VCCI góp ý Dự thảo Thông tư kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá
Kính gửi: Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính
Trả
lời Công văn số 17498/BTC-QLG của Bộ Tài chính ngày 24/11/2015 về việc đề nghị
góp ý Dự thảo Thông tư quy định về kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá
(sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên cơ
sở góp ý của doanh nghiệp, có một số ý kiến như sau:
1.
Một
số quy định tại Dự thảo chưa đủ rõ ràng, cụ thể có thể gây khó khăn trên thực tế
áp dụng
Thông
tư này có nhiều quy định liên quan đến hoạt động kiểm tra doanh nghiệp của cơ
quan nhà nước và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của doanh nghiệp cũng như hạn chế các xung đột có thể xảy ra khi triển
khai trên thực tế do sự thiếu rõ ràng trong quy định, đề nghị Ban soạn thảo cân
nhắc, xem xét một số quy định sau:
a.
Thời
hạn kiểm tra trực tiếp (Điều 14)
Khoản
2 Điều 14 Dự thảo quy định về các trường hợp cơ quan nhà nước sẽ tiến hành kiểm
tra đột xuất doanh nghiệp thẩm định giá, trong đó có các căn cứ chưa rõ ràng,
chưa tạo cách hiểu thống nhất giữa các đối tượng áp dụng, có thể dẫn đến nguy
cơ tùy nghi diễn giải của cán bộ thực thi, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của
doanh nghiệp, ví dụ:
–
“Có tranh
chấp lớn giữa các thành viên góp vốn hoặc biến động lớn về thẩm định viên về giá hành nghề của doanh nghiệp
thẩm định giá có ảnh hưởng đáng kể đến
chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá” (điểm b khoản
2): các khái niệm “tranh chấp lớn”, “biến động lớn”, “ảnh hưởng đáng kể” là
chưa rõ (như thế nào được cho là “lớn”, “đáng kể”? như thế nào được cho là có
biến động về thẩm định viên về giá?).
Để tạo cách hiểu thống nhất giữa các đối tượng áp dụng,
đề nghị Ban soạn thảo quy định theo hướng có thể định lượng được các
khái niệm trên.
–
“Có thông tin phản ánh, tố giác về hành
vi cạnh tranh không lành mạnh để thu hút khách hàng hoặc làm tổn hại đến lợi
ích của các doanh nghiệp thẩm định giá khác” (điểm c khoản 2). Căn cứ này rất dễ
bị lạm dụng để gây khó khăn cho doanh nghiệp. Bởi, chỉ cần có thông tin phản
ánh hay tố giác mà không cần bất kì bằng chứng xác thực nào là cơ quan nhà nước
có thể tiến hành kiểm tra doanh nghiệp. Các công ty đối thủ có thể sử dụng trường
hợp này (bằng cách gửi một đơn tố giác về hành vi cạnh tranh không lành mạnh) đến
cơ quan nhà nước là doanh nghiệp bị tố giác có thể phải “tiếp” ngay đoàn kiểm
tra. Hơn nữa, đứng dưới góc độ tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, việc cơ
quan quản lý chuyên ngành kiểm tra doanh nghiệp về “hành vi cạnh tranh không
lành mạnh” dường như là chồng lấn về thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh
theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo bỏ trường hợp
quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14, trong trường hợp có giải trình hợp lý về
việc giữ quy định này thì đề nghị Ban soạn thảo bổ sung căn cứ chặt chẽ
hơn để tiến hành kiểm tra doanh nghiệp để hạn chế hiện tượng bị lạm dụng như
phân tích ở trên, chẳng hạn như thông tin phản ánh hoặc tố giác về hành vi cạnh
tranh không lành mạnh cần phải kèm theo bằng chứng chứng minh;
–
“Có đề nghị hoặc yêu cầu cấp trên của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền” (điểm d khoản 2): trường hợp này là chưa rõ về các
căn cứ và/hoặc trường hợp để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên đề nghị
và/hoặc yêu cầu kiểm tra doanh nghiệp. Quy định này sẽ khiến cho doanh nghiệp
không nhận biết được các trường hợp mà mình bị kiểm tra và tạo ra tâm lí không ổn
định khi thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, đề nghị Ban soạn
thảo quy định rõ các căn cứ để cơ quan nhà nước cấp trên yêu cầu kiểm tra
doanh nghiệp hoặc bỏ quy định này để đảm bảo tính minh bạch trong chính sách.
b.
Thời
gian kiểm tra trực tiếp (Điều 15)
–
Về thời điểm kiểm tra: Khoản 1 Điều 15 Dự
thảo quy định về thời điểm cơ quan nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp chất
lượng hoạt động thẩm định giá tại doanh nghiệp là “quý III hoặc quý IV hàng
năm”. Tuy nhiên thời điểm này có thể sẽ thay đổi, nhưng Dự thảo lại không quy định rõ về những trường hợp nào thì sẽ thay đổi?
–
Thời hạn cho một cuộc kiểm tra trực tiếp:
Khoản 2 Điều 15 Dự thảo quy định thời hạn này là 05 ngày làm việc, nhưng thời
gian này có thể bị kéo dài hơn nếu có vấn đề phức tạp và Dự thảo cũng không quy định rõ thời gian được kéo dài
thêm là bao lâu?
Về
thời điểm và thời hạn kiểm tra trực tiếp có thể có ngoại lệ để phù hợp với thực
tiễn, tuy nhiên, thời điểm và thời hạn kiểm tra sẽ tác động khá lớn đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy Dự thảo cần đưa ra những dự liệu về những
trường hợp ngoại lệ trên, tức là:
–
Quy định rõ những trường hợp nào thì sẽ
kiểm tra ngoài thời điểm quý III, quý IV hàng năm;
–
Quy định rõ thời hạn kéo dài thêm trong
trường hợp có vấn đề phức tạp.
c.
Trình
tự, thủ tục kiểm tra
Dự
thảo quy định khá cụ thể về các bước thực hiện quy trình kiểm tra trực tiếp định
kỳ chất lượng hoạt động thẩm định giá, tuy nhiên lại không quy định rõ về thời
hạn ban hành Kết luận kiểm tra sau khi tiến hành kiểm tra trực tiếp? Sự thiếu
rõ ràng này sẽ làm cho quy trình trở nên chưa minh bạch.
d.
Đánh
giá, xếp loại doanh nghiệp thẩm định giá
Khoản
1 Điều 30 Dự thảo quy định về việc xếp loại doanh nghiệp thẩm định giá, theo
các loại A (có A+; A–); B (có B+; B–)
và C. Phụ lục 03 quy định rất chi tiết về các mục đánh giá cũng như điểm tương ứng.
Tuy nhiên, Dự thảo lại không quy định ở mức điểm của mỗi loại được đánh giá (ví
dụ: loại A+ tương ứng được bao nhiêu điểm? …).
2.
Một
số quy định chưa hợp lý, có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp
a.
Về
việc gửi báo cáo
Khoản
3 Điều 8 Dự thảo quy định, doanh nghiệp thẩm định giá phải gửi Báo cáo kết quả
kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá (Phụ lục 02) gửi tới Bộ Tài chính chậm
nhất vào ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm báo cáo.
Theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 38/2014/TT-BTC[1]
thì định kỳ hàng năm doanh nghiệp thẩm định giá gửi Báo cáo tình hình doanh
nghiệp và một số chỉ tiêu hoạt động thẩm định giá cả năm vào ngày 31 tháng 3 của
năm liền sau năm báo cáo.
Trong
nội dung Báo cáo tình hình doanh nghiệp gửi hàng năm đã có nội dung “Báo cáo về
kết quả tự kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ đối với hoạt
động thẩm định giá”. Như vậy, giữa hai Báo cáo này đã có nội dung trùng lặp, thậm
chí là bao trùm lên nhau. Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp mất nhiều thời
gian để hoàn thành trong khi lại không phục vụ cho mục tiêu quản lý nhà nước.
Do
đó, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tinh giản về hồ sơ tài liệu, đề nghị
Ban soạn thảo loại bỏ các nội dung trùng lặp giữa hai loại Báo cáo này.
b.
Kết
luận kiểm tra
Khoản
2 Điều 22 Dự thảo quy định “Kết luận về kết quả kiểm tra chất lượng hoạt động
thẩm định giá không cung cấp cho doanh nghiệp thẩm định giá bất kỳ sự đảm bảo
nào về hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá”. Quy định này là
chưa rõ ràng về chính sách và thiếu nhất quán giữa các quy định trong Dự thảo.
Kết
luận kiểm tra được hiểu là ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về
chất lượng hoạt động thẩm định giá sau khi tiến hành kiểm tra chất lượng hoạt động
thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá. Nếu doanh nghiệp được xếp loại A+
có nghĩa là, “chất lượng hoạt động thẩm định giá rất tốt” (điểm a khoản 1
Điều 30 Dự thảo), đồng nghĩa với việc cơ quan nhà nước đánh giá hệ thống chất
lượng hoạt động thẩm định giá tại doanh nghiệp là “rất tốt”. Vậy quy định tại
khoản 2 Điều 22 Dự thảo được hiểu như thế nào (được hiểu là chất lượng của
doanh nghiệp xếp loại A+ chỉ mang ý nghĩa là xếp loại thôi mà không
đánh giá được là chất lượng của doanh nghiệp đang “rất tốt”? – nếu vậy thì ý
nghĩa của việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng tại doanh nghiệp thể hiện ở đâu)?
Từ
những phân tích trên, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định tại khoản 2 Điều
22 Dự thảo và quy định theo hướng, việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp thẩm định
giá như là một sự chứng nhận về chất lượng thẩm định giá của doanh nghiệp.
c.
Xử
lý những vấn đề có ý kiến khác nhau về kết quả kiểm tra (Điều 23)
Theo
quy định tại khoản 1 Điều 23 Dự thảo thì, khi có những vấn đề còn có ý kiến
khác nhau về kết quả kiểm tra thì chỉ “trong trường hợp cần thiết” cơ quan kiểm
tra “có thể xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia hoặc thành lập Hội đồng chuyên
môn để xem xét lại kết quả kiểm tra”. Quy định này là chưa hợp lý và ảnh hưởng
tới quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp. Bởi vì, khi có xung đột ý kiến về kết
quả kiểm tra được hiểu là doanh nghiệp không đồng tình với kết quả kiểm tra của
cơ quan nhà nước. Nếu cơ quan nhà nước chỉ xem xét ý kiến phản đối này trong nội
bộ mà không có bất kỳ hoạt động tham vấn với một tổ chức/cá nhân độc lập nào,
thì ít có tính khách quan trong việc phản hồi lại ý kiến của doanh nghiệp và sẽ
khiến cho doanh nghiệp không thực sự “tâm phục khẩu phục”.
Vì
vậy, để hạn chế tình trạng trên, đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi quy định
tại khoản 1 Điều 23 theo hướng, khi có những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về
kết quả kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia độc
lập hoặc thành lập Hội đồng chuyên môn để xem xét lại kết quả kiểm tra (tức là
bỏ các cụm từ “trường hợp cần thiết” và “có thể”).
d.
Công
khai kết quả kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá
Khoản
2 Điều 32 Dự thảo quy định “Kết quả kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá
được công khai trong phạm vi doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra”. Quy định
này không rõ là, đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước hay là của cả
doanh nghiệp thẩm định giá?
Việc
giới hạn phạm vi công khai kết quả chất lượng hoạt động thẩm định giá đối với
doanh nghiệp thẩm định giá dường như là chưa hợp lý, bởi vì ý kiến kết luận của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh
nghiệp có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này. Và doanh
nghiệp nên được quyền quyết định có công khai nó hay không. Đối với những đánh
giá, xếp loại tốt, họ có quyền được công bố ra bên ngoài để quảng bá cho chất
lượng hoạt động của mình. Hơn nữa, để ra được bản kết luận về chất lượng, thì
cơ quan quản lý nhà nước đã trải qua quy trình đánh giá chặt chẽ, vì vậy về mặt
lý thuyết, đây sẽ là sự chứng nhận về chất lượng của cơ quan nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền để công bố công
khai sự ghi nhận này nếu tốt.
Vì
vậy, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét chỉ quy định trách nhiệm về
việc công khai kết quả kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá trong phạm
vi doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra đối với các cán bộ của cơ quan nhà
nước. Còn việc công khai ra ngoài phạm vi này, đề nghị cho phép doanh nghiệp tự
quyết định.
e.
Các
trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không được xếp loại
Khoản
2 Điều 31 Dự thảo quy định “doanh nghiệp thẩm định giá có thời gian kinh doanh
hoạt động thẩm định giá dưới 2 năm kể từ ngày được Bộ Tài chính thông báo đủ điều
kiện kinh doanh hoạt động thẩm định giá” không được xếp loại.
Ban
soạn thảo cần giải trình rõ lý do về việc xếp đối tượng này vào trường hợp
không được xếp loại vì điều này có thể tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các
doanh nghiệp cùng hoạt động thẩm định giá và ảnh hưởng đáng kể đến uy tín của
doanh nghiệp trên thị trường khi không được Bộ xếp loại về chất lượng.
Trên đây là một số ý kiến ban đầu của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Thông tư quy định về kiểm
soát chất lượng hoạt động thẩm định giá. Rất mong cơ quan soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.
[1]
Thông
tư số 38/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28/3/2014 hướng dẫn một số điều của
Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá