VCCI góp ý Dự thảo Thông tư quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ xác nhận ưu đãi Dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển

Thứ Tư 13:16 13-01-2016

Số:   0083    /PTM-PC

Vv: Góp ý DTTT  trình tự, thủ
tục, hồ sơ xác nhận ưu đãi Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2016

Kính gửi: Vụ Công nghiệp nặng – Bộ
Công thương

Trả lời Công văn số
125376/BCT-CNNg ngày 08/12/2015 của Bộ Công thương về việc góp ý Dự thảo
Thông tư thông tư quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ xác nhận ưu đãi Dự án sản
xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu
tiên phát triển
(sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI), sau khi tham vấn ý kiến của một số chuyên gia và doanh
nghiệp, có một số ý kiến như sau:

1.
Quan
điểm tiếp cận

Thông
tư này được xây dựng để cụ thể hóa Điều 11.5 của Nghị định 111/2015/NĐ-CP về mặt
hồ sơ ưu đãi và thủ tục hậu kiểm ưu đãi. Các nội dung này được thực hiện nhằm mục
đích bảo đảm các biện pháp ưu đãi của nhà nước đúng đối tượng thỏa mãn các điều
kiện đã quy định tại Nghị định 111.

Đối
với nhiều chính sách ưu đãi khác, doanh nghiệp có thể được hưởng trực tiếp mà
không cần phải thông qua một thủ tục xác nhận của cơ quan nhà nước. Ví dụ,
doanh nghiệp chỉ cần nộp đề nghị ưu đãi kèm với các báo cáo thuế (có thể thêm
tài liệu chứng minh), cán bộ thuế sẽ đối chiếu quy định và áp dụng biện pháp miễn
giảm thuế. Tuy nhiên, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ mang nặng tính kỹ thuật nên
Chính phủ đã giao việc xác nhận điều kiện cho các cơ quan Công Thương ở cấp
trung ương và địa phương chứ không phải là các cán bộ thực thi trong lĩnh vực
thuế, tín dụng… Do đó, các quy định cụ thể của Thông tư này cần bám sát nhu
cầu quản lý của nhà nước
, tránh phát sinh các nội dung không cần thiết,
giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

2.
Về
phạm vi điều chỉnh của Thông tư

Điều
11.5 của Nghị định 111 giao “Bộ Công
Thương quy định cụ thể hồ sơ ưu đãithủ tục hậu kiểm ưu đãi
”.

Trong
khi đó, Điều 1 của Dự thảo về phạm vi điều chỉnh lại quy định “Thông tư này quy định trình tự, thủ
tục
, hồ sơ xác nhận ưu đãi các Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ
trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành tại
Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển
công nghiệp hỗ trợ.
” Như vậy, phạm vi điều chỉnh của Thông tư không phù hợp
với các nội dung quy định tại Nghị định 111.

Do
đó, đề nghị cơ quan soạn thảo
điều chỉnh lại Điều 1 của  Dự thảo
để phù hợp với nội dung được giao quy định chi tiết.

3.
Về
thành phần hồ sơ

a.      Văn
bản đề nghị xác nhận ưu đãi

Điều
4.a (không có khoản) quy định Hồ sơ đề nghị xác nhận ưu đãi phải có văn bản đề
nghị xác nhận ưu đãi theo Biểu mẫu 01. Tuy nhiên, trong tài liệu gửi cùng Dự thảo
không có biểu mẫu này. Từ thực tiễn nhiều thủ tục hành chính về xin ưu đãi cho
thấy, các hồ sơ biểu mẫu là rất quan trọng. Nhiều trường hợp doanh nghiệp gặp
khó khăn khi xin ưu đãi chỉ vì có một nội dung trong biểu mẫu mà giữa doanh
nghiệp và cơ quan nhà nước có cách hiểu khác nhau dẫn đến bản khai của doanh
nghiệp không được chấp nhận.

Do
đó, đề nghị cơ quan soạn thảo
bổ sung Biểu mẫu này dưới dạng phụ lục của Thông tư, và thực hiện lại
việc lấy ý kiến
các bên liên quan.

b.      Thuyết
minh dự án trong thành phần hồ sơ

Điều
4.c của Dự thảo yêu cầu hồ sơ đề nghị xác nhận ưu đãi phải có thuyết minh dự
án. Nếu là dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ
có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới thì cần có báo cáo (dự án) đầu
tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng.

Tuy
nhiên, theo quy định của Luật Đầu tư 2014, không phải mọi dự án đầu tư đều cần
lập dự án. Các thủ tục về quyết định chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu
tư chỉ áp dụng cho một số đối tượng dự án nhất định như có thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, pháp luật về xây dựng
cũng chỉ cần yêu cầu thẩm định hồ sơ đầu tư khi dự án có hoạt động xây dựng.

Như
vậy, nếu một doanh nghiệp đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
không rơi vào các trường hợp trên thì sẽ không thể áp dụng pháp luật về đầu tư,
xây dựng để hoàn thành hồ sơ. Ví dụ, một doanh nghiệp thuê lại nhà xưởng của
người khác rồi đầu tư máy móc, công nghệ sản xuất một loại sản phẩm công nghiệp
hỗ trợ thì sẽ không phải làm thủ tục theo pháp luật về đầu tư và pháp luật về
xây dựng, nhưng vẫn thuộc trường hợp được ưu đãi theo Nghị định 111.

Do
đó, đề nghị cơ quan soạn thảo
nghiên cứu sửa đổi quy định về các tài liệu thuyết minh dự án để bao
quát tất cả các trường hợp.

c.      Báo
cáo kiểm toán độc lập hoặc báo cáo tài chính

HIện
nay, pháp luật chỉ quy định một số trường hợp doanh nghiệp phải có báo cáo tài
chính có kiểm toán. Do đó, việc yêu cầu doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính
có kiểm toán là chưa phù hợp. Hơn nữa, báo cáo tài chính không thể hiện việc
doanh nghiệp có thỏa mãn các điều kiện để được ưu đãi theo Nghị định 111.

Do
đó, đề nghị cơ quan soạn thảo
bỏ quy định doanh nghiệp phải nộp kèm hồ sơ Báo cáo tài chính.

d.      Quyết
định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận hoàn thành
công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Mục
tiêu của thủ tục hành chính này là nhằm xác nhận xem doanh nghiệp có đủ điều kiện
để được hưởng ưu đãi theo Nghị định 111. Các điều kiện để được hưởng ưu đãi
không bao gồm việc doanh nghiệp phải hoàn thành các nghĩa vụ về môi trường nên
quy định kiểm tra Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM hay xác nhận hoàn thành công
trình, biện pháp bảo vệ môi trường không đúng với mục đích của thủ tục hành
chính.

Do
đó, đề nghị cơ quan soạn thảo
bỏ nội dung này trong hồ sơ.

4.
Nội
dung thẩm định

Dự
thảo hiện đang quy định 5 nội dung thẩm định khi cơ quan nhà nước xem xét hồ sơ
xin ưu đãi của doanh nghiệp. Như đã đề cập tại phần 1 về quan điểm tiếp cận, thủ
tục hành chính này chỉ có ý nghĩa kiểm tra sự phù hợp của dự án sản xuất đối với
Nghị định 111, do đó, nội dung thẩm định cũng chỉ nên dừng lại ở vấn đề này. Tất
cả các nội dung khác về thủ tục pháp lý của dự án, tính khả thi, hợp lý của các
giải pháp kỹ thuật-công nghệ sản xuất, khả năng tài chính, hiệu quả đầu tư của
dự án hay khả năng đáp ứng các điều kiện về môi trường của dự án không phải là
mục tiêu của thủ tục này.

Hơn
nữa, nhiều nội dung thẩm định cũng chưa thực sự hợp lý. Nội dung về môi trường
sẽ do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chịu trách nhiệm kiểm tra,
xử lý nếu có vi phạm. Nội dung về tính khả thi, hợp lý của các giải pháp kỹ thuật
– công nghiệp sản xuất, khả năng tài chính và hiệu quả đầu tư của dự án đều là
những vấn đề mà doanh nghiệp tự quyết định, không cần có sự can thiệp của nhà
nước.

Do
đó, đề nghị cơ quan soạn thảo
bỏ các nội dụng thẩm định: (1) Thủ tục pháp lý của Dự án; (2) Tính khả thi, hợp
lý của các giải pháp kỹ thuật – công nghệ áp dụng trong sản xuất của Dự án; (3)
Khả năng tài chính, hiệu quả đầu tư của dự án; (4) Khả năng đáp ứng các điều kiện
về môi trường của dự án (gạch đầu dòng từ thứ 2 đến thứ 5 trong Điều 5.3 của Dự
thảo Thông tư).

5.
Hậu
kiểm và thu hồi Giấy xác nhận ưu đãi

Điều
7 của Dự thảo quy định về hậu kiểm và thu hồi Giấy xác nhận ưu đãi. Điều 11.5 của
Nghị định 111 chỉ giao Bộ Công Thương quy định chi tiết về “thủ tục kiểm hậu kiểm
ưu đãi”. Trong khi đó, tại Điều 7.2 của Thông tư lại quy định cả trường hợp thu
hồi văn bản xác nhận ưu đãi trong trường hợp không khởi công dự án trong thời
gian 12 tháng liên tục. Đây là một quy định về quyền và nghĩa vụ, không phải là
một quy định về thủ tục và như vậy đã vượt quá thẩm quyền được giao. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ Điều
7.2 của Dự thảo.

Mặc
dù dự thảo đã có quy định thêm, nhưng các nội dung cần thiết hướng dẫn về thủ
tục hậu kiểm ưu đãi vẫn chưa được làm rõ
, cụ thể:


Nhà nước sẽ tiến hành hậu kiểm như thế
nào? Dựa trên việc yêu cầu doanh nghiệp báo cáo, hay xem xét thêm các báo cáo
khác (thuế, hải quan…), hay việc phải thanh tra, kiểm tra thực tế?


Hậu kiểm định kỳ bao lâu một lần? Vào thời
điểm nào? Hậu kiểm đột xuất thì dựa trên tiêu chí gì? Một năm được hậu kiểm đột
xuất mấy lần?


Nếu một dự án sản xuất bắt đầu vào ngày
1/1/2016 đạt điều kiện được ưu đãi theo Nghị định 111. Đến ngày 1/7/2016, doanh
nghiệp thay đổi khách hàng, không còn đáp ứng điều kiện, đến ngày 1/8/2016, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện ra thì doanh nghiệp phải bồi thường cho
giai đoạn nào?


Liệu có thủ tục để doanh nghiệp tự khai
báo khi doanh nghiệp tự thấy mình không đáp ứng được điều kiện nữa hay không? Đối
với các loại ưu đãi hưởng 1 lần thì xử lý như thế nào?


Thủ tục thu hồi Giấy xác nhận ưu đãi như
thế nào? Cơ quan thu hồi có phải thông báo cho các cơ quan thuế, đơn vị cấp tín
dụng về vấn đề này?

Đây
đều là các nội dung cần hướng dẫn cụ thể để thuận tiện trong quá trình thực hiện
và cũng là nhiệm vụ mà Chính phủ giao trong Nghị định 111.

Do
đó, đề nghị cơ quan soạn thảo
nghiên cứu, bổ sung và làm rõ các vấn đề trên.

6.
Phụ
lục 1 về Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển

Việc
ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển tại Phụ lục 1
Dự thảo là không cần thiết bởi Danh mục này đã được ban hành trong Nghị định
111. Việc quy định lại như vậy là không phù hợp với yêu cầu của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật về văn bản quy định chi tiết không được quy định
lại các vấn đề đã quy định tại văn bản cấp trên
.

            Ngoài ra, việc bổ sung  nhóm “Các
vật liệu để chế tạo các ản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
” và “Các vật liệu để chế tạo các sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ cao
” là đã mở rộng danh mục đối tượng được hưởng ưu đãi, điều
này cũng trái với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều
14.1.c Nghị định 111 cũng quy định về Trách nhiệm của Bộ Công Thương cụ thể: “Rà soát, cập nhật Danh mục sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển phù hợp với điều kiện thực tế từng thời kỳ,
trình Chính phủ phê duyệt
”. Như vậy nếu muốn cập nhật danh sách này, Bộ
Công Thương nên đề xuất sửa đổi Phụ lục Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu
tiên phát triển của Nghị định 111.


vậy, đề nghị ban soạn thảo bỏ
Phụ lục 1 của Dự thảo.

Trên đây là một số ý kiến ban đầu của Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam về Dự thảo Thông tư quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ
xác nhận ưu đãi Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển. Rất mong Quý cơ quan soạn thảo cân
nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan./.