Trích ý kiến của ĐBQH Trương Thị Mai – Tỉnh Trà Vinh

Thứ Năm 21:18 25-05-2006

Tôi xin có một số ý kiến như sau:

 

Thứ nhất, về đối tượng được trợ giúp pháp lý tôi đồng ý phương án đối tượng được trợ giúp pháp lý là người nghèo, xác định ng ười nghèo là đ ối t ượng trợ giúp pháp lý trong luật sẽ làm rõ sự cần thiết tính chất xã hội của hoạt đ ộng trợ giúp pháp lý, làm sâu sắc thêm chính sách của Nhà n ước đố i với ng ười nghèo trong đ iều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển và thể chế của nền kinh tế thị tr ường ngày càng được hoàn chỉnh. Luật cần thiết phải được xác định đối tượng điều chỉnh phải là ng ười nghèo, vì đâ y là nhóm ng ười gặp khó kh ă n về đ iều kiện kinh tế cần được trợ giúp. Trong tươ ng lai các hoạt động dịch vụ pháp lý sẽ ngày càng phổ biến vai trò của luật sư, của tư vấn pháp lý ngày càng cần thiết trong cuộc sống của người dân, thì tất yếu người nghèo sẽ gặp khó khăn về cơ hội được tiếp cận các hoạt động dịch vụ pháp lý, do hạn chế về điều kiện kinh tế là chủ yếu. Nếu chúng ta quá nhấn mạnh do sự thiếu hiểu biết pháp luật của người nghèo như là một lý do để hỗ trợ, để trợ giúp pháp lý thì cũng chưa thực sự xác đáng. Trong một xã hội phát triển, người nghèo cũng có thể nâng cao được hiểu biết pháp luật của mình, nhưng vì nghèo nên vẫn thiếu điều kiện để sử dụng các dịch vụ pháp lý.

Do vậy, về lâu dài, trợ giúp pháp lý cho người nghèo vẫn mang ý nghĩa quan trọng và góp phần đảm bảo chính sách công bằng xã hội. Nếu khẳng định người nghèo là đối tượng để trợ giúp pháp lý thì đề nghị chúng ta phải xác định ngay đối tượng được trợ giúp pháp lý trong chương, mục.

Cách thiết kế như hiện nay trong bản dự thảo mới nhất, đọc hết Chương I là chương quy định chung vẫn không thấy được ai là người được trợ giúp pháp lý. Đến Chương II, Điều 10 mới xuất hiện nhân vật chính là đối tượng được trợ giúp pháp lý là không hợp lý. Trong khi đó, đối tượng là lý do để chúng ta quyết định có Luật Trợ giúp pháp lý.

Bên cạnh đó, nghiên cứu luật của một số nước do Ban soạn thảo cung cấp, tôi thấy các nước cũng quan tâm đến một đối tượng đó là những người không được pháp luật bảo vệ một cách đầy đủ do pháp luật chưa hoàn chỉnh hoặc bỏ sót, nên chúng ta quan tâm nghiên cứu thêm vấn đề này. Quá trình phát triển của nền kinh tế cùng với hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh của chúng ta đang đặt ra yêu cầu phải quan tâm đưa ra được các chính sách, để hạn chế được những rủi ro đối với nhóm người có ít cơ hội, chịu thiệt thòi nhiều hơn trong xã hội.

 

Vấn đề thứ hai, Điều 6 chính sách trợ giúp pháp lý. Nên nghiên cứu để thiết kế lại điều này cụ thể hơn theo hai hướng.

Thứ nhất, phải xác định trách nhiệm chính của Nhà nước đối với trợ giúp pháp lý là những trách nhiệm gì.

Thứ hai, chính sách xã hội hoá. Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia vào trợ giúp pháp lý. Nhưng ở đây phải cụ thể, đó là tạo cơ chế thuận lợi, hỗ trợ ngân sách và những điều kiện gì, ở mức độ nào?

Ý kiến của Uỷ ban pháp luật đề nghị cân nhắc thêm về chính sách xã hội hoá. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng trợ giúp pháp lý là chính sách chủ yếu của Nhà nước, cũng không có nghĩa là không có sự chia sẻ của xã hội và xã hội hoá cũng không có nghĩa là Nhà nước không có trách nhiệm mà hoàn toàn giao phó cho xã hội. Mức độ như thế nào chúng ta quy định cho hợp lý.

Bản giải trình của Chính phủ tôi nghĩ đã tương đối hợp lý và phù hợp trong tình hình hiện nay. Đó là trung tâm pháp lý của các tổ chức đoàn thể xã hội đảm nhận thêm nhiệm vụ trợ giúp pháp lý. Trên thực tế Nghị định 65 của Chính phủ đã quy định khuyến khích miễn phí tư vấn pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách.

 

Vấn đề thứ ba, Quỹ trợ giúp pháp lý tại Điều 8. Cần thiết phải có Quỹ trợ giúp pháp lý, các nước cũng quy định việc xây dựng Quỹ trợ giúp pháp lý trong luật pháp để hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Nhưng quy định như Điều 6 tôi thấy còn rất đơn giản. Như vậy mục đích cụ thể của Quỹ trợ giúp pháp lý hướng đến vấn đề gì? phạm vi nào? hỗ trợ cho ai? hỗ trợ cái gì? hoạt động với cơ chế nào? Nên nghiên cứu để làm rõ thêm những vấn đề này, làm định hướng cho hoạt động của Quỹ trợ giúp pháp lý, đó cũng là cơ sở để sau này ban hành các văn bản dưới luật của Thủ tướng Chính phủ. Tôi đề nghị trong luật cũng quy định quỹ trợ giúp pháp lý phải được quản lý như ngân sách Nhà nước, để đảm bảo an toàn tránh tuỳ tiện trong hoạt động của quỹ.

 

Vấn đề thứ tư, về nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức trợ giúp pháp lý. Luật đã quy định khá cụ thể về các tổ chức trợ giúp pháp lý, phạm vi trợ giúp pháp lý của cả tổ chức này, nhưng ghi chung như vậy thì tôi thấy chưa hợp lý. Nên tách ra để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn từng loại tổ chức trợ giúp pháp lý: đó là trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật của đoàn thể xã hội. Vì các tổ chức này do các cơ quan khác nhau thành lập, tính chất, phạm vi hoạt động hoàn toàn khác, với các thành viên hoạt động cũng khác nhau như trợ giúp viên pháp lý, luật sư trợ giúp pháp lý, tư vấn viên, cộng tác viên nếu nhập chung thì không cụ thể được. Cũng như vậy, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người trợ giúp pháp lý cũng nên tính toán tách ra để cụ thể hơn. Quyền hạn, trách nhiệm của trợ giúp viên pháp lý tại các trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước, chắc chắn phải khác với tư vấn viên pháp luật cũng như khác với các cộng tác viên luật sư của các tổ chức hành nghề. Tôi thấy Dự thảo đã có điều chỉnh, tuy nhiên vẫn chưa rõ.

 

Ngoài ra, tôi đề nghị thêm mấy điều cụ thể: Khoản 5, Điều 18 quy định nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật; Khoản 5, Điều 25 quy định các quyền khác theo quy định của pháp luật; Khoản 5, Điều 26 quy định các nhiệm vụ khác theo quy định khác của pháp luật là những khoản quét mà lại không cụ thể, không rõ, đề nghị nên bỏ, còn nếu có thể cụ thể được thì chúng ta tiếp tục cụ thể. Cũng nên nghiên cứu để có một quy định không cho phép từ chối không có lý do chính đáng việc trợ giúp pháp lý ngoài phạm vi quy định tại Điều 46 của luật, nếu một người nghèo tới một tổ chức trợ giúp pháp lý mà họ lại thực hiện đầy đủ quy định của luật thì nhân viên trợ giúp pháp lý không được phép từ chối việc trợ giúp pháp lý, nội dung này tôi thấy chưa được thể hiện trong luật. Quy định này để tránh cũng như để hạn chế sự tuỳ tiện trong quá trình thực hiện trách nhiệm trợ giúp pháp lý của nhân viên trợ giúp pháp lý.

 

Cuối cùng, tôi hoàn toàn tán thành với ý kiến của Uỷ ban Pháp luật trong Báo cáo thẩm tra về trợ giúp viên pháp lý, về quyền của người thực hiện trợ giúp pháp lý, về hình thức kiến nghị trợ giúp pháp lý, về trách nhiệm trả lời kiến nghị trợ giúp pháp lý, tôi đề nghị Ban soạn thảo tính toán, nghiên cứu, điều chỉnh để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Các văn bản liên quan