VCCI góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và Luật quản lý thuế

Thứ Tư 18:09 07-10-2015

Kính gửi:
Văn phòng Chính phủ

Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được mời tham gia cuộc họp ngày
25/9/2015 tại Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và
Luật quản lý thuế (sau đây gọi tắt là Dự thảo).

Tháng
8/2015, Vụ Chính sách thuế – Bộ Tài chính (đơn vị chủ trì soạn thảo) đã chủ
động đề nghị VCCI cùng tổ chức hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp đối với dự thảo
Luật sửa đổi các Luật về thuế vào 01/9/2015, khi đó là sửa đổi tới 7 Luật thuế.
Tại Hội
thảo, đại diện Ban soạn thảo đã lắng nghe, trao đổi từng kiến nghị của doanh
nghiệp. Điều này thể hiện tinh thần cầu thị, nghiêm túc của Ban soạn thảo khi
tham vấn ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp.
[T1]
Bên cạnh đó, VCCI cũng triển khai lấy ý kiến doanh nghiệp, hiệp hội doanh
nghiệp qua đường công văn.

Đối
chiếu với dự thảo đã lấy ý kiến, ở Dự thảo này, Ban soạn thảo đã tiếp thu nhiều
ý kiến của doanh nghiệp, lược bớt khá nhiều quy định, giảm từ 7 Luật thuế xuống
còn 3 Luật thuế như trong Dự thảo đưa ra thẩm định. Việc tập trung vào các điểm
nổi cộm cần sửa đổi là hợp lý và góp phần bảo đảm tính ổn định của pháp luật
trong các lĩnh vực này.

Bên
cạnh các ý kiến đã được Ban soạn thảo tiếp thu trong Dự thảo, VCCI tiếp tục có
một số ý kiến như sau:

1. Luật thuế giá trị gia tăng:

Dự
thảo đã tiếp thu nhiều ý kiến doanh nghiệp, tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề
sau cần cân nhắc thêm:

i)
Về kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ hết cho dự án đầu tư sang kỳ
tiếp theo:

Khoản 1 Điều 1 Dự thảo [T2] quy
định Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ hết
cho dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường
hợp:

– Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số
vốn điều lệ như đã đăng ký;
kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các
điều kiện kinh doanh theo
quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ
điều kiện kinh doanh
trong quá trình hoạt động…”

Việc
xác định doanh nghiệp không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký, hoặc bảo đảm
điều kiện kinh doanh là không đơn giản, đòi hỏi cơ quan thuế phải xác minh,
kiểm tra và phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư.
Vì vậy, để tránh tình trạng kéo dài thời gian của doanh nghiệp và của cả cơ
quan quản lý về thuế, VCCI đề nghị bỏ quy định trên (phần in nghiêng) ra khỏi
Dự thảo. Các vi phạm này sẽ được xử lý bằng các quy định pháp luật trong lĩnh
vực về kế hoạch và đầu tư.

Cũng
trong khoản này, Dự thảo quy định đối tượng không được hoàn thuế gồm: Dự án đầu tư khai thác, tài nguyên khoáng sản mà tổng giá
trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành
sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư”.
Tuy
nhiên, Ban soạn thảo chưa có tài liệu lý giải thuyết phục cho việc đưa ra quy
định này. Cơ quan quản lý thuế sẽ dựa vào nguồn tài liệu nào để tính toán ”tổng
giá trị tài nguyên, khoáng sản, chi phí năng lượng và giá thành sản phẩm” hay
là để cho doanh nghiệp tự tính toán? Tại sao đặt ra tỷ lệ 51%? Đề nghị Ban soạn
thảo làm rõ căn cứ đưa ra quy định này.

ii)
Về hoàn
thuế đối với hàng hàng xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân     nước ngoài:

Khoản 2
Điều 1 Dự
thảo quy định
[T3] ”Việc hoàn thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài chỉ áp dụng đối với trường hợp hàng hóa
xuất khẩu
qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính theo quy định của Chính phủ.”

Quy định này thực chất là cách diễn đạt khác của
việc không cho phép hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu qua cửa
khẩu phụ, lối mở biên giới ở phiên bản cũ của Dự thảo. Theo nhiều ý kiến của
các chuyên gia và doanh nghiệp, việc xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên
giới đã tiết kiệm chi phí cho hoạt động của doanh nghiệp. Việc không cho các
đối tượng này hưởng mức thuế suất 0% sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn đặc biệt là cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thuyết
minh cho sửa đổi này của Ban soạn thảo chưa thực sự thuyết phục ở chỗ: nếu cho
rằng có nhiều hiện tượng trốn thuế, lách luật qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên
giới thì cần phải tính toán thiệt hại, thống kê chủng loại, số lượng các mặt
hàng thường xuyên vi phạm để có hướng xử lý, tránh tình trạng chỉ vì một số
biểu hiện của một nhóm doanh nghiệp mà quy định chung làm ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.

Vì vậy, VCCI đề nghị Quý Cơ quan cân nhắc bỏ quy định nói trên.

          2. Luật thuế tiêu
thụ đặc biệt

Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thuế TTĐB mới được thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 và sẽ
có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, như vậy những nội dung vừa sửa đổi chưa được
thực thi thì Dự thảo lần này lại đưa ra những sửa đổi rất lớn, đó là về giá
tính thuế. Điều này có ảnh hưởng lớn đến tính ổn định của hệ thống pháp luật,
tâm lý của doanh nghiệp và các nhà đầu tư khi không dự đoán, không áp dụng được
chính sách một cách ổn định.

i)
Về giá đối với hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu

Khoản 1 Điều 2 Dự thảo
quy định: “Đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán
ra; đối với hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở nhập khẩu bán ra…”.

Theo cách tính này, giá
tính thuế hàng hóa nhập khẩu tính trên cơ sở giá bán ra của cơ sở nhập khẩu sẽ
làm tăng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu vì phải nộp thuế tại
2 khâu: khâu nhập khẩu và khâu bán hàng trong nước. Cách tính thuế này sẽ làm
đội thuế TTĐB lên, có nhiều khả năng dẫn đến việc trốn thuế, nhập lậu, làm giả
hàng hóa gia tăng.

Bên cạnh đó, cơ sở nhập khẩu
có thể bán cho nhiều đối tượng (bán buôn, bán lẻ) với các mức giá khác nhau. Cơ
sở nào để xác định giá bán ra trong trường hợp này? Có biện pháp gì để hạn chế
gian lận về giá? Ban soạn thảo cũng cần lường trước cách tính, thủ tục mà doanh
nghiệp và cơ quan thuế phải thực hiện khi thực hiện thu nộp theo phương pháp
này để cân nhắc chi phí và hiệu quả.

Giá tính thuế ở Luật thuế TTĐB hiện hành (Luật số 26/2008/Qh12 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 70/2014/QH13) là: 2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế
nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm
thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn,
giảm”.
Quy định này đã bảo
đảm tính công bằng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu thì
có cần thiết phải sửa đổi hay không?

Mặc dù đây là
quy định thể hiện quan điểm bảo vệ sản xuất trong nước trong bối cảnh thuế nhập
khẩu sẽ được cắt giảm về 0% đối với nhiều mặt hàng theo các cam kết quốc tế,
nhưng bản chất của thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế đánh vào khâu tiêu dùng. Do
đó, chúng ta có thể có nhiều biện pháp khác ví dụ như: giá tính thuế TTĐB đối
với hàng hóa nhập khẩu sẽ thu tại 2 khâu: khâu nhập khẩu vẫn như quy định hiện
hành và thu thêm ở khâu nội địa khi nhà nhập khẩu bán hàng hóa ra thị trường
nội địa cho người tiêu dùng.

Do đó, đề nghị
Quý Cơ quan bỏ nội dung này ra khỏi Dự
thảo, giữ nguyên quy định như hiện hành.

ii)
Về giá tính thuế là giá do các công ty con bán ra:

Khoản 1 Điều 2 Dự thảo
quy định: “Trường hợp bán hàng qua các công ty con hoặc bán hàng qua công ty
con khác cùng công ty mẹ thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do các công
ty con bán ra thị trường (trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi). Quan hệ công ty mẹ, công
ty con được xác định theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng
dẫn thi hành.”

Trên thực tế, nhiều hệ
thống sản xuất, phân phối được vận hành từ nhiều năm nay, rất ổn định và có
hiệu quả. Quy định nêu trên nếu đưa vào thực thi sẽ phá vỡ hệ thống đó, làm xáo
trộn nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh đang hoạt động ổn định trong nền kinh
tế vì các nhà sản xuất sẽ thay đổi cơ cấu bán hàng, thay vì bán hàng
trực tiếp cho các công ty con, công ty con trong cùng công ty mẹ, họ sẽ phân
phối hàng hóa thông qua các hệ thống trung gian khác mà không mà không phải là
công ty con hay công ty con trong cùng công ty mẹ trực tiếp. Các hệ quả bất lợi
có thể nhìn thấy rõ như:


Một là, mục
tiêu hạn chế gian lận và chống chuyển giá vẫn không thực hiện được, trong khi
chi phí bỏ ra để thay đổi hệ thống phân phối là quá lớn, dẫn tới lãng phí xã
hội, người tiêu dùng phải gánh chịu;


Hai là, vô hình
trung sẽ làm giảm sự chuyên môn hóa trong mô hình kinh doanh, thương mại của
doanh nghiệp. Đặc biệt, trong giai đoạn thị trường Việt Nam đang trong giai
đoạn chuẩn bị hội nhập gấp rút, việc chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt
động của doanh nghiệp trong khâu phân phối (thông qua các công ty con chuyên
phân phối) là cần thiết và thực sự đã đem lại hiệu quả trong việc phát triển
thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ cho doanh nghiệp;


Ba là sẽ tạo
ra sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nền   kinh tế;


Bốn là việc
quy định bổ sung như trên không giải quyết được việc thành lập ra hệ thống công
ty con nhiều tầng, nhiều lớp để lách thuế. Quy định của luật chỉ mới chặn được
các công ty ở giao dịch đầu tiên giữa nhà sản xuất và công ty thương mại là
công ty con và công ty con trong cùng công ty mẹ. Đối với các giao dịch tiếp
sau đó thì sao? Có giới hạn tiếp hay không? Tính khả thi trong việc thực thi
pháp luật thế nào? Hệ thống đại lý phân phối của một doanh nghiệp có thể lên
tới hàng trăm, hàng nghìn công ty thì cơ quan thuế sẽ bằng cách nào để tính
được giá bình quân của các đại lý phân phối đó nếu như tiếp tục giới hạn giá
bán ra từ các công ty thương mại đầu tiên?


Năm là, liệu
Ban soạn thảo đã lường hết được các trường hợp “lách” thuế vô cùng đa dạng có
thể xảy ra trên thực tiễn hay chưa? Ví dụ nhà sản xuất không bán trực tiếp cho
công ty con, công ty con trong cùng công ty mẹ mà bán cho một công ty thứ ba
nào đó ở giữa rồi công ty này bán lại cho công ty con, công ty con trong cùng
công ty mẹ. Giải pháp cho vấn đề này thế nào?

Do đó, trong bối cảnh Ban
soạn thảo chưa có điều kiện để nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, để đảm bảo tính ổn
định và khả thi của pháp luật, đề nghị không sửa đổi quy định hiện hành,
giữ nguyên quy định và sử dụng công cụ khống chế 10% như trong Điều 4 Nghị định
26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật thuế TTĐB và
chỉ sửa đổi khi đã có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng. Về vấn đề này VCCI cũng đã
lấy ý kiến doanh nghiệp góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định
26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế
TTĐB và phản ánh trong công văn [T4] gửi Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp (bản sao gửi kèm theo
đây).

3. Luật quản lý thuế

i)
Về xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp:

Tại khoản 1 Điều 3, Dự
thảo bổ sung khoản 4, khoản 5 vào Điều 65 Luật quản lý thuế, theo đó:

– Khoản 4: Đưa ra rất
nhiều đối tượng thuộc diện được xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế, tiền chậm nộp
thuế của các khoản nợ thuế phát sinh từ ngày 01/7/2007 đến ngày 01/7/2013 gặp
khó khăn khách quan và đã nộp khoản nợ thuế gốc trước ngày 31/12/2015 với 1
trong các tiêu chí là: Đối tác phá bỏ
hợp đồng kinh tế
hoặc thực hiện không
đúng hợp đồng kinh tế nên
người nộp thuế bị tồn kho hàng hóa và phải vay các tổ chức tín dụng với lãi
suất cao dẫn đến
phát sinh các khoản nợ
thuế và tiền phạt chậm nộp
, tiền chậm nộp”.

Nhiều ý kiến cho rằng tiêu chí này không hợp lý vì đây
không phải là khó khăn khách quan mà thuộc về kỹ năng, năng lực kinh doanh. Việc
bị đối tác phá bỏ hợp đồng kinh tế hoặc thực hiện không đúng hợp đồng kinh tế
là rủi ro mà bất kỳ doanh nghiệp nào (kể cả doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm
hoạt động) có thể gặp phải. Cũng tương tự như vậy là việc thỏa thuận với tổ chức
tín dụng về lãi suất vay. Rất khó xác định được trường hợp nào doanh nghiệp “phải
vay với lãi suất cao”, lãi suất bao nhiêu là cao? Trong bất kỳ trường hợp nào
thì khi doanh nghiệp đi vay cũng là “phải vay” thì làm sao đánh giá họ có đáp ứng
được tiêu chí này hay không?

Hơn thế nữa hợp đồng kinh tế hết sức đa dạng, hậu quả của
việc bị đối tác vi phạm hợp đồng không phải chỉ có “tồn kho hàng hóa” mà còn ở
rất nhiều dạng thức từ đơn giản đến phức tạp khác. Vậy tại sao lại chỉ cho phép
trường hợp “tồn kho” được xóa nợ? Cần bảo đảm nguyên tắc của kinh tế thị trường
ở đó doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về quyết định kinh doanh của mình. Với
các lý do trên, VCCI đề nghị Quý Cơ quan [T5] cân nhắc bỏ quy định này ra khỏi dự thảo.

Khoản [T6] 5 quy định xóa các khoản nợ tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế là doanh nghiệp nhà nước thuộc danh sách cổ
phần hóa, giao, bán, sáp nhập, sắp xếp lại bao gồm đối tượng: “Doanh nghiệp
nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu và pháp nhân mới không
chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ
tiền thuế, tiền phạt phát sinh từ ngày 01/7/2007”. Đề nghị bổ sung như sau: “Doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển
đổi sở hữu
trước
ngày 31/12/2015
và pháp nhân mới
không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ
tiền thuế, tiền phạt phát sinh từ ngày 01/7/2007để bảo đảm đạt được mục tiêu của việc xóa các khoản nợ
nói trên, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa.

ii)
Về lãi suất tính
tiền chậm nộp thuế

Khoản 2 Điều 3 Dự thảo quy định: “1. Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn
quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan
quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải
nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày
bằng 120% lãi suất cho vay bình quân năm trước liền kề loại kỳ
hạn một năm của 4 ngân hàng thương mại
có doanh số cho vay lớn nhất do
Bộ Tài chính công bố hàng năm
tính trên số
tiền thuế chậm nộp.

Đề nghị Quý Cơ quan cân nhắc quy định này bởi theo chức
năng nhiệm vụ đã được Chính phủ quy định thì cơ quan quản lý nhà nước đối với
hoạt động của các tổ chức tín dụng là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, sẽ hợp
lý hơn khi cơ quan này là đơn vị công bố thông tin về lãi suất, kỳ hạn vay,
doanh số cho vay của các ngân thương mại.

Do đó, VCCI đề nghị sửa
quy định trên
thành: “…lãi suất cho
vay bình quân năm trước liền kề loại kỳ hạn một năm của 4 ngân hàng thương mại
có doanh số cho vay lớn nhất
do Ngân hàng Nhà nước
công bố

hàng năm
tính trên số tiền thuế
chậm nộp.

Trên
đây là một số ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt và Luật quản lý thuế, rất mong Quý Cơ quan xem xét, cân nhắc để hoàn
thiện dự thảo.

Trân
trọng cảm ơn.