VCCI góp ý Dự thảo Thông tư quy định chi tiết về hoạt động cung cấp thông tin công cộng qua biên giới

Thứ Ba 15:36 01-09-2015

Kính gửi: Cục Phát thanh, truyền hình và
thông tin điện tử

        Bộ Thông tin và Truyền thông

Trả
lời Công văn số 2638/BTTTT-PTTH&TTĐT của Bộ Thông tin và Truyền hình về việc
đề nghị góp ý Dự thảo Thông tư quy định chi tiết về hoạt động cung cấp thông
tin công cộng qua biên giới (sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở góp ý của doanh nghiệp, có một số ý kiến như
sau:

Thông
tư được soạn thảo, ban hành nhằm quy định chi tiết về cung cấp thông tin công cộng
qua biên giới quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP. Để đảm bảo các quy định có
thể thực thi trên thực tế sau khi phát sinh hiệu lực, các quy định tại Dự thảo
cần đủ cụ thể, rõ ràng, tạo cách hiểu thống nhất giữa các đối tượng áp dụng, hạn
chế những quy định thiếu rõ ràng, trao nhiều quyền có tính chất suy đoán cho
cán bộ thực thi, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Một
số quy định tại Dự thảo dường như vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trên, đề nghị
Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét để hoàn thiện.

1.
Về
yêu cầu đại diện pháp lý của doanh nghiệp cung cấp thông tin công cộng

Theo
quy định tại Điều 3 Dự thảo thì, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung
cấp trang thông tin điện tử, công cụ tìm kiếm thông tin (searching) khi cung cấp
thông tin công cộng tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giải trí
có sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt hoặc có từ 01 triệu lượt truy cập từ Việt Nam trở
lên trong vòng 03 tháng  hoặc cung cấp dịch
vụ mạng xã hội có số lượng thành viên là người sử dụng tại Việt Nam từ 10.000
trở lên phải có “đại diện pháp lý tại Việt Nam”.

Quy
định này là chưa rõ ràng ở điểm: thế nào được cho là có “đại diện pháp lý tại
Việt Nam”: phải thành lập văn phòng đại diện? Ủy quyền cho cá nhân/tổ chức ở Việt
Nam? Cử người đại diện ở nước ngoài đến Việt Nam để làm đại diện? Việc thiếu rõ
ràng trong quy định có thể gây khó khăn cho các đối tượng áp dụng, vì vậy đề
nghị Ban soạn thảo
quy định rõ khái niệm này.

2.
Chế
tài

Khoản
3 Điều 2 Dự thảo quy định, “các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam có quyền thực thi các biện pháp kỹ
thuật cần thiết
để bảo đảm thực hiện chính sách quản lý thông tin trên mạng”
nếu các nhà cung cấp vi phạm quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Thông tư
này. “Các biện pháp kỹ thuật cần thiết” là khái niệm khá mơ hồ và rất chung
chung, đề nghị Ban soạn thảo quy định cụ thể về các biện pháp kỹ thuật sẽ
được áp dụng để giải quyết trong trường hợp nhà cung cấp vi phạm.

3.
Quy
trình phối hợp gỡ bỏ thông tin vi phạm trên mạng (Điều 5):

Điều
5 Dự thảo quy định về việc gỡ bỏ thông tin vi phạm trên mạng, theo đó:


(1) Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ
thực thi ngay lập tức các biện pháp kỹ
thuật cần thiết để ngăn chặn thông tin vi phạm không được cung cấp tới người sử
dụng tại Việt Nam nếu xác định các thông tin vi phạm nghiêm trọng Điều 5 Nghị định 72;


(2) Quy trình phối hợp giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài trong việc
gỡ bỏ thông tin: cơ quan nhà nước sẽ gửi yêu cầu phối hợp với doanh nghiệp nước
ngoài; doanh nghiệp nước ngoài sẽ có 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu để hoặc
là gỡ bỏ hoặc là phản hồi; cơ quan nhà nước Việt Nam sẽ có ý kiến đối với ý kiến
phản hồi của doanh nghiệp và gửi lại doanh nghiệp, chậm nhất là 24 giờ kể từ
khi nhận ý kiến của cơ quan nhà nước Việt Nam, doanh nghiệp phải có trách nhiệm
gỡ bỏ thông tin vi phạm

Quy
định trên là chưa rõ ràng và có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp ở các điểm:


Không rõ trường hợp (1) và (2) có mối
liên kết với nhau hay không: tức là sau khi phát hiện vi phạm Điều 5 Nghị định
72, cơ quan nhà nước sẽ thực thi ngay lập
tức
các biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn thông tin vi phạm, sau đó
sẽ yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài thực hiện gỡ bỏ thông tin hay là đối với trường
hợp thông tin vi phạm nghiêm trọng sẽ xử lý theo trường hợp (1) và thông in vi
phạm không nghiêm trọng thì sẽ xử lý trường hợp (2)?


Trong trường hợp (1) trên có nhiều khái
niệm chưa rõ ràng, có thể dẫn tới việc trao nhiều quyền quyết định cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong xử lý thông tin, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của doanh nghiệp như: “vi phạm nghiêm trọng”, “các biện pháp kỹ thuật cần
thiết”;


Quy trình yêu cầu gỡ bỏ thông tin được
quy định khá rõ ràng, cụ thể, tuy nhiên, Dự thảo không quy định về tiêu chí để
Bộ thẩm định và có ý kiến chính thức về việc gỡ bỏ thông tin vi phạm. Trong trường
hợp có sự không thống nhất trong cách hiểu giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý
nhà nước thì cơ chế để giải quyết như thế nào?


vậy, để đảm bảo tính minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình
triển khai, đề nghị Ban soạn thảo:


Quy định rõ về quy trình xử lý thông tin
vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều 5: là hai quy trình tách biệt hay là quy định
tại khoản 2 là bước tiếp theo của quy trình tại khoản 1;


Quy định có tính định lượng đối với các
khái niệm “vi phạm nghiêm trọng”; “các biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn
thông tin vi phạm” (theo hướng liệt kê các biện pháp sẽ được áp dụng là bao gồm
những biện pháp nào);


Quy định về tiêu chí để cơ quan nhà nước
thẩm định và có ý kiến chính thức về việc gỡ bỏ thông tin vi phạm.

4.
Về
nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông, internet, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu
trữ thông tin trên mạng (Điều 6)

Điểm
a khoản 1 Điều 6 Dự thảo quy định, doanh nghiệp viễn thông, Internet, doanh
nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin trên mạng phải “tạm ngừng, ngừng kết nối, ngừng cung cấp dịch vụ khi phát hiện tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài vi phạm các quy định tại Thông tư này hoặc
theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
”. Quy định này là
chưa rõ ràng về quy trình tạm ngừng, ngừng kết nối, ngừng cung cấp của các
doanh nghiệp viễn thông, Internet, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin
trên mạng và sự thiếu rõ ràng này có thể gây bất lợi cho các doanh nghiệp cung
cấp thông tin công cộng qua biên giới ở các điểm:


Không rõ các doanh nghiệp này sẽ phải thực
hiện nghĩa vụ trên ngay hay trong trong khoảng thời gian bao lâu kể từ khi nhận
được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước?


Nếu có sự không thống nhất trong quan điểm
giữa doanh nghiệp cung cấp thông tin công cộng qua biên giới với các doanh nghiệp
viễn thông, Internet, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ về các thông tin được
cho là vi phạm thì giải quyết như thế nào?

Để
đảm bảo tính minh bạch, đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ ràng các vấn đề
trên.

Trên đây là một số ý kiến của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Thông tư quy định chi tiết về hoạt
động cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. Rất mong quý Cơ quan soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.