những nội dung chính, căn bản thì hợp đồng sẽ bị tuyên bố là vô
hiệu và sẽ không phát sinh nghĩa vụ pháp lý đối với các bên; đối với hợp đồng
mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc lập bằng văn bản mà các bên
không thực hiện thì sẽ không phát sinh hiệu lực hoặc sẽ bị tuyên bố vô hiệu với
một số điều kiện kèm theo …


Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa các
bên trong giao dịch tư và các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng sẽ ràng buộc
trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên. Việc thiếu vắng các nội dung của hợp đồng hoặc
vi phạm về mặt hình thức thì quyền lợi của các bên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp
và không ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa các chủ thể của hợp đồng này với Nhà nước.
Vì vậy, Nhà nước không cần thiết phải can thiệp vào mối quan hệ vốn dĩ chỉ ràng
buộc giữa các chủ thể tư và đã có pháp luật tư điều chỉnh.

Từ
những phân tích trên, đề nghị Ban soạn thảo xem xét bỏ quy định xử phạt
đối với các hành vi trên.

Trên đây là một số ý kiến ban đầu của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Nghị định quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh
doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở,
quản lý sử dụng nhà và công sở.
Rất mong cơ quan soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện.

Ngoài ra gửi kèm theo một số góp ý cụ thể về Dự thảo mà một
số doanh nghiệp gửi cho Phòng Thương mại và Công nghiệp để Quý Cơ quan tham khảo.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.

 


[1] Nghị định số
179/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường