VCCI góp ý Dự thảo Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020
Kính gửi: Cục Thương mại điện tử và Công
nghệ thông tin
Bộ Công Thương
Trả
lời Công văn số 9298/BCT-TMĐT của Bộ Công Thương về việc đề nghị góp ý Dự thảo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển
thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội,
có một số ý kiến như sau:
Về
cơ bản, Dự thảo đã xây dựng được nội dung của bản kế hoạch phát triển thương mại
điện tử khá toàn diện với đầy đủ các nội dung từ các mục tiêu cần đạt được, biện
pháp thực hiện cũng như chi tiết nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có liên
quan. Đặc biệt, Dự thảo đã đưa ra những con số rất rõ ràng, cụ thể, chi tiết về
những mục tiêu cần đạt được, điều này sẽ tạo ra được cái nhìn bao quát về
thương mại điện tử vào năm 2020, cũng như có cơ sở để đánh giá việc thực hiện Kế
hoạch này thành công hay không.
Tuy
nhiên, bên cạnh những điểm tích cực trên, Dự thảo còn một số điểm cần hoàn thiện,
đề nghị Ban soạn thảo xem xét, cân nhắc:
1.
Mối
quan hệ với các văn bản khác có liên quan
Ngày
11/5/2014, Thủ tướng Chính phủ có ban hành Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt
chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 – 2020. Giữa
Quyết định 689 và Dự thảo có nhiều nội dung giống và khác nhau về phát triển
thương mại điện tử. Không rõ, mối quan hệ giữa Dự thảo với Quyết định 689 như
thế nào?
–
Dự thảo này là kế hoạch triển khai
Chương trình trong Quyết định 689? Nếu vậy thì một số nội dung trong Quyết định
689 chưa được thể hiện đầy đủ trong Dự thảo, điều này khiến cho việc triển khai
Chương trình tại Quyết định 689 chưa toàn diện.
–
Dự thảo này là văn bản độc lập so với
Chương trình trong Quyết định 689? Nếu vậy là chưa hợp lý vì cả hai văn bản đều
có mục đích chung là phát triển thương mại điện tử đến năm 2020 và có rất nhiều
nội dung tương tự nhau, đặc biệt là nguồn vốn thực hiện của Kế hoạch trong Dự
thảo được lấy từ kinh phí thực hiện Chương trình trong Quyết định 689.
Để
đảm bảo rõ ràng và thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển về thương mại điện
tử, đề nghị Ban soạn thảo giải trình rõ về vấn đề trên.
2.
Về
mục tiêu phát triển
Dự
thảo đặt ra các mục tiêu rất cụ thể về quy mô thị trường, ứng dụng thương mại
điện tử trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần giải trình rõ hơn về các căn cứ đưa
ra những số liệu này, để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện trên thực tế.
Chẳng
hạn, đối với ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, Dự thảo đặt mục
tiêu:
–
80% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng và
nhận đơn hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử trên internet hoặc nền
tảng di động;
–
100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và
cơ sở phân phối hiện đại có lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và
cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng;
–
50% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm
chuyên dụng trong hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh để phát triển giao dịch
thương mại điện tử B2B và B2C;
Đây
là những tỷ lệ khá lớn, nhất là trong bối cảnh, việc ứng dụng thương mại điện tử
trong doanh nghiệp ở nước ta còn chưa phổ biến. Theo Báo cáo Thương mại điện tử
năm 2014 thì, trong một khảo sát 3538 doanh nghiệp trong phạm vi cả nước (trong
đó 91% là doanh nghiệp nhỏ và vừa) thì:
–
Tỷ lệ doanh nghiệp ứng ụng các phần mềm
phức tạp như quan hệ khách hàng (CRM), phần mềm quản lý hệ thống cung ứng (SCM)
và phần mềm lập kế hoạch nguồn nhân lực (ERP) là không cao (24%, 22% và 17%).
Và tỷ lệ vốn đầu tư của doanh nghiệp đầu tư cho phần công nghệ thông tin là
không thay đổi nhiều giữa các năm 2013, 2014, trong đó, đầu tư phần mềm chỉ chiếm
23%. Như vậy, có thể thấy, tỷ lệ doanh nghiệp (trong nhóm được khảo sát) ứng dụng
các phầm mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh để phát
triển giao dịch thương mại điện tử là khá thấp và các doanh nghiệp cũng không đầu
tư quá nhiều cho các phần mềm trong doanh nghiệp;
–
Số lượng doanh nghiệp sở hữu website chiếm
45% trong số doanh nghiệp được khảo sát. Tuy nhiên, đây không phải là con số phản
ánh về số lượng doanh nghiệp sử dụng website như là một kênh để giao dịch điện
tử (có website khác việc sử dụng website để thực hiện các giao dịch điện tử). Số
lượng website có chức năng thanh toán trực tuyến là 20%, đặt hàng trực tuyến là
59%. Chỉ có 11% doanh nghiệp có sử dụng nền tảng di động để bán hàng và 8%
doanh nghiệp cho biết sẽ sử dụng cho tương lai. Những con số này cho thấy, số
lượng doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử là khá thấp. Liệu con số 80%
doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng
thương mại điện tử trên internet hoặc nền tảng di động có là kỳ vọng quá cao
không?
Từ
những băn khoăn trên, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét lại các
căn cứ, bối cảnh thực tế để xây dựng các con số trên để đảm bảo mục tiêu đặt ra
có tính khả thi.
Ngoài
ra, Dự thảo cần làm rõ một số khái niệm còn chưa rõ ràng như “cơ sở phân phối
hiện đại” (không rõ loại hình của các cơ sở này cũng như tiêu chí để xác định
“tính hiện đại” của cơ sở); “đơn vị truyền thông”, để đảm bảo thuận lợi khi triển
khai thực hiện cũng như giám sát hiệu quả của kế hoạch.
3.
Về
biện pháp
Dự
thảo đưa ra nhiều biện pháp để hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra, về cơ bản,
các biện pháp đề xuất khá toàn diện và bao quát. Tuy nhiên, để hoàn thiện đề
nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét một số vấn đề sau:
–
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về
thương mại điện tử: Theo quy định hiện hành thì trong lĩnh vực thương mại điện
tử có khá nhiều thủ tục hành chính cũng như điều kiện ràng buộc khi doanh nghiệp
muốn thiết lập hoặc tham gia vào hoạt động này. Vì vậy, để thúc đẩy doanh nghiệp
ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, cần
có rà soát tổng thế trong các quy định hiện hành về các thủ tục hành chính, điều
kiện tham gia/cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để loại bỏ các quy định chưa hợp
lý, cản trở doanh nghiệp.
Dự thảo có đề xuất đến biện pháp “sửa đổi những quy
định pháp luật mang tính rào cản cho việc ứng dụng thương mại điện tử như quy định
về khuyến mãi, quảng cáo và bán hàng trực tuyến” (điểm d khoản 1 Phần B) nhưng
chưa đầy đủ và đi vào trọng tâm của giải pháp này. Do đó, đề nghị Ban soạn
thảo bổ sung nội dung, rà soát các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính
và điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử.
–
Dự thảo đưa ra khá nhiều biện pháp mang
tính chung chung, nguyên tắc, điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn trong định hướng
thực hiện. Chẳng hạn như “Ban hành chính sách và giải pháp khuyến khích doanh
nghiệp phát triển và ứng dụng các tiện ích thanh toán điện tử để hỗ trợ người
mua hàng; khuyến khích người tiêu dùng không dùng tiền mặt khi mua hàng” (điểm
e khoản 1 Phần B). Đây là giải pháp rất chung chung, không chỉ ra định hướng của
các chính sách khuyến khích như thế nào (ví dụ: có ưu đãi cho doanh nghiệp
không? Có giảm thiểu về thủ tục hành chính nào không?), điều này dẫn đến khó
hình dung được các biện pháp này sẽ được thực hiện như thế nào và tính hiệu quả
đến đâu.
Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo rà soát toàn bộ
Dự thảo và quy định theo hướng cụ thể hơn các giải pháp đối với các giải pháp
còn mang tính chung chung, nguyên tắc như trên.
–
Dự thảo đưa ra giải pháp “Đẩy mạnh hoạt
động thống kê về thương mại điện tử, đưa hoạt động này thành nhiệm vụ thường
xuyên của các cơ quan chức năng, phục vụ công tác quản lý điều hành và xây dựng
chính sách về thương mại điện tử” (điểm đ khoản 2 Phần B). Giải pháp này rất dễ
nảy sinh ra thủ tục hành chính mà doanh nghiệp phải thực hiện (ví dụ: yêu cầu
doanh nghiệp báo cáo, cung cấp số liệu … những thủ tục này sẽ khiến doanh nghiệp
mất nhiều thời gian để thực hiện), vì vậy đề nghị Ban soạn thảo bổ sung
nội dung này theo hướng, hoạt động thống kê của cơ quan nhà nước sẽ không làm
phát sinh thêm thủ tục hành chính từ phía doanh nghiệp.
–
Dự thảo có nhiều biện pháp liên quan đến
phương thức thanh toán không bằng tiền mặt và có nguy cơ chồng lấn về nội dung
của các chính sách liên quan đến thanh toán không bằng tiền mặt hiện hành. Vì vậy,
cần rà soát để đảm bảo tính đồng bộ về chính sách có liên quan.
Trên đây là một số ý kiến của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn
2016-2020. Rất mong quý Cơ quan
soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện.
Ngoài ra gửi kèm theo một số góp ý cụ thể về Dự thảo mà một
số doanh nghiệp gửi cho Phòng Thương mại và Công nghiệp để Quý Cơ quan tham khảo.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.