Trích ý kiến ĐB QH Nguyễn Thị Bạch Mai – ĐB Tỉnh Tây Ninh

Thứ Tư 14:54 09-08-2006

Kính thưa các đồng chí Chủ toạ.
Kính thưa Hội nghị.
Về dự thảo Luật chuyển giao công nghệ, từ sáng đến bây giờ chúng tôi cũng được nghe nhiều ý kiến các đồng chí đại biểu phát biểu. Tôi xin tham gia một số ý kiến chúng tôi cho rằng đây là những vấn đề cần phải được quy định rất cụ thể trong luật để khi triển khai thực hiện sẽ tốt hơn.
Về Điều 12 là đi ều nói về các công nghệ không đư ợc chuyển giao. Hồi sáng trong phát biểu củ a anh Lương Phan C ừ có một ý mà tôi rấ t đ ồng tình, đó là trong Kho ản 1 ở mục b thì có nói rằng một số công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấ u đ ế n văn hóa an toàn , trật tự xã hội và ả nh hư ởng xấ u đ ến quốc phòng an ninh quốc gia thì không được chuyển giao. Ở chỗ này tôi thấy rằng trong thực tiễn có những công nghệ, nếu chúng ta với mục đích sử dụng như thế nào đó thì nó sẽ trở thành công nghệ xấu. Nhưng với mục đích nào đó khác hơn thì nó trở thành công nghệ phục vụ tốt cho đời sống xã hội.
Ví dụ, công nghệ hạt nhân xin nói các đồng chí có những người sử dụng để tạo ra vũ khí hủy diệt hàng loạt con người, nhưng với công nghệ đó thì chúng ta áp dụng vào lĩnh vực của y tế để chúng ta chữa bệnh như vấn đề xạ trị chẳng hạn. Tôi cho rằng đó là vấn đề hết sức nhân đạo, chúng ta xác định thế nào là công nghệ gây ảnh hưởng xấu và thế nào là gây tác động tốt về mặt xã hội. Ở chỗ này tôi đề nghị Ban soạn thảo nên cân nhắc, khi mà chúng ta đưa điều này vào trong Luật là phải rõ, nếu như thế này thì rất khó trong quá trình chúng ta triển khai luật này trong thực tiễn. Cho nên, ở đây có vấn đề tùy theo mục đích sử dụng của người sử dụng công nghệ đó thì nó trở thành xấu hay tốt, nó có tác động đến xã hội thế nào thì nó liên quan đến mục đích người sử dụng. Cho nên Điều 12 này ở Mục b chúng ta nên có một tính toán và ghi cụ thể, ghi thế này thì có thể từng lúc hiểu không rõ và điều đó khi áp dụng vào thực tiễn để xác định nó là xấu hay tốt, công nghệ đó như thế nào thì chỗ này rất khó xác định. Cho nên, tôi đề nghị ở mục này chúng ta nên có một phân tích nội dung cho cụ thể để khi chúng ta đưa vào trong Điều 12 này thì nó rất dễ áp dụng trong thời gian sắp tới. Đó là vấn đề thứ nhất chúng tôi muốn nói.
Ở đây có một điểm chúng tôi xin ví dụ luôn, ví dụ công nghệ thông tin hiện nay chúng ta đang áp dụng rất rộng rãi trong đời sống xã hội, kể cả trong quản lý Nhà nước, nhưng khi sử dụng công nghệ thông tin đó thì có người nhằm mục đích không tốt. Chỗ này cũng như vấn đề hồi nãy chúng tôi đã ví dụ thì nên xác định cho nó cụ thể trong Luật này, đó là những vấn đề chúng tôi thấy rằng nhất trí chỗ là chúng ta nên đưa vào Luật điều này. Nhưng ghi như thế nào để đảm bảo được điều chỉnh của nó trong thực tế.
Vấn đề thứ hai, chúng tôi quan tâm là ở Chương IV, Chương IV là chương nói về các biện pháp khuyến khích và thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Đây là một chương được Ban Soạn thảo tiếp thu rất nhiều và chỉnh sửa nhiều điều trong dự thảo mới lần này, chúng tôi rất hoan nghênh Ban soạn thảo các đồng chí đã lắng nghe và tiếp thu một cách có chọn lọc và đã chỉnh sửa một số điều trong Chương IV này. Nhưng ở đây qua nghiên cứu các điều trong Chương IV, chúng tôi thấy có 2 điều mà nội dung không nằm trong các biện pháp để khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đó là Điều 43 và Điều 56. Điều 43 là điều nói về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cơ quan Nhà nước trong hoạt động chuyển giao công nghệ cho vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
Điều 56 là điều nói về trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài đối với việc hoạt động chuyển giao công nghệ. Ở chỗ này muốn nói lại là nội hàm và tên của Chương IV này là chương nói về biện pháp và khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Như vậy ở Điều 43 và Điều 56, khi tôi đọc nội dung của các điều này thì thấy cũng có ít hơi hám nào đó nói về các biện pháp nhưng chủ yếu là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ.
Nên chăng ở Điều 43 và Điều 56 này chuyển sang một chương khác mà có điều chỉnh liên quan đến nội dung này, chứ bây giờ đưa vào hai điều này rõ ràng nói về trách nhiệm, không phải là một biện pháp hay là một chủ trương nào đó để thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Cho nên tôi vẫn băn khoăn ở Điều 43 và Điều 56 phạm vi của nó không phải là nội dung ở Chương IV đã đặt ra tiêu đề của nó. Cho nên các đồng chí cân nhắc thêm, xem xét và để đưa hai điều này về chương nói về trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước thì tốt hơn.
Trong Chương IV, ở Điều 46 tức là thành lập quỹ để hỗ trợ cho vấn đề chuyển giao công nghệ. Sáng nay khi đầu tiên đọc vào hai phương án mà Ban soạn thảo trình, chúng tôi cảm thấy phân vân. Thật ra mỗi phương án nào cũng có điều rất hợp lý nhưng cũng có điều rất bất cập như hồi sáng đại biểu Nguyễn Ngọc Trân đã nói. Đọc lại hai phương án này trong Điều 46, chúng tôi cảm thấy là ở phương án 1 thì phạm vi điều chỉnh cụ thể hơn, rõ ràng hơn và chiều nay nghe đồng chí Bộ trưởng nói thêm về những vấn đề có liên quan đến quỹ này, chúng tôi nhất trí với phương án 1. Tức là chúng ta phải thành lập một quỹ mới gọi là quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ quốc gia, trên cơ sở quỹ mới này chúng ta sẽ hỗ trợ cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả những vùng đặc biệt khó khăn, không có điều kiện để đổi mới hoặc chuyển giao công nghệ. Tôi cho rằng đây là một vấn đề hết sức quan trọng, vì nó giúp cho chúng ta phát triển không chỉ những nơi có điều kiện về mặt kinh tế, về mặt xã hội và những nơi đặc biệt khó khăn, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là những doanh nghiệp rất cần vốn để hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi và đổi mới công nghệ, làm thế nào mà trong quá trình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với trước. Cho nên, cần phải lập ra một quỹ mới hoàn toàn, không nên bổ sung thêm chức năng hỗ trợ công nghệ cho quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, vì mục đích, đối tượng như đồng chí Bộ trưởng nói là hoàn toàn khác nhau và tính chất của nó không phải là giống nhau, cho nên cần thiết phải lập một quỹ mới.
Ở đây có một điều chúng tôi cảm thấy trong phương án 1 này, có 1 điểm tôi rất đồng tình, đó là có sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân ngoài ngân sách Nhà nước và lãi của vốn vay. Phải nói rằng đây là một điểm đặt ra một yêu cầu về mặt xã hội hoá trong vấn đề đổi mới và chuyển giao công nghệ của chúng ta. Cho nên, đây là một điều chúng tôi hoàn toàn nhất trí với phương án 1.
Một điều nữa chúng tôi thấy rằng nên tính toán xem có nên đưa vào luật hay không, đó là Điều 51, Chương IV này. Điều 51 tức là điều nói về chính sách thuế để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ. Theo như gợi ý của các đồng chí chủ trì Hội nghị và buổi sáng phát biểu của đồng chí Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế ngân sách thì tôi cũng thấy rằng sắp tới theo chương trình của Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khoá XI chúng ta có thông qua 1 dự thảo luật đó là Luật quản lý thuế. Những vấn đề nào liên quan đến thuế thì nên điều chỉnh ở 1 luật chung thôi, không nên điều chỉnh riêng một cách tản mạn trong từng luật, chính cái đó cũng khó khăn trong quá trình chúng ta áp dụng luật trong thực tiễn. Cho nên Điều 51 tôi đề nghị không nên đưa vào trong dự thảo luật này, mà sắp tới, nếu chúng ta thảo luận và thông qua dự thảo luật quản lý thuế thì chúng ta sẽ đưa vào những chính sách có liên quan về thuế đối với tất cả các lĩnh vực thì nó sẽ tập trung hơn, trong thực tiễn khi áp dụng nó cũng thuận tiện. Theo tôi nên bỏ Điều 51, để dành điều này để sau này chúng ta bổ sung vào trong một chương nào đó mà nó phù hợp với chính sách của Nhà nước chúng ta đối với chính sách thuế, đối với tất cả các lĩnh vực xã hội trong đó có vấn đề chuyển giao công nghệ. Theo tôi nghĩ đó là vấn đề hết sức phù hợp và nó cũng đảm bảo cho được mục đích của chúng ta lần này khi thông qua thì nó chỉ đi vào những vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ, còn tất cả những điều khác mà luật trước đã có hoặc chuẩn bị thông qua thì chúng ta nên đưa vào tập trung hơn theo tính chất của luật chuyên ngành. Xin hết.

Các văn bản liên quan