Trích ý kiến của ĐBQH Huỳnh Thị Dã Thanh – Tỉnh Ninh Thuận

Thứ Năm 21:13 25-05-2006

Tôi xin tham gia một số ý kiến đ ối với Dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý như sau:

 

Thứ nhất, về sự cần thiết ban hành luật, sau 8 nă m thực hiện Quyết định số 734 ngày 6/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Hoạt động trợ giúp pháp lý thực sự là nhu cầu thiết yếu không chỉ đố i với các đối t ượng chính sách và ng ười nghèo mà còn rất cần đối với đối tượng khác.

Hoạt động trợ giúp pháp lý thực sự là công cụ pháp lý, thực hiện chủ tr ươ ng tă ng cường phổ biến, giáo dục pháp luật và tạo điều kiện giúp đỡ mọi ng ười sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thực hiện chính sách xã hội hoá một bước trong lĩnh vực pháp luật và đề cao trách nhiệm cho Nhà n ước trong việ c đ ư a pháp luật vào cuộc sống. Vì vậy việc ban hành Luật Trợ giúp pháp lý là thể chế hoá chủ trương của Đảng về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đảm bảo công bằng thực hiện dân chủ trong đời sống xã hội, đáp ứng được yêu cầu công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước.

 

Thứ hai, về tên gọi và phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật. Tôi tán thành với ý kiến của Báo cáo thẩm tra dự án luật về tên gọi và phạm vi điều chỉnh được lấy tên là Luật trợ giúp pháp lý là chuẩn xác. Vì đã là trợ giúp thì không đặt vấn đề thu phí, còn nếu thu phí thì lại là hợp đồng tư vấn pháp luật thông thường. Nhưng đề nghị xác định rõ phạm vi điều chỉnh của luật này chỉ quy định tổ chức hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo.

 

Thứ ba, về vấn đề xã hội hóa trợ giúp pháp lý. Theo Tờ trình của Chính phủ và của dự thảo luật thì trợ giúp pháp lý là nhiệm vụ của Nhà nước, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Đồng thời khuyến khích hướng dẫn sự tham gia của toàn xã hội theo tinh thần xã hội hóa đã được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng. Có nhiều ý kiến tán thành và cá nhân tôi cũng tán thành quan niệm xã hội hóa đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Trong điều kiện thực tế của chúng ta hiện nay thì chưa nên xã hội hóa trợ giúp pháp lý theo hướng giao toàn bộ cho các tổ chức xã hội, đoàn thể theo ý kiến của một số hội. Bởi lẽ hiện tại các tổ chức xã hội, đoàn thể đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự trang trải, bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động, còn gặp khó khăn trong việc chủ động phát huy các nguồn lực. Mặt khác, đội ngũ cán bộ của một số tổ chức xã hội, đoàn thể còn thiếu và yếu, chưa đủ sức và lực. Cho nên giao hẳn cho các tổ chức xã hội này nhiệm vụ trợ giúp pháp lý là không khả thi, rồi sẽ dẫn đến việc xin tăng thêm biên chế, xin tăng thêm ngân sách của Nhà nước .v.v..

Chúng tôi thống nhất theo hướng dự án luật đã xác định trợ giúp pháp lý là nhiệm vụ của Nhà nước. Nhà nước phải làm nòng cốt và phải chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện. Không phải là giao toàn bộ cho tổ chức xã hội đoàn thể làm mới là xã hội hoá, mà Nhà nước phải tạo điều kiện và thu hút các tổ chức xã hội, đoàn thể và các lực lượng của toàn xã hội tham gia trên tinh thần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

 

Vấn đề thứ tư. Về người được trợ giúp pháp lý. Điều 8 của Dự thảo luật nêu 2 phương án về người được trợ giúp pháp lý. Phương án 1: Người được trợ giúp pháp lý là người nghèo theo quy định của pháp luật về chuẩn nghèo. Phương án 2 gồm: người nghèo theo quy định, người hoạt động cách mạng, gọi chung là người có công với cách mạng và đồng bào dân tộc thiểu số. Tôi có nhận thức về người có công với cách mạng và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung là những đối tượng mà trên thực tế có nhiều hoàn cảnh kinh tế khác nhau. Có người nghèo và cũng có người không nghèo, có người biết cách làm ăn phát triển có đời sống kinh tế tương đối. Vì vậy quy định chung tất cả các đối tượng này đều được trợ giúp pháp lý miễn phí là không phù hợp, không khả thi trong điều kiện kinh tế, xã hội và khả năng trợ giúp pháp lý của Nhà nước ta hiện nay. Mặt khác, việc đưa người được trợ giúp pháp lý là đối tượng chính sách chung với người nghèo có nhiều điểm chưa phù hợp về cơ chế hỗ trợ tài chính, thủ tục thực hiện trợ giúp hoặc cơ chế quản lý. Nếu người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số trong diện nghèo thì thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định đối với người nghèo và do đó nghèo là chuẩn duy nhất để được trợ giúp pháp lý miễn phí. Trợ giúp cho đối tượng miễn phí thì phải có phạm vi đối tượng nhất định, quan trọng là chất lượng trợ giúp pháp lý, nếu đối tượng trợ giúp pháp lý tràn lan, diện rộng mà chất lượng không cao, không đạt được hiệu quả thì sẽ mất tác dụng.

Trong điều kiện kinh tế xã hội và các nguồn lực thực tế của nước ta hiện nay, nên thu hẹp lại đối tượng được trợ giúp pháp lý để đảm bảo chất lượng của trợ giúp pháp lý. Vì vậy, tôi tán thành phương án, Điều 8.

 

Vấn đề về các trung tâm trợ giúp pháp lý liên quan đến quan điểm xã hội hoá trợ giúp pháp lý, tôi còn có băn khoăn về việc thành lập các trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước được quy định ở Điều 14, căn cứ vào điều kiện và nhiệm vụ của địa phương, Uỷ ban Nhân dân tỉnh và thành phố quyết định thành lập một hoặc một số trung tâm trực thuộc tỉnh và thành phố. Trung tâm có trụ sở riêng, có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng, biên chế và hoạt động do Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định. Tôi có suy nghĩ thành lập một hay nhiều trung tâm và nên đặt ở đâu, ở vùng đồng bằng, vùng kinh tế phát triển thì đời sống về mặt tinh thần và vật chất của người dân tương đối khá, phát triển tốt, ít có người nghèo. Còn ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì lại rất cần các trung tâm trợ giúp pháp lý, vì đã nghèo, đã khó thì hạn chế nhiều mặt, nhất là pháp luật, ít hiểu biết pháp luật dễ dẫn đến không được đối xử công bằng.

Cho nên, việc quyết định thành lập và đặt ở đâu là vấn đề cần cân nhắc và có định hướng, tránh tình trạng trợ giúp pháp lý không phát huy tác dụng, không đạt được mục đích, yêu cầu của luật đề ra.

Một vấn đề nữa là vấn đề biên chế và tài chính, tài chính ở đây lấy từ đâu, từ việc tự cân đối ngân sách hay Nhà nước hỗ trợ một phần, hay hoàn toàn là ngân sách do Nhà nước cấp, v.v... Chúng ta cũng nên lưu ý khi đã quyết định thành lập rồi thì giá nào cũng phải lo, hay nói một cách dân dã hơn là đẻ rồi thì phải nuôi.

Vì vậy tôi đề nghị, để quan điểm xã hội hoá trợ giúp pháp lý được xuyên suốt trong dự thảo luật, Ban soạn thảo cần nghiên cứu thêm để quy định rõ, cụ thể hơn về việc thành lập các trung tâm trợ giúp pháp lý ở các tỉnh, thành.

 

Cuối cùng là về hình thức kiến nghị trợ giúp pháp lý ở Điều 28, có 5 khoản quy định tổ chức trợ giúp pháp lý có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết vụ việc và người nhận được kiến nghị có trách nhiệm xem xét, giải quyết. Việc kiến nghị phải thực hiện dưới nhiều hình thức, lập thành biên bản và cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết vụ việc ngoài việc có trách nhiệm xem xét, phải trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày, v.v.... Quy định như trên đã phù hợp chưa? Trong Báo cáo thẩm tra Uỷ ban Pháp luật cũng cho rằng kiến nghị trợ giúp pháp lý không phải là một loại hình dịch vụ pháp luật. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình tổ chức trợ giúp pháp lý phát hiện việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa phù hợp với quy định của pháp luật gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý thì hướng dẫn họ thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Tổ chức trợ giúp pháp lý không thể nhân danh mình để kiến nghị thực hiện thay quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là người được trợ giúp pháp lý.

Tại Khoản 3, Khoản 4, cũng là quy định việc kiến nghị có thể thực hiện bằng miệng, hoặc bằng văn bản, trung tâm phải nêu cụ thể nội dung vụ việc, căn cứ pháp luật được áp dụng và hướng giải quyết vụ việc. Còn cơ quan, tổ chức cá nhân được kiến nghị phải có trách nhiệm xem xét giải quyết trả lời bằng vă n bản. Nếu không trả lời hoặc trả lời chưa phù hợp với pháp luật thì tổ chức trợ giúp pháp lý tiếp tục kiến nghị nên cấp trên.

Quy định nh ư trên ta có thể hiểu rằng tổ chức trợ giúp pháp lý là c ơ quan quản lý Nhà nước, như vậy không phù hợp và trái với tính chất trợ giúp pháp lý là tổ chức pháp lý cung cấp cho các dịch vụ pháp luật. Các tổ chức trợ giúp pháp lý không thể đưa ra những biện pháp có tính định h ướng hoặc buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải thực hiện. Vì vậy chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo nên nghiên cứu, cân nhắc thêm về nội dung của Điều 28 này.

Các văn bản liên quan