VCCI góp ý Dự thảo Thông tư quy định chi tiết về hoạt động cung cấp thông tin công cộng qua biên giới
VCCI góp ý Dự thảo Thông tư quy định về quản lý hóa chất gia dụng; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
VCCI góp ý Dự thảo Thông tư quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng
Kính gửi: Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công
nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ
Trả
lời Công văn số 3167/BKHCN-ĐTG của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc đề nghị góp
ý Dự thảo Thông tư quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công
nghệ đã qua sử dụng (sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI), trên cơ sở góp ý của doanh nghiệp, hiệp hội, có một số ý kiến
như sau:
Dự
thảo 9 (ngày 18/8/2015) so với các Dự thảo trước đó đã có nhiều quy định sửa đổi,
bổ sung theo các đề xuất của doanh nghiệp, hiệp hội, điều này thể hiện tinh thần
nghiêm túc và cầu thị rất đáng hoan nghênh của Ban soạn thảo trong quá trình soạn
thảo Thông tư.
Các
quy định tại Dự thảo 9 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung có tính căn bản. Tuy nhiên,
những sửa đổi trong Dự thảo lần này dường như vẫn chưa giải quyết một cách thỏa
đáng, triệt để những vướng mắc cốt lỗi của vấn đề quản lý máy móc, thiết bị,
dây chuyền đã qua sử dụng, thậm chí lại làm phát sinh ra những vấn đề bất cập mới.
Để
Thông tư khi ban hành vừa đảm bảo được mục tiêu quản lý Nhà nước (tránh biến Việt
Nam trở thành “bãi rác công nghệ” của thế giới vừa không cản trở một cách bất hợp
lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sự cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng, của
cả nền kinh tế nói chung, đề nghị Ban soạn thảo xem xét, cân nhắc một số điểm
sau để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo:
1.
Phạm
vi điều chỉnh (Điều 1)
Theo
quy định tại Dự thảo thì các điều kiện nhập khẩu sẽ không áp dụng đối với các
máy móc, thiết bị, dây chuyền đã qua sử dụng trong các trường hợp sau:
–
Máy móc, thiết bị thuộc ngành in, mã số
HS 84.40 đến 84.43
–
Các trường hợp khác được Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu
Quy
định trên là chưa rõ ở các điểm:
–
Việc loại thiết bị ngành in ra khỏi phạm
vi áp dụng tại Thông tư này với lý do nêu trong Tờ trình rằng hiện tại máy móc,
thiết bị ngành in đã được quản lý theo Nghị định 60 và Thông tư 16 là không cần
thiết, thậm chí có thể gây hiểu nhầm rằng ngoài các trường hợp chung nêu trong
Điều 1.2 thì liên quan tới máy móc thiết bị chuyên ngành sẽ chỉ có nhóm máy móc
thiết bị ngành in mới được loại khỏi phạm vi áp dụng của Thông tư này.
Bởi vì, khoản 2 Điều 4 Dự thảo đã đưa ra nguyên tắc
áp dụng “Đối với các thiết bị đã qua sử dụng
nhập khẩu đã được quản lý trong các văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ thì áp
dụng theo quy định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; các trường hợp còn lại thực hiện
theo quy định tại Thông tư này”, đồng nghĩa với việc, nếu có văn bản khác
quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng thì sẽ áp dụng văn
bản đó thay vì Thông tư này (dù là máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành nào chứ
không chỉ chuyên ngành in). Như vậy, quy định tại khoản 2 Điều 4 Dự thảo đã bao
quát cả trường hợp máy móc, thiết bị thuộc ngành in. Hơn nữa, việc chỉ rõ ra
máy móc, thiết bị ngành in không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư vì đã có
văn bản khác điều chỉnh sẽ khiến cho quy định tại Dự thảo lại thiếu toàn diện,
bởi sẽ có nhiều văn bản khác nữa quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị
đã qua sử dụng, tương tự như trường hợp của máy móc, thiết bị ngành in, tại sao
lại không được liệt kê vào Thông tư này.
–
Dự thảo cũng cho phép một trường hợp ngoại
lệ được phép nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ không
phải đáp ứng các điều kiện của Thông tư nếu được “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
cho phép” mà không dự liệu về phạm vi (loại) các loại máy móc, thiết bị, dây
chuyền công nghệ đã qua sử dụng được phép nhập khẩu theo diện này cũng như
không có tiêu chí để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu. Sự thiếu
vắng quy định giới hạn về ngoại lệ này có thể dẫn đến nguy cơ cơ chế kiểm soát
việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong
Thông tư bị “gặm nhấm” và tạo ra dư địa cho sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể
kinh doanh có nhu cầu nhập khẩu loại hàng hóa này.
Do
đó, để đảm bảo các chính sách rõ ràng và tạo ra sự công bằng giữa các chủ thể
kinh doanh, đề nghị Ban soạn thảo:
–
Bỏ quy định “máy móc, thiết bị thuộc
ngành in, mã số HS 84.40 đến 84.43” không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông
tư, tức là bỏ điểm g khoản 1 Điều 1;
–
Quy định rõ phạm vi, điều kiện và tiêu
chí cho các trường hợp ngoại lệ không phải đáp ứng điều kiện tại Thông tư theo
cho phép của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2.
Điều
kiện nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng (Chương II)
Theo
quy định tại Khoản 1 Điều 6 Dự thảo, điều kiện nhập khẩu đối với thiết bị đã
qua sử dụng là:
–
Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;
–
Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với
quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN)
hoặc Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi
trường
So
với các Thông tư 20 và các phiên bản trước, Dự thảo đã có sửa đổi đối với điều
kiện nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng đó là bỏ điều kiện về tỷ lệ chất lượng
còn lại và kéo dài thêm thời gian tuổi thiết bị, đồng thời bổ sung sự phù hợp với
tiêu chuẩn.
a. Điều
kiện về tuổi thiết bị
Đối
với điều kiện nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng, các văn bản góp ý trước đây,
VCCI đã nêu ý kiến như sau: điều kiện về tuổi
thiết bị áp dụng chung cho tất cả các loại máy móc, thiết bị trong tất cả các
lĩnh vực sản xuất chuyên ngành là khiên cưỡng, bất hợp lý đối với một số doanh
nghiệp; và điều kiện về chất lượng còn lại
sẽ phù hợp hơn, tuy nhiên cần đưa ra tỷ lệ % chất lượng còn lại của máy móc,
thiết bị thấp hơn so với đề xuất của Dự thảo.
Ý
kiến nói trên của VCCI chưa được tiếp thu trong Dự thảo này, thay vào đó Dự thảo
vẫn tiếp tục sử dụng tiêu chí tuổi thiết bị (áp dụng chung cho mọi trường hợp)
với giải trình của Ban soạn thảo rằng yêu cầu về điều kiện tỷ lệ % chất lượng
còn lại sẽ khó khả thi do:
–
Thiếu chuyên gia chuyên ngành về giám định
–
Thủ tục giám định sẽ gây ách tắc trong
thông quan, kéo dài thời gian làm thủ tục nhập khẩu, gây phiền hà cho doanh
nghiệp
Đối
với giải trình này của Ban soạn thảo, VCCI cho rằng có thể với hiện trạng và
năng lực hiện tại của các cơ quan có thẩm quyền, điều kiện về tỷ lệ % chất lượng
còn lại có thể chưa phù hợp và do đó việc chưa sử dụng loại điều kiện này có thể
chưa khả thi. Tuy nhiên, cần chú ý rằng về mặt lý thuyết thì điều kiện về tỷ lệ
% chất lượng còn lại của thiết bị mới là tiêu chí chuẩn xác nhất, do đó về lâu
dài, Nhà nước cần chuẩn bị các điều kiện pháp lý và cơ sở vật chất, để có thể
hình thành và phát triển thị trường
giám định hàng hóa để kiểm soát chất lượng của các máy móc, thiết bị nhập
khẩu đã qua sử dụng (ví dụ: thống nhất phương pháp giám định hàng hóa để xác định
chính xác chất lượng của hàng hóa chung hoặc cho từng lĩnh vực cụ thể, trên cơ
sở đó các đơn vị giám định được chỉ định hoặc các tổ chức giám định thương mại
có căn cứ/tiêu chí thực hiện việc giám định; thừa nhận/sử dụng kết quả giám định
của các tổ chức giám định thương mại…).
Tuy
nhiên, ngay cả khi vẫn duy trì điều kiện yêu cầu tuổi thiết bị, VCCI vẫn giữ
quan điểm là yêu cầu cứng một mức thời gian cho tất cả các thiết bị là thiên cưỡng
và chưa phù hợp. Nếu vẫn sử dụng căn cứ này làm điều kiện nhập khẩu, nhất thiết
phải xác định tuổi máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ theo ngành, lĩnh vực.
Về
nguyên tắc, Dự thảo đã đưa ra cơ chế áp dụng tiêu chuẩn nhập khẩu theo Bộ,
ngành nếu cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành có quy định riêng về việc nhập
khẩu hàng hóa đã qua sử dụng, như vậy Dự thảo này chỉ điều chỉnh những máy móc,
thiết bị, dây chuyền công nghệ chung, chưa có quy định chuyên ngành. Do đó, lo
ngại trên của VCCI về lý thuyết đã được giải quyết: nếu các Bộ, ngành đã ban
hành các quy định riêng về điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền
công nghệ đã qua sử dụng thuộc ngành mình quản lý, quy định về tuổi thiết bị tại
Dự thảo chỉ áp dụng cho những trường hợp chung (và vì vậy dùng chung một mức tuổi
thiết bị – 10 năm). Vấn đề là ở chỗ trên thực tế, rất ít các Bộ, ngành có quy định
về vấn đề này. Ban soạn thảo có loại máy móc thiết bị in ra khỏi phạm vi điều
chỉnh của Thông tư vì đã có Nghị định 60 và Thông tư 16, nhưng cả hai văn bản
này lại không đưa ra bất kì một tiêu chí nào về điều kiện nhập khẩu liên quan đến
chất lượng hay tiêu chí tương tự như điều kiện nhập khẩu quy định tại Thông tư,
thậm chí là không có điều kiện nào cả, mặc dù có quy định việc nhập khẩu máy
móc, thiết bị in phải có giấy phép nhập khẩu.
Như vậy, quy định này sẽ dẫn đến tình trạng hầu hết
các máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đều áp dụng điều kiện
của Thông tư này (vì ít có văn bản chuyên ngành quy định về điều kiện nhập khẩu
máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong ngành của mình).
Và từ đây, sẽ dẫn tới tình trạng bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhập khẩu
các loại máy móc thiết bị có nguy cơ gây hại cho môi trường ở mức độ khác nhau
(nguy cơ khác nhau nhưng điều kiện tuổi thiết bị thì bắt buộc giống nhau).
Vì
vậy, nếu vẫn giữa yêu cầu về tuổi thiết bị, đề nghị Ban soạn thảo phân
loại theo từng ngành và xác định độ tuổi máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ
tương ứng hoặc thống nhất về tiêu chí điều kiện và đề nghị các Bộ, quản lý chuyên
ngành khác phải xác định điều kiện này tương ứng.
b. Điều
kiện máy móc thiết bị được sản xuất phải phù hợp với tiêu chuẩn QCVN, TCVN hoặc
tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường
Quy
định về điều kiện này là chưa rõ ở điểm:
–
Thứ nhất, đối với máy móc thiết bị đã
qua sử dụng thì vấn đề cần quan tâm là chất lượng của chúng tại thời điểm nhập khẩu có đáp ứng tiêu
chuẩn yêu cầu quy định hay không (chứ không phải chất lượng tại thời điểm sản xuất). Nói cách khác,
máy móc thiết bị sản xuất có thể đáp ứng điều kiện chất lượng nhưng vào thời điểm
nhập khẩu chúng không còn đáp ứng điều kiện đó thì cũng không thể được chấp nhận.
–
Thứ hai, máy móc, thiết bị, dây chuyền
công nghệ dù là mới hay đã qua sử dụng nếu được
sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam đương nhiên phải đáp ứng các QCVN, TCVN
theo quy định của Luật Quy chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, yêu cầu này trong Dự thảo là
thừa, không cần thiết.
Từ
các phân tích trên, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định tại điểm b khoản 1
Điều 6 Dự thảo.
c. Yêu
cầu điều kiện đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc dự án đầu tư nước ngoài FDI
Khoản
2 Điều 6 Dự thảo quy định, đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu
tư; dự án thuộc diện phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư “nếu có danh mục thiết bị đã
qua sử dụng được ghi trong hồ sơ dự án đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt hoặc chấp thuận đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư thì không phải
áp dụng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này”.
Theo
quy định tại Luật Đầu tư năm 2014 thì trong Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu
tư[1],
đăng ký đầu tư[2]
thì không có tài liệu nào có nội dung về
máy móc, thiết bị sử dụng trong dự án đầu tư (chỉ có nội dung liên quan đến
giải trình công nghệ đối với trường hợp dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục
công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công
nghệ) và nội dung của Quyết định chủ trương đầu tư[3]
cũng như Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư[4]
cũng không có nội dung về máy móc, thiết
bị, dây chuyền công nghệ được sử dụng trong dự án đầu tư.
Như
vậy, có thể hiểu, trong quá trình phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc xem xét cấp
giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các cơ quan quản lý đầu tư không xem xét về việc
nhà đầu tư sử dụng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ nào. Do đó, sẽ không
có loại giấy tờ nào chứng minh là máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã
qua sử dụng được sử dụng trong dự án đầu tư đã được xem xét. Ngay cả khi, doanh
nghiệp có danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong hồ sơ thực hiện
các thủ tục về đầu tư, thì các cơ quan quản lý đầu tư cũng không xét duyệt các
loại máy móc này hoặc việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Quyết định chủ
trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không đồng nghĩa với việc các cơ quan này đã xem xét và chấp thuận
các máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng với các tiêu chí là
xem xét để đảm bảo tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
Mặt
khác, tại sao lại chỉ có dự án đầu tư nước ngoài (lưu ý là: thuật ngữ “dự án đầu
tư nước ngoài” là chưa tương thích với Luật Đầu tư mà phải là “Dự án đầu tư của
nhà đầu tư nước ngoài”) mới được áp dụng cơ chế này trong khi dự án của nhà đầu
tư trong nước lại không (một số dự án của nhà đầu tư trong nước cũng phải thực
hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và cũng phải thực hiện thủ tục xét
duyệt tương tự như dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài)?
Nếu
áp dụng cơ chế riêng đối với các dự án đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản
2 Điều 6 Dự thảo có thể tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư (giữa
nhà đầu tư trong nước – nhà đầu tư nước ngoài) dưới góc độ là áp dụng khác nhau
về điều kiện kiểm soát hàng hóa nhập khẩu trong cùng ngành, lĩnh vực.
Hơn
nữa, các cơ quan quản lý đầu tư cũng không đánh giá, hay xem xét máy móc, thiết
bị đã qua sử dụng, vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng cơ chế này sẽ
tạo ra sự phân biệt đối xử với nhà nhập khẩu máy móc thiết bị khác.
Từ
các phân tích trên, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định tại khoản 2 Điều 6
Dự thảo và áp dụng chung về điều kiện nhập khẩu quy định tại Thông tư đối với tất
cả các doanh nghiệp, nếu có lý do hợp lý để giữ quy định này, thì đề nghị Ban
soạn thảo xem xét:
–
Áp dụng chung quy chế này đối với dự án
đầu tư của tất cả các nhà đầu tư thuộc trường hợp dự án thuộc diện quyết định chủ
trương đầu tư, có nghĩa là cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đều
được áp dụng quy định này;
–
Quy định về thủ tục đầu tư cần phải được
sửa đổi đồng thời với Dự thảo này, theo hướng để trong quá trình xem xét phê
duyệt chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có xem xét đến
máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong dự án đầu tư với
các mục tiêu quản lý về loại hàng hóa này tương tự như quy định tại Thông tư
này.
3.
Hồ
sơ nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng (Điều 7)
–
Đối
với hồ sơ nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng thuộc dự án đầu tư nước ngoài:
Khoản
1 Điều 7 Dự thảo quy định hồ sơ nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng thuộc dự án đầu
tư nước ngoài thì phải có “Văn bản phê duyệt hồ sơ dự án đầu tư của cấp có thẩm
quyền theo quy định của Luật Đầu tư, trong đó ghi rõ danh mục thiết bị đã qua sử
dụng dự kiến nhập khẩu”. Theo quy định tại Luật Đầu tư thì không có loại văn bản
này, hoặc trong Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
không có nội dung nào về danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu.
Việc
Dự thảo yêu cầu loại giấy tờ mà theo quy định của pháp luật không có, sẽ gây
khó khăn cho doanh nghiệp hoặc làm giảm ý nghĩa của quy định cho quy chế kiểm
soát riêng đối với trường hợp dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
Như
đã phân tích ở phần 2 trên, thì việc áp dụng riêng cho nhà đầu tư nước ngoài vừa
không có cơ sở để thực hiện vừa là sự phân biệt đối xử vừa đề nghị bỏ quy định
tại khoản 2 Điều 6, do đó, tương ứng với đề xuất trên thì đề nghị Ban soạn
thảo bỏ khoản 1 Điều 7 Dự thảo.
–
Đối
với hồ sơ của trường hợp nhập khẩu còn lại
Khoản
2 Điều 7 Dự thảo quy định, các tài liệu trong hồ sơ của các trường hợp nhập khẩu
thiết bị đã qua sử dụng khác là:
·
Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất
của thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu: bản hướng dẫn sử dụng (catalogue) hoặc
giấy xác nhận năm sản xuất do nhà sản xuất cung cấp. Trường hợp không có tài liệu
thể hiện rõ năm sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng, phải bổ sung chứng thư
giám định năm sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng.
·
Giấy xác nhận của nhà sản xuất về thiết
bị đã qua sử dụng được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định tại Thông
tư này. Trường hợp không có giấy xác nhận của nhà sản xuất, phải bổ sung chứng
thư giám định
Liên
quan đến giám định, theo nội dung của Tờ trình thì giám định là một trong vấn đề
khó khăn hiện tại ở Việt Nam khi thiếu các tổ chức giám định chất lượng cũng
như chưa thống nhất về phương pháp, cách thức giám định máy móc, thiết bị. Đối
với vấn đề về giám định tuổi thiết bị, liệu các tổ chức giám định ở nước ta có
thể xác định chính xác và đáp ứng được yêu cầu không? Ban soạn thảo cần phải xem xét đến yếu tố này để
đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện.
Dự
thảo yêu cầu nhà nhập khẩu phải có “Giấy xác nhận của nhà sản xuất về thiết bị đã qua sử dụng sản xuất theo tiêu chuẩn
phù hợp tại Thông tư này” là chưa hợp lý, bởi nhà sản xuất không phải khi nào
cũng là người bán máy móc, thiết bị (người bán chủ yếu là người sử dụng máy móc
thiết bị), và do đó người mua (doanh nghiệp Việt Nam) sẽ không có mối liên hệ
nào với nhà sản xuất để yêu cầu họ xác nhận, bản thân nhà sản xuất cũng không
có trách nhiệm, hay cơ chế nào để xác nhận việc này.
Do
đó, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định yêu cầu có giấy xác nhận này.
4.
Thủ
tục nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng (Điều 8)
Điểm
c khoản 2 Điều 8 Dự thảo quy định, các thiết bị đã qua sử dụng thuộc dự án đầu
tư nước ngoài chỉ được sử dụng cho chính dự án đã được phê duyệt hoặc đã được
đăng ký, không được chuyển nhượng cho dự án khác hoặc doanh nghiệp khác.
Quy
định này là trái với quy định tại Bộ luật dân sự, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu
tư, bởi vì, máy móc, thiết bị được sử dụng trong dự án thuộc sở hữu của nhà đầu
tư và nhà đầu tư được toàn quyền định đoạt đối với tài sản của mình và pháp luật
của Việt Nam bảo đảm cho nhà đầu tư được thực hiện quyền đó.
Đứng
dưới góc độ bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, khi nhà đầu tư được phép sử
dụng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, có nghĩa là Nhà nước
đã đánh giá được việc sử dụng các loại máy móc này không gây hại đến môi trường,
các mục tiêu lợi ích công cộng mà Nhà nước bảo vệ, vì vậy hàng hóa này không có
lý do gì để bị hạn chế trong lưu thông. Hơn nữa, việc hạn chế chuyển nhượng máy
móc thiết bị đã qua sử dụng không áp dụng đối với các chủ thể khác mà lại áp dụng
đối với các nhà đầu tư trong trường hợp này là sự đối xử bất công giữa các chủ
thể kinh doanh, tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh.
Vì
vậy, để đảm bảo tính thống nhất và hợp lý, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Dự thảo.
5.
Trường
hợp đặc biệt (Điều 13)
Điều
13 Dự thảo quy định “Các trường hợp thiết bị đã qua sử dụng đa ngành nghề, lĩnh
vực hoặc không thuộc lĩnh vực của Bộ đã được phân công quản lý, mà có tuổi thiết
bị vượt quá 10 năm nhưng vì lý do bất khả kháng, doanh nghiệp cần thiết phải nhập
khẩu để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, căn cứ hồ sơ và kiến
nghị của doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem
xét quyết định”.
Quy
định này là chưa rõ ở các điểm:
–
Thủ tục để doanh nghiệp đề nghị có trường
hợp ngoại lệ này như thế nào?
–
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa vào
tiêu chí nào để xem xét quyết định cho phép hay không?
–
Những trường hợp nào được cho là bất khả
kháng trong trường hợp này?
Đề
nghị Ban soạn thảo quy định rõ để đảm bảo thuận lợi khi thực
hiện.
Trên đây là một số ý kiến ban đầu của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Thông tư quy định quản lý
việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng (Dự thảo
9 ngày 18/8/2015). Rất mong cơ quan
soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện.
Ngoài ra gửi kèm theo một số góp ý cụ thể về Dự thảo mà một
số doanh nghiệp gửi cho Phòng Thương mại và Công nghiệp để Quý Cơ quan tham khảo.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.
[1] Điều
33, 34, 35 Luật Đầu tư năm 2014
[2] Điều
37 Luật Đầu tư năm 2014
[3]
Khoản 8 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2014
[4] Điều
39 Luật Đầu tư năm 2014