VCCI góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
VCCi góp ý Dự thảo Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án
Số: 0711 /PTM-PC Vv: góp ý Dự thảo Pháp lệnh án phí,lệ phí Tòa án |
Hà Nội, ngày 31 tháng |
Kính gửi: Vụ Chính sách Thuế – Bộ Tài chính
Trả
lời Công văn số2192/BTC-CST của Bộ Tài chínhngày 17/02/2016 về việc đề nghị góp
ý Dự thảo Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án (sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội,
có một số ý kiến như sau:
1. Quan điểm tiếp cận
Án
phí và lệ phí tòa án là khoản nghĩa vụ tài chínhcó ảnh hưởng nhất định trong việc
điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia tố tụng. Các quy định về án phí và
lệ phí tòa án cần được xây dựng theo một số tiêu chí sau:
–
Bảo đảm quyền tiếp cận tư pháp của người
dân, đặc biệt là của các đối tượng yếu thế trong xã hội.
–
Giúp khuyến khích các hành vi tố tụng có
tác động tích cực đến xã hội và ngăn cản các hành vi tố tụng tác động tiêu cực,
gây tốn kém chi phí xã hội không cần thiết.
–
Thủ tục thu nộp đơn giản, thuận tiện, ứng
dụng công nghệ hiện đại để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho người dân,
doanh nghiệp.
2.
Thủ
tục nộp tiền tạm ứng, án phí, lệ phí
Điều
9 của Dự thảo quy định về các cơ quan có thẩm quyền thu tiền tạm ứng, tiền án
phí, lệ phí. Điều 26, 27, 30, 33, 39 và48của Dự thảo quy định về thời hạn và thủ
tục nộp các loại tiền tạm ứng, án phí và lệ phí Tòa án. Theo tìm hiểu của VCCI,
trong những trường hợp thẩm quyền thu tiền thuộc về cơ quan khác (không phải
Tòa án) thì hiện nay vẫn thực hiện theo phương pháp thủ công. Ví dụ, Tòa án
chuyển cho đương sự yêu cầu nộp tạm ứng án phí, đương sự sẽ nộp tiền cho Cơ
quan thi hành án (trực tiếp hoặc qua tài khoản), nhận lại biên lai và nộp lại
cho Tòa án.Thủ tục này vẫn còn phức tạp,
chưa thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp. Do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảobổ sung quy định yêu cầu Tòa án
nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp phối hợp ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn
việc hiện đại hóa thủ tục nộp án phí, lệ phí. Đi kèm với đó, đề nghị Ban soạn thảobỏ quy định
về việc nộp lại biên lai cho Tòa án tại Điều 27 và Điều 33 để mở đường cho việc
hiện đại hóa công tác thu nộp.
3.
Trách
nhiệm nộp tiền tạm ứng án phí đối với vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng
Điều
43.2 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định: “Người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ
phí Toà án”. Tuy nhiên, trong Dự thảo chưa có quy định tương ứng và có thể
gây ra sự không thống nhất trong áp dụng pháp luật. Do đó, để đảm bảo việc áp dụng
thống nhất pháp luật, đề nghị cơ quan soạn
thảobổ sung quy định về việc miễn nộp tiền tạm ứng án phí đối với
các vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Về việc tạm ứng án phí trong vụ án
hình sự
Điều
21.1, Dự thảo quy định: “Bị cáo và các
đương sự trong vụ án hình sự không phải nộp tiền tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm,
tiền tạm ứng án phí hình sự phúc thẩm và tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm”.
Quy định này là chưa thực sự phù hợp với bản chất vụ án hình sự bởivề nguyên tắc,
chủ thể đưa yêu cầu có nghĩa vụ phải
đóng tạm ứng án phí. Khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, bị cáo và đương sự
không phải là chủ thể đưa yêu cầu do đó, nghĩa vụ tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm
đương nhiên không đặt ra với họ. Trong trường hợp bị cáo hoặc đương sự kháng
cáo bản án hình sự sơ thẩm thì họ trở thành người đưa yêu cầu và cần phải thực
hiện việc tạm ứng án phí. Do đó, đề nghị
cơ quan soạn thảosửa đổi quy định như sau: “Bị cáo và các đương sự trong vụ án hình sự phải nộp tiền tạm ứng án
phí hình sự phúc thẩm khi kháng cáo…”
Người
đưa yêu cầu khi xét xử vụ án hình sự là Viện Kiểm sát. Do đó, đề nghị cơ quan
soạn thảo nghiên cứu quy định trách nhiệm
nộp tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm và kháng nghị hình sự phúc thẩm thuộc về Viện
Kiểm sát. Nếu Tòa án chấp nhận cáo trạng thì tiền tạm ứng án phí được trả lại
cho Viện Kiểm sát, còn nếu không thì Viện Kiểm sát phải chịu khoản tiền này. Mặc
dù về bản chất, khoản tiền nộp vẫn sẽ được chuyển trong phạm vi ngân sách nhà
nước, tuy nhiên, việc hạch toán rõ ràng sẽ giúp tăng cường tính minh bạch, tạo
cơ chế ràng buộc trách nhiệm của Viện Kiểm sát khi truy tố bất kỳ chủ thể nào
và sẽ có tác dụng giảm oan sai trong công tác truy tố hình sự.
5.
Nghĩa
vụ chịu án phí hình sự sơ thẩm
Điều
22.1 của Dự thảo yêu cầu người bị kết án phải chịu án phí hình sự sơ thẩm. Quy
định này cũng chưa thực sự hợp lý, bởi người bị kết án không có sự lựa chọn nào
khác.
Tại
các quốc gia có áp dụng thủ tục “thỏa thuận
nhận tội”, bị cáo có thể nhanh chóng nhận tội trước cáo buộc của cơ quan
công tố mà không cần mở phiên tòa xét xử đầy đủ, khi đó, bị cáo nhận tội sẽ
không phải chịu án phí (hoặc mức án phí rất thấp). Trong trường hợp bị cáo
không nhận tội, và sau đó bị tòa án kết án thì phải chịu án phí như bình thường.
Như vậy, án phí trở thành một động lực khiến bị cáo nhanh chóng nhận tội, giúp
giảm chi phí xã hội của việc phải mở phiên Tòa một cách đầy đủ.
Tố
tụng hình sự của Việt Nam không cho phép thỏa thuận nhận tội, mà luôn luôn phải
trải qua thủ tục xét xử sơ thẩm hình sự. Do đó, việc bắt người bị kết án phải
chịu án phí hình sự sơ thẩm không có ý nghĩa điều chỉnh hành vi, không mang lại
lợi ích cho xã hội. Theo tìm hiểu, VCCI được biết rằng tỷ lệ thu hồi án phí
hình sự rất thấp và gây khó khăn cho cơ quan thi hành án, nhiều trường hợp chi
phí của việc truy thu án phí còn cao hơn số tiền án phí thu được. Do đó, việc miễn án phí hình sự sơ thẩm cho người
bị kết án sẽ giúp tiết kiệm chi phí xã hội không cần thiết.
6.
Án
phí hình sự khi khởi tố theo yêu cầu của người bị hại
Điều
22.2 của Dự thảo cũng yêu cầu người bị hại phải chịu án phí hình sự sơ thẩm
trong trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và bị cáo không có tội
hoặc vụ án bị đình chỉ. Cơ quan soạn thảo lý giải dựa vào Điều 155 của Bộ luật
Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Trường hợp
người đã yêu cầu khởi tố rút đơn yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ.” Quy
định này của Bộ luật TTHS 2015 chỉ áp dụng đối với các tội cố ý gây thương
tích, vô ý gây thương tích, tội hiếp dâm, cưỡng dâm, tội làm nhục người khác, tội
vu khống và tội xâm phạm sở hữu công nghiệp. Việc cho phép người bị hại làm đơn bãi nại là nhằm tránh các tác động bất
lợi của việc xét xử công khai đối với người bị hại. Do đó, việc yêu cầu người
bị hại vẫn phải chịu án phí là chưa thỏa đáng. Về bản chất, người nêu yêu cầu
Tòa án mở phiên tòa xét xử hình sự vẫn là Viện Kiểm sát chứ không phải là người
bị hại. Do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo
bỏ trách nhiệm chịu án phí sơ thẩm của người bị hại.
7. Về mức án phí, lệ phísơ thẩm và
phúc thẩm
Theo
Danh mục mức án phí, lệ phí tòa án được ban hành kèm theo Dự thảo, mức án phí
đã tăng lên 60% so với mức án phí hiện tại, được tính theo hệ số trượt giá từ
năm 2009 đến nay. Lập luận này chỉ phù hợp với các mức án phí tuyệt đối (không
có giá ngạch). Đối với các trường hợp án phí tương đối (tính theo tỷ lệ phần
trăm của giá ngạch), phương pháp tính án phí mới này không phù hợp. Mức độ trượt
giá đã làm tăng giá trị của tranh chấp theo thời gian (tăng 60% từ năm 2009 đến
nay), nếu tỷ lệ phần trăm lại tiếp tục tăng thêm 60% nữa (ví dụ, từ 5% lên 8%)
thì hệ số trượt giá này đã được tính hai lần.
Do
đó, đề nghị cơ quan soạn thảo chỉ áp dụng mức tăng theo tỷ lệ trượt giá 60% đối
với các mức án phí tuyệt đối, mà không áp dụng với các mức án phí tương đối có
giá ngạch. Việc tăng tỷ lệ phần trăm án phí đối với các vụ án có giá ngạch cần
được nghiên cứu kỹ hơn và có những giải trình thuyết phục hơn.
8.
Một
số vấn đề chưa rõ của Dự thảo
Thứ nhất,
về mức án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại
không có giá ngạch (Mục I.1.3 của phụ lục):được điều chỉnh tăng từ 200.000 đồng
lên 3.000.000 đồng mà không có giải trình rõ ràng. Đề nghị cơ quan soạn thảokiểm tra lạiđể xác định đây là nhầm
lẫn hay sự thay đổi có chủ đích. Nếu là thay đổi có chủ đích thì đề nghị giải
thích rõ lý do.
Thứ hai,
về mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại có
giá ngạch với giá trị tranh chấp từ 40.000.000 đồng trở xuống (Mục I.3.1 của Phụ
lục) được quy định là 32.000.000 đồng. Đề
nghị cơ quan soạn thảokiểm tra lạiđể xác định đây là nhầm lẫn hay sự
thay đổi có chủ đích. Nếu là thay đổi có chủ đích thì đề nghị giải thích rõ lý
do.
Trên đây là một số ý kiến của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án. Rất mong quý Cơ
quan soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan./.