Trích ý kiến ĐBQH Nguyễn Đình Lộc – Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ Ba 14:00 15-08-2006

Tôi xin tiếp tục phát biểu vài ý nhỏ. Lúc nãy chúng tôi mở đầu bằng câu nói "chạnh lòng" vì thấy nó bức xúc quá. Bây giờ ta nhìn lại kỹ thì tôi thấy có một điều là xác định cho rõ, tôi cho rằng chủ trương chính sách trong lĩnh vực này rất rõ. Chúng ta bây giờ không chủ trương cái gọi là đấu tranh giai cấp trong các doanh nghiệp tư nhân. Mà tôi nghĩ rằng phải trở lại với nguyên tắc mà trước đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra trong những ngày đầu, chứ chúng ta mấy gia đình cách mạng gọi là sau hòa bình lập lại đó là phải có một quan điểm rõ ràng rằng công tư lưỡng lợi, chủ, thợ đều lợi. Làm thế nào để cho người lao động làm việc trong một doanh nghiệp tư nhân cũng gắn bó với doanh nghiệp đó. Nhưng muốn thế thì chủ doanh nghiệp cũng phải có một quan tâm đầy đủ đối với người lao động, cái đó chính là mối quan hệ lâu dài mà chúng ta cần phải xác lập trong quan hệ lao động. Điều đó phải được thể hiện trong những quy định cụ thể của Luật, cho nên tôi nghĩ rằng chỗ này đề cập đến một vấn đề tưởng như rất nhỏ, nhưng lại là vấn đề cơ bản của Bộ luật Lao động. Đó là mối quan hệ giữa chủ và thợ, tôn trọng quyền cơ bản, tối thiểu của người lao động, nhưng người lao động cũng phải gắn bó, thấy lợi ích của doanh nghiệp chính là lợi ích của mình. Vì doanh nghiệp làm ăn tốt thì cuộc sống của người lao động phải được cải thiện và bắt buộc phải quan tâm đến người lao động trong trường hợp này.
Cho nên, tôi nghĩ rằng về lâu dài thì tính như thế nào chứ chúng ta chỉ tính về vấn đề cụ thể nói là thế này, thế kia thì chắc không cơ bản và ngay trong doanh nghiệp tư bản, trong doanh nghiệp đầu tư nước ngoài họ cũng là những người đã làm ăn lâu dài ở nước ngoài, họ biết rằng quan hệ lao động như thế nào thì bảo đảm quyền lợi cho họ. Nhưng đồng thời, tôi nghĩ rằng cần phải thấy những mặt tiêu cực, một số những doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp Việt Nam mở công ty thường có tính chất chộp giật. Người lao động thì cũng có một bộ phận có tính chất chộp giật, hai chữ này chúng ta phải có những quy định cần thiết để ngăn chặn, răn đe, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực đó. Tôi nghĩ tất cả những vấn đề này chúng ta đều chưa quy định một cách đầy đủ, cho nên có một cái gì đó nó không bình thường. Tiếp nữa vừa rồi chúng tôi có trao đổi với nhau trong giờ giải lao thì thấy rằng như thế công đoàn ta cũng đứng trước những sức ép, sức ép này là sức ép từ cấp trên. Vậy thì trách nhiệm của Đảng lãnh đạo như thế nào đây, từ diễn đàn Quốc hội chúng ta phải nêu vấn đề này ra để thống nhất một chủ trương chung.
Nếu bây giờ Tổng liên đoàn lao động Việt Nam như chị Hậu nói tôi rất bất bình, xin cái này cái kia, báo cáo cái này cái kia nhưng không giải quyết được. Đặt mình trước hai sức ép, một sức ép ở trên, một sức ép ở dưới, hai sức ép này đối nghịch với nhau. Một bên phải duy trì quan hệ thế này thế kia để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, còn dưới này thì lợi ích của người lao động, những lợi ích tối thiểu không được bảo vệ người ta đòi hỏi. Hai sức ép này có tính mâu thuẫn với nhau nhưng khi chúng ta đề ra một chính sách phù hợp thì hai cái đó lại phối hợp với nhau một cách rất tốt đẹp. Cho nên tôi nghĩ rằng chỗ này cần phải làm cho rõ.
Tiếp nữa, tôi muốn phân tích thêm chỗ quyền và lợi ích, rõ ràng chỗ này chúng ta cũng chưa có kinh nghiệm, đây cũng chính là một hình thức để hạn chế đình công. Chúng ta không tự giác nhưng rõ ràng đây là một hình thức để hạn chế đình công, vì nói đến quyền là đi liền với lợi ích, chẳng hạn như nghỉ giải lao giữa giờ là quyền nghỉ thôi nhưng cũng có vấn đề lợi ích. Vì sao, có khi mỏi mệt, sức khỏe giảm yếu, lao động kém đi đồng lương ít, lợi ích đây không chỉ là lợi ích trước mắt mà phải nghĩ đến cả những lợi ích lâu dài của người lao động. Bất kỳ một quyền nào cũng đều gắn liền với lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài cả. Cho nên chúng tôi xin nói lại đình công đó chính là một quyền thiêng liêng tối thiểu của người lao động ở các nước phát triển, ta không nói tư bản ở đây nó thêm nặng nề. Chính các nước phát triển người lao động đi đến quyền đình công như hiện nay là cả một cuộc đấu tranh lâu dài và tại sao chúng ta bây giờ là một Nhà nước của người lao động mà lại không bảo vệ họ, không dành cho họ đầy đủ những quyền cần thiết mà các nước tư bản họ đã dành. Đó là điều mà chúng tôi thấy cần phải làm rõ. Một lần nữa, chúng tôi thiết tha đề nghị cần phải sửa đổi một cách cơ bản luật này mà theo tinh thần không chỉ đổi mới mà là tinh thần hội nhập và toàn cầu hóa, mà hội nhập ở đây không chỉ các doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp phải lo hội nhập mà chính từng người lao động cũng liên quan trực tiếp vào hội nhập này. Nhìn họ từ góc độ phải bảo đảm những quyền tối thiểu mà người lao động ở các nước đã được hưởng. Đó chính là một trong những yêu cầu trong những hiệp định, những điều ước quốc tế liên quan đến Tổ chức thương mại thế giới cũng có những văn bản liên quan đến lợi ích của người lao động. Cho nên tôi nhắc lại ý rằng cả Tờ trình Quốc hội vừa rồi và Tờ trình lần này đều không đề cập đến yêu cầu trong tình hình mới đó là phù hợp với yêu cầu của thời kỳ tham gia Tổ chức thương mại thế giới. Chúng tôi thấy đó là một vấn đề rất bức xúc, phải nhìn một cách toàn diện, lâu dài để có thể có được một Bộ luật mới cơ bản

Các văn bản liên quan