VCCI góp ý Dự thảo Nghị định về sản xuất và kinh doanh muối

Thứ Năm 09:42 05-11-2015

Kính gửi: Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối

        Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trả
lời Công văn số 7456/BNN-CB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định về sản xuất và kinh doanh muối (sau đây gọi tắt
là Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở ý kiến của
doanh nghiệp, hiệp hội, có một số ý kiến như sau:

1.
Về
phạm vi điều chỉnh (Điều 1)

Theo
quy định tại khoản 2 Điều 1 Dự thảo thì Nghị định này sẽ không điều chỉnh “sản
xuất, kinh doanh muối iốt”. Hiện nay, Bộ Y tế đang chủ trì soạn thảo Dự thảo
Nghị định về tăng cường vi chất dinh dưỡng, trong đó có nội dung yêu cầu “muối
dùng để ăn trực tiếp hoặc là nguyên liệu sản xuất thực phẩm” phải tăng cường iốt.

Như
vậy, nếu Nghị định về tăng cường vi chất dinh dưỡng được ban hành với nội dung
như trên thì việc sản xuất, chế biến muối iốt sẽ được xem là sản xuất, chế biến
muối – thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Hơn
nữa, hiện nay có Nghị định số 163/2005/NĐ-CP[1] điều
chỉnh về hoạt động sản xuất và cung ứng muối iốt. Như vậy, kết hợp giữa Nghị định
về tăng cường vi chất dinh dưỡng thì giữa Nghị định này và Nghị định 163 sẽ có
sự chồng lấn nội dung quy định về cơ sở chế biến muối.

Do
đó, để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, đề nghị Ban soạn thảo
theo dõi việc ban hành Nghị định về tăng cường vi chất dinh dưỡng để điều chỉnh
lại phạm vi điều chỉnh của Nghị định này theo hướng bao gồm cả sản xuất, kinh
doanh muối iốt, đồng thời bãi bỏ Nghị định 163.

2.

sở chế biến muối (Điều 9)

Điều
9 Dự thảo quy định về các yêu cầu đối với cơ sở chế biến muối liên quan đến cán
bộ kỹ thuật và dây chuyền, máy móc, thiết bị. Đây được xem như là các điều kiện
kinh doanh áp dụng cho các cơ sở chế biến muối. Theo quy định tại Luật Đầu tư
năm 2014 thì chế biến muối không phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Vì vậy, việc Dự thảo quy định về các yêu cầu mà cơ sở chế biến muối phải đáp ứng
về cán bộ kỹ thuật và dây chuyền thiết bị là chưa phù hợp.

Hơn
nữa, đứng dưới góc độ tính minh bạch, thì các quy định:


Cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn
phù hợp với sản xuất chế biến muối; công nhân trực tiếp chế biến muối được đào
tạo, tập huấn về quy trình công nghệ chế biến muối, về an toàn lao động và an
toàn vệ sinh thực phẩm (khoản 2)


Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy
trình công nghệ sản xuất chế biến muối, phương tiện vận chuyển, bảo quản muối
phải đảm bảo an toàn thực phẩm (khoản 3)


chưa rõ ràng ở điểm:


Không rõ cán bộ kỹ thật có trình độ,
chuyên môn như thế nào mới được xem là phù hợp với sản xuất chế biến muối
(trình độ cao đẳng, đại học hay là trên đại học? tốt nghiệp chuyên ngành nào?)?


Tập huấn về quy trình công nghệ chế biến
muối, về an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm do doanh nghiệp tự đào tạo
hay do một tổ chức có chức năng đào tạo? Hình thức chứng minh công nhân đã được
đào tạo được thể hiện dưới dạng nào: chứng nhận hay chứng chỉ?


Yêu cầu về dây chuyền máy móc, thiết bị,
quy trình công nghệ vừa chung chung vừa không cần thiết, bởi muối là một loại thực
phẩm nên sẽ phải đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của
Luật An toàn thực phẩm, đồng nghĩa với việc quy trình, máy móc thiết bị phải
đáp ứng về điều kiện an toàn thực phẩm.

Từ
những phân tích trên, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định tại khoản 2, 3
Điều 9 Dự thảo.

3.
Về
giấy phép nhập khẩu muối (Điều 11)

Khoản
2 Điều 11 Dự thảo quy định “đối tượng được cấp giấy phép nhập khẩu muối trong hạn
ngạch thuế quan là các tổ chức, cá nhân có đủ
điều kiện nhập khẩu muối
theo quy định, có nhu cầu sử dụng muối trong sản
xuất phù hợp với hướng dẫn của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn”.

Theo
quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Thông tư 04/2014/TT-BCT[2]
thì điều kiện để thương nhân được cấp giấy phép theo hạn ngạch thuế quan nhập
khẩu mặt hàng muối là “thương nhân có nhu cầu sử dụng muối trong sản xuất theo
xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành”. Tuy nhiên, Thông tư 04 lại không
quy định về việc thương nhân làm thế nào để có được sự xác nhận của cơ quan quản
lý chuyên ngành về nhu cầu sử dụng muối.

Như
vậy, quy định tại Dự thảo về cấp giấy phép nhập khẩu muối là chưa rõ ràng về điều
kiện nhập khẩu muối. Để tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện, đề nghị Ban
soạn thảo
quy định rõ về điều kiện cũng như trình tự thủ tục để doanh nghiệp
có được giấy phép nhập khẩu muối theo hạn ngạch hoặc dẫn chiếu tới văn bản có
quy định cụ thể về vấn đề này.

4.
Về
chất lượng muối nhập khẩu

Khoản
4 Điều 11 Dự thảo quy định rõ, muối nhập khẩu trước khi đưa vào sử dụng, lưu
thông trên thị trường phải “qua kiểm tra đánh giá chất lượng muối theo quy định
hiện hành”. Quy định này là chưa rõ và sẽ phát sinh vướng mắc trên thực tế áp dụng,
đặc biệt liên quan đến các thủ tục hành chính cũng như phương thức quản lý đối
với muối nhập khẩu:


Việc đánh giá chất lượng muối là do
doanh nghiệp nhập khẩu tự công bố hay do tổ chức chứng nhận sự phù hợp chứng nhận?


Tại thời điểm nhập khẩu tại cửa khẩu,
doanh nghiệp có phải có chứng nhận về chất lượng của muối nhập khẩu không?

Dự
thảo cần quy định rõ những điểm trên để tạo cách hiểu thống nhất giữa
các đối tượng áp dụng.

Trên đây là một số ý kiến của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Nghị định về sản xuất và kinh
doanh muối. Rất mong quý Cơ quan
soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện.

Ngoài ra gửi kèm theo một số góp ý cụ thể về Dự thảo mà một
số doanh nghiệp gửi cho Phòng Thương mại và Công nghiệp để Quý Cơ quan tham khảo.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.

 


[1] Nghị định số
165/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/12/2005 về sản xuất và cung ứng muối iốt
cho người ăn

[2] Thông tư
04/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương  ngày
27/01/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số
187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua,
bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài